Đau dạ dày uống nước dừa được không?

Chào chuyên gia! Em năm nay 38 tuổi, gần đây e hay bị đau bụng, chướng bụng, ợ hơi và khó tiêu. Em có đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị đau dạ dày. Bình thường, e rất hay uống nước dừa. Tuy nhiên, bị đau dạ dày, em không biết có uống nước dừa được không? Có ảnh hưởng gì không? Xin chuyên gia cho em lời khuyên. Em cảm ơn!

Nguyễn Thanh Tâm ( Phú Thọ)

Trả lời

Chào bạn Tâm! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng, gửi câu hỏi đến chuyên mục giải đáp của dadaykhoe.vn. Để giải đáp thắc mắc, bạn có thể tham khảo những thông tin tin cậy dưới đây.

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Bệnh đau dạ dày sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Dù ăn quá no, hay bụng quá đói người bệnh đều có thể bị đau bụng. Ngoài ra, nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng, các cơn đau cũng có thể xuất hiện. Khi bị đau dạ dày, người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng như: 
  • Cơn đau bụng xuất hiện vùng thượng vị.
  • Người bệnh thường xuyên thấy chướng bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém.
  • Buồn nôn, nôn kèm đau dạ dày râm ran.
  • Thay đổi thói quen đại tiện,
  • Chảy máu tiêu hóa, nôn ra máu, đi tiêu ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Người đột ngột giảm cân bất thường và khó tăng cân.
Các triệu chứng này diễn ra thường xuyên không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu mà ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, công việc hàng ngày. Nguy hiểm nhất là khi người bệnh thấy xuất hiện dấu hiệu chảy máu tiêu hóa, rất có thể đó là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, dạ dày tá tràng bị loét, tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan.... nghiêm trọng hơn là bị ung thư dạ dày. Chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, để điều trị đau dạ dày cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm giảm các triệu chứng. Cần xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp và đúng cách để hệ tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh hơn. Từ đó, giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Ngược lại, khi cơ thể phải dung nạp những thực phẩm có hại hoặc không phù hợp đối với người bệnh đau dạ dày, các triệu chứng của bệnh càng nặng hơn và dễ xảy ra các biến chứng khó lường. Bởi vậy, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày. Để mang lại kết quả điều trị cao, người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để được tư vấn chính xác nhất.

Bệnh đau dạ dày có nên uống nước dừa không?

Theo nghiên cứu, trung bình mỗi 240gr nước dừa thường có chứa các chất dinh dưỡng sau:
  • Carbohydrat: 9gr
  • Chất xơ: 3gr
  • Vitamin C: 10%/
  • Magie: 15% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Kali: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
Ngoài ra, nước dừa còn là nguồn cung cấp các khoáng chất khác như natri, canxi và một số vitamin. Chính vì thế, các hoạt chất, vitamin khi đi vào cơ thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, loại bỏ dần những vi khuẩn có hại, giúp bù nước, bù khoáng đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể. Các loại enzyme tự nhiên có trong nước dừa tươi như catalase, peroxidase… hoạt động như một chất xúc tác sinh học giúp tăng cường quá trình trao đổi chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hoạt chất axit lauric có trong nước dừa sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin. Đây là hoạt chất có tác dụng loại bỏ các loại tác nhân gây hại tồn tại trong ống tiêu hóa như vi khuẩn, vi trùng, giun… Các loại vitamin dồi dào trong nước dừa như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5…giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Theo như những phân tích về lợi ích của nước dừa với hệ tiêu hóa như trên, chúng ta có thể kết luận rằng, đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nước dừa trong quá trình điều trị bệnh.  Bên cạnh đó, nước dừa còn cung cấp một lượng vitamin, khoáng chất cần thiết mà còn hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Chính vì vậy mà các bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh dạ dày nên thường xuyên sử dụng nước dừa.

Gợi ý một số cách dùng nước dừa chữa đau dạ dày

Dầu dừa chữa đau dạ dày

1. Uống nước dầu dừa

Dầu dừa là bộ phận tinh chất nhất của quả dừa. Sử dụng một lượng dầu dừa nhỏ mỗi ngày sẽ giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh dạ dày, từ đó làm giảm đau đớn cho người bệnh. Nguyên liệu chuẩn bị:
  • Dừa cạn hoặc dừa xiêm: 1 quả
  • Dụng cụ nạo cùi.
  • 1 nồi nấu dung tích 350 ml.
  • 1 con dao sắc.
  • Máy xay.
Cách thực hiện:
  • Dùng dao sắc bổ quả dừa làm hai phần, lấy nước và phần cùi dừa.
  • Dùng dụng dụng cụ nạo cùi dừa thành từng lát mỏng.
  • Cho phần cùi dừa đã thái mỏng vào máy xay, xay nhuyễn thành dạng bột.
  • Lấy bột bột cùi dừa vừa xay cho vào nồi, đun cùng 200 ml nước trong vòng 15 – 20 phút.
  • Khi đun trên bếp, bạn nên thường xuyên khuấy đều hỗn hợp cho đến khi dung dịch trở nên đặc quánh thì tắt bếp.
  • Sử dụng dụng cụ lọc hoặc miếng vải lọc phần bã, lấy phần nước cốt dừa.
  • Dùng nồi đun sôi phần nước cốt dừa trên cho đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt, sánh mịn thì tắt bếp.
  • Để hỗn hợp nguội, bạn lấy muỗng vớt phần dầu nổi lên bên trên bề mặt nồi, đây chính là dầu dừa.
  • Nên bảo quản dầu dừa bằng lọ thủy tinh có nắp kín và dùng dần.
  • Mỗi khi sử dụng, nên pha 1 thìa cafe dầu dừa với nước ấm để uống. Uống ngày 2 lần khi đói vào sáng và tối.
  • Sử dụng liên tục khoảng 2 tuần sẽ thấy cơn đau thuyên giảm và dần biến mất.

2. Dùng nước dừa kết hợp với trà xanh

Theo nghiên cứu khoa học, trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa EGCG dồi dào, có tác dụng chống viêm, giảm đau. Bên cạnh đó, trà xanh cũng chứa nhiều polyphenol có giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý về tiêu hóa. Kết hợp nước dừa tươi với trà xanh hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày rất tốt. Cách thực hiện dùng kết hợp nước dừa với trà xanh: Nguyên liệu chuẩn bị:
  • Dừa tươi: 1 quả
  • Chè xanh: 1 nắm
Cách thực hiện:
  • Chè xanh đem rửa sạch, cho vào ấm hãm với nước nóng 80-100 độ C khoảng 20 phút hoặc đun sủi trên bếp.
  • Dừa tươi chặt lấy nước, cho vào nước hãm trà, khuấy đều lên.
  • Chia hỗn hợp trên thành 3 phần cốc và uống sau bữa ăn.
  • Chú ý, không nên uống khi bụng đói bởi sẽ khiến tình trạng đau dạ dày bị nặng hơn.

3. Nấu nước dừa

Uống nước dừa đun lên cũng là một trong những cách chữa đau dạ dày rất dễ thực hiện và giúp cơ thể hấp thụ được dinh dưỡng một cách khá hiệu quả. Lý do bởi khi nước dừa đun sôi lên, các vitamin và axit lauric có trong nước dừa dễ dàng thẩm thấu tới các thành tế bào dạ dày, giúp giảm đau và kích thích phục hồi những tổn thương của dạ dày. Nguyên liệu chuẩn bị:
  • Dừa già: 1 quả
  • Nồi nấu có dung tích 350ml.
Cách thực hiện:
  • Dừa gọt hết lớp vỏ cứng bên ngoài, để lại lớp vỏ mỏng bên trong.
  • Cho khoảng 100ml nước vào nồi, đặt quả dừa đã gọt vỏ vào bên trong để đun.
  • Đun trên bếp khoảng 10 – 15 phút, nước trong nồi sôi thì tắt bếp, chờ nguội.
  • Nên uống 1 quả dừa khi đói, uống trong ngày không để qua đêm
  • Mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả, duy trì thường xuyên sẽ thấy tình trạng thuyên giảm sau 2 tuần sử dụng.

4. Kết hợp dừa và nghệ tươi

Nghệ tươi có hoạt chất Curcumin có tác dụng kháng viêm, chống lại vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ làm lành tổn thương, vết loét trong thành dạ dày, ngăn tiết acid và làm giảm đau. Trong Đông y, nghệ thường được sử dụng điều trị các bệnh về dạ dày như chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu và trào ngược dạ dày. Chính vì thế, kết hợp nghệ và dừa là bài thuốc chữa đau dạ dày khá hiệu quả. Bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây: Chuẩn bị nguyên liệu
  • Dừa xiêm: 3 quả
  • Nghệ tươi: 4 củ
  • 1 lọ thủy tinh có nắp đậy
Cách thực hiện:
  • Nghệ tươi đem rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó cho vào chày giã nát.
  • Nghệ tươi  đã giã cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp.
  • Bổ quả dừa làm đôi để lấy nước và cùi.
  • Dừa bổ đôi, nạo phần cùi thành nhiều lớp mỏng.
  • Cho cùi dừa đã nạo vào trong nồi nước 200ml đun sôi khoảng 15 phút.
  • Đun đến khi hỗn hợp sôi lên, tắt bếp, lọc bỏ phần bã và lấy phần nước cốt cho vào lọ thủy tinh đựng nghệ.
  • Mỗi lần sử dụng, pha 3 thìa cafe nước cốt dừa với 1 thìa nghệ tươi, trộn đều lại và uống 1 lần/ngày, sau bữa ăn, có thể pha thêm 1 chút đường để dễ uống hơn.
  • Duy trì đều đặn 1 – 2 tuần, các triệu chứng đau dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể.

5. Uống nước dừa tự nhiên

Chuẩn bị: 1 trái dừa tươi Cách thực hiện:
  • Dừa tươi sau khi mua về, chặt lấy nước, chia lượng nước thu được thành 2 phần để sử dụng vào mỗi buổi sáng và tối.
  • Uống nước dừa sau bữa ăn khoảng 30 phút giúp ngăn chặn triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Nên kiên trì thực hiện đều đặn sau 1 thời gian sẽ thấy triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, trào ngược thuyên giảm một cách đáng kể.
☛ Tham khảo thêm tại: Những loại nước uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Đau dạ dày uống nước dừa cần lưu ý điều gì?

Đau dạ dày có thể uống nước dừa và nó còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây cần lưu ý khi sử dụng nước dừa khi bị đau dạ dày:
  • Những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa để tránh sảy thai hoặc sinh non.
  • Những người huyết áp thấp không nên uống nước dừa thường xuyên vì dễ gây tụt huyết áp và bệnh tình trở nên nặng hơn.
  • Những đối tượng bị phong tê thấp, nhức xương khớp không nên uống nước dừa bởi có thể khiến đau tức xương khớp, mỏi khớp bị nặng hơn.

Bên cạnh đó,các bạn cũng nên chú ý những điều sau đây để khi sử dụng, nước dừa có thể phát huy hết tác dụng:

  • Không nên lạm dụng, uống quá nhiều nước dừa, chỉ nên uống 1 trái/ ngày để tránh tình trạng dư calo, tụt huyết áp, cơ thể đau nhức, mệt mỏi
  • Không nên uống nước dừa sau khi hoạt động mạnh như chơi thể thao, làm việc quá sức bởi sẽ khiến sẽ khiến cơ thể thêm mệt, người bủn rủn, chóng mặt, đôi khi có cảm giác như đang say.
  • Không nên uống nước dừa sau khi đi ngoài trời nắng vì sẽ dễ gây lạnh bụng, cơ thể ớn lạnh.
  • Nên uống nước dừa sau khi vừa bổ bởi nếu bổ dừa quá lâu, nước dừa tiếp xúc với không khí, khi uống có thể gây đầy hơi, tiêu chảy.
  • Nên hạn chế uống nước dừa vào buổi tối dễ gây nặng bụng, khó tiêu. Tốt nhất là uống nước dừa vào buổi sáng và buổi trưa.
  • Nên chọn lựa sử dụng những trái dừa nguyên vỏ màu xanh, được chặt tại chỗ để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Khi bị tiêu chảy không nên uống nước dừa bởi nước này có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và tiêu chảy càng nặng hơn.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp nước dừa với các nguyên liệu khác mà không có sự chỉ dẫn, bởi có thể gây phản tác dụng và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lời khuyên từ chuyên gia

Thực hiện một số thói quen tốt dưới đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày:

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

  • Nên ăn chín, uống sôi, không ăn những thực phẩm chưa nấu chín, gỏi, sống...
  • Nên ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa hay để bụng quá đói
  • Bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, thực phẩm dễ tiêu hóa,…
  • Ăn chín, uống sôi. Không sử dụng các thức ăn còn tươi sống hoặc mới chỉ được nấu chín tái, chẳng hạn như gỏi cá, nem chua…
  • Ăn uống đúng giờ giấc. Tránh bỏ bữa sáng hoặc để dạ dày quá đói hoặc quá no sẽ khiến dạ dày quá tải.
  • Nên ăn chậm, nhai kĩ trước khi nuốt để giảm áp lực lên dạ dày
  • Hạn chế các thực phẩm chua, gia vị cay, mặn, ngọt
  • Không sử dụng quá nhiều nước ngọt có ga, uống nhiều bia rượu.

Loại bỏ thói quen xấu

  • Không nên ăn quá khuya, vừa ăn vừa uống và nói chuyện.
  • Sau khi ăn xong chỉ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh hay làm việc luôn.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá hay các chất kích thích, gây nghiện.

Kiểm soát tốt căng thẳng

Căng thẳng thần kinh, stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày tái phát. Chính vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi cho hợp lý. Tham gia các hoạt động thể thao, xem phim, câu lạc bộ để đầu óc thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
Bệnh đau dạ dày rất dễ mắc, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát, điều trị được nếu phát hiện từ sớm. Khi thấy có những triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên chủ động tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ điều trị bệnh đúng hướng và hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm tại: Đau dạ dày nên ăn gì kiêng gì ?

Giải pháp chuyên biệt cho người bị đau dạ dày

Bình Vị Thái Minh được xem là một sự lựa chọn thông minh của các bệnh nhân đau dạ dày. Vậy, Bình Vị Thái Minh có gì mà lại được nhiều người tin tưởng đến thế? dau-da-day-thai-minh Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược tốt cho dạ dày bao gồm:
  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Chính vì vậy, ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau. Sản phẩm mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:
  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua
Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng trong điều trị các bệnh về dạ dày: Trào ngược dạ dày, thực quản,viêm loét dạ dày, thượng vị , đây là sự kết hợp giữa thành phần MUCOSAVE và các vị dược liệu quý của Việt Nam như Dạ cẩm, lá khôi, Thương truật, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Bình vị Thái Minh giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sau 1-2 lần sử dụng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: "Khi bị đau dạ dày có nên uống nước dừa hay không?". Song song với phương pháp sử dụng nước dừa và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bạn cũng nên thăm khám cụ thể để có phương pháp điều trị tốt nhất nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Loading...