Khám và chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào? Ở đâu?

Nhiều người mắc viêm loét dạ dày tá tràng lo lắng không biết làm thế nào để khắc phục tình trạng viêm loét một cách hiệu quả để bệnh không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Chính vì vậy người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tìm hiểu địa chỉ uy tín để thăm khám. Dưới đây là một số thông tin về khám và chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng bạn có thể tham khảo.

Khám và chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào? Ở đâu? 1

Khi nào cần đi xét nghiệm chẩn đoán viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, biểu hiện là những vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc, gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh:  Xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ, ợ hơi, ợ chua khó chịu cho bệnh nhân.

Người bệnh cần đi khám và chẩn đoán viêm loét dạ dày khi có một số biểu hiện dưới đây:

Các triệu chứng về tiêu hóa

  • Đầy bụng khó tiêu: Biểu hiện đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi cũng là dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên nhiều người dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Sở dĩ có hiện tượng đầy bụng chướng hơi bởi dạ dày khi đã bị tổn thương thường kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại khiến người bệnh cảm thấy đầy hơi, đầy bụng.
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: Triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị là những biểu hiện thời kì đầu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đại đa số những bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng sẽ gặp biểu hiện này
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa có thể: Táo bón, tiêu chảy hay vừa tiêu chảy kèm táo bón. Nguyên nhân là do hệ thống tiêu hóa không ổn định khiến cho người bệnh dễ sút cân

Biểu hiện vùng bụng:

  • Đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị) là triệu chứng thường xuất hiện ở bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu là viêm loét tá tràng thì cơn đau xuất hiện vapf lúc đói, lúc sau ăn khoảng 2-3 giờ, có thể đau nửa đêm, lan sang lưng.
  • Mức độ đau có thể từ âm ỉ đến đau dữ dội, phụ thuộc vào ổ loét khác nhau.

Nôn ói ra máu, nôn khan

Người mắc viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời, để bệnh nặng, người bệnh có thể sẽ đối mặt với những triệu chứng nôn, ói ra máu hoặc đi cầu phân đen do chảy máu ổ loét. Trường hợp đi cầu phân đen có thể từng đợt trong nhiều ngày hoặc một lần trong một ngày duy nhất. Điều này dễ dẫn tới bệnh nhân sẽ bị thiếu máu, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Có tiền sử viêm loét dạ dày

Bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, dù đã được điều trị nhưng trước đó chưa làm xét nghiệm vi khuẩn HP. Khi người bệnh có các triệu chứng khi ngờ tái phát bệnh viêm loét dja dày nên đi khám lại và yêu cầu làm xét nghiệm vi khuẩn Hp để chẩn đoán bệnh được chính xác nhất.

Tiền sử gia đình có người mắc viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày

Bệnh nhân có người nhà có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày cũng nên đi khám và xét nghiệm xem mình có bị mắc viêm loét dạ dày hay không. Nhớ chia sẻ với bác sĩ về tình trạng triệu chứng cũng như tiền sử gia đình có người nhà mắc bệnh.

Sử dụng thuốc

  • Bệnh nhân có sử dụng thuốc kháng viêm chống steroid (NSAID) trong một thời gian dài
  • Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây loét dạ dày- tá tràng.

☛ Xem đầy đủ: Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Trên đây là những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi có những biểu hiện tương tự bạn nên tìm đến bác sĩ để khám và được tư vấn, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, điều trị bệnh thích hợp hoặc để loại trừ bệnh.

Sử dụng thuốc 1

Biểu hiện ở bụng: Đau bụng, chướng bụng…

Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, do đó có nhiều phương pháp để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng. Để chẩn đoán chính xác xem có mắc viêm loét dạ dày tá tràng hay không, ngoài dựa vào xem xét các triệu chứng bệnh, bác sĩ còn chỉ định thực hiện thêm một số kĩ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để có thể nhận biết nguyên nhân và mức độ tình trạng bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất:

Xét nghiệm máu:

  • Xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân là phương pháp kiểm tra khá hiệu quả. Bởi việc kiểm tra cần xác định xem trong máu người bệnh có tồn tại kháng thể kháng lại Hp hay không.
  • Nếu kháng thể là dương tính mà không qua điều trị kháng Hp thì bệnh nhân đã nhiễm Hp. Vi khuẩn Hp trong dạ dày thường không tự biến mất, nhưng do sau khi vi khuẩn mất đi, kháng thể huyết thanh còn có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài

Xét nghiệm phân, nước tiểu

Xét nghiệm phân và nước tiểu nhằm phát hiện ra vi khuẩn Hp có sống và kí sinh trên niêm mạc dạ dày hay không? Do có sự thay đổi liên tục của các tế bào trong niêm mạc dạ dày, HP cũng theo những tế bào chết đó đi xuống ruột. Chính vì vậy, phương pháp xét nghiệm  vi khuẩn Hp trong phân và nước tiểu là ưu điểm để dễ dàng có kết quả chính xác.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 lượng phân nhỏ của người bệnh được cho vào trong ống nghiệm cùng hóa chất và chất tạo màu đặc biệt được thêm vào.
  • Kết tquả xét nghiệm nếu trong ống xét nghiệm xuất hiện màu xanh dương thì chứng tỏ là có vi khuẩn Hp trong mẫu.

Nội soi dạ dày tá tràng:

Dùng ống có gắn camera để soi xuống dạ dày, tá tràng để nhận biết được vị trí, kích thước ổ loét, mức độ thương tổn ở lớp niêm mạc. Ngoài ra còn phát hiện được những sang chấn khó thấy ở niêm mạc và sinh thiết tổn thương để khảo sát mô học.

Cách thức nội soi:

  • Dùng ống dày có gắn camera và có thể hiển thị chiếu trên máy tính.
  • Ống này sẽ đưa từ miệng xuống dạ dày và tá tràng, thông qua máy tính hiển thị có thể đánh giá trực tiếp mức độ tổn thương ở lớp niêm mạc;

Thụt bari chụp X-quang:

Kỹ thuật này được thực hiện khi nghi ung thư hoặc polyp. Người bệnh sẽ được uống chất phản quang (bari) trước khi chụp X- quang.

Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng 1

Quy trình khám đau viêm loét dạ dày

Bước 1: Thủ tục đăng kí khám

  • Khi đến khám bệnh, trước tiên bạn cần tối quầy trực để lấy số, lấy phiếu thông tin và điền đầy đủ thông tin cá nhân vào giấy khám.
  • Nhân viên quầy trực sẽ tiếp nhận và gửi lại cho bạn phiếu khám kèm theo số thứ tự. Nếu bạn còn thắc mắc về phòng khám chuyên khoa, nhân viên hành chính sẽ hướng dẫn bạn lối đi tới phòng khám chuyên khoa cần tới

Bước 2: Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh tật trước đó của bạn, thuốc bạn đang dùng, triệu chứng rối loạn tiêu hóa bạn gặp phải, thói quen sinh hoạt hằng ngày, nghề nghiệp của bạn

  • Tiền sử bệnh tật trước đó của bạn.
  • Liệu bạn có đang uống thuốc gì hay không?
  • Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà bạn gặp phải, bác sĩ có thể sờ nắn bụng để kiểm tra khi chưa có chẩn đoán qua hình ảnh nội soi hoặc xét nghiệm khác.
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn như thế nào?
  • Nghề nghiệp của bạn là gì?…

Bước 3: Khám cận lâm sàng:

Để đưa ra được kết luận chính xác, nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ khám sức khỏe chuyên sâu cận lâm sàng. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng phù hợp như: xét nghiệm, chụp X-quang, nội soi dạ dày…

Bước 4: Nhận kết quả:

Sau khi xét nghiệm xong, bạn sẽ nhận kết quả chẩn đoán. Bác sĩ dựa vào các kết quả xét nghiệm để phân tích tình trạng bệnh của bạn để có các phương án điều trị thích hợp.

☛ Đọc thêm thông tin: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của Bộ Y tế

Bị viêm loét dạ dày tá tràng khám ở đâu tốt nhất?

Tại Hà Nội

1.Trung tâm Y khoa số 1- Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Tại Hà Nội 1

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bệnh viện uy tín, đây là một trong những bệnh viện hàng đầu tại Hà Nội trong khám và điều trị các bệnh liên quan đến Tiêu hóa, trong đó có các bệnh về dạ dày, tá tràng.

  • Địa chỉ: Nhà A5 – Bệnh viện Đại học Y HN, số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội
  • Thời gian: Khám các buổi sáng từ Thứ 2 – Thứ 7.

2.Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ uy tín hàng đầu về khám và điều trị bệnh lý Tiêu hóa, trong đó các bệnh về dạ dày – tá tràng.

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà P – Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
  • Thời gian: Khám từ Thứ 2 – Thứ 6

3.Bệnh viện Thanh nhàn

Bệnh viện Thanh Nhàn là địa chỉ khám và điều trị bệnh Tiêu hóa, dạ dày uy tín, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện.

  • Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
  • Thời gian khám: Khám từ Thứ 2 – Thứ 6 (một số ngày Thứ 7, Chủ nhật có bác sĩ khám nhưng không cố định)

4.Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Là bệnh viện có kinh nghiệm trong khám chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…Bệnh viện Việt Đức đặc biệt có thế mạnh trong phẫu thuật tiêu hóa, đã thực hiện phẫu thuật thành công rất nhiều ca bệnh khó được mọi người tin cậy.

  • Địa chỉ: 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

5.Bệnh viện E đa khoa Hà Nội

Tại Hà Nội 2

Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, có thế mạnh về  khám chữa bệnh Tiêu hóa, trong đó có bệnh đau dạ dày. Bệnh viện trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ giỏi giúp bệnh nhân yên tâm đi khám và điều trị bệnh hiệu quả.

  • Địa chỉ: Số 89 đường Trần Cung, Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tại Miền Trung

1.Bệnh viện Đà Nẵng

Bệnh viện Đà Nẵng là bệnh viện trực thuộc Thành Phố Đà Nẵng được thành lập 1945. Đây là địa chỉ khám bệnh uy tín tại miền trung, bệnh viện đầu ngành với đội ngũ chuyên gia giỏi, tư vấn điều trị bệnh dạ dày rất hiệu quả.

  • Địa chỉ: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

2.Bệnh viện trung ương Huế

Bệnh viện trung ương Huế được thành lập năm 1894, đây là bệnh viện thuộc top đầu miền trung. Bệnh viện không ngừng xây dựng và nâng cao trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chữa bệnh với 7 phòng khám chuyên khoa.

  • Địa chỉ: 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Tại Miền Trung 1

Tại Tp. Hồ Chí Minh- Miền Nam

1.Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM có nhiều bác sĩ giỏi, thăm khám về tiêu hóa tốt để bệnh nhân yên tâm khám bệnh và nội soi và đi đầu thực hiện qui trình xử lý triệt khuẩn máy nội soi theo chuẩn của Hội Nội soi Tiêu hóa Thế giới.

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM.
  • Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM.
  • Và cơ sở 3: số 21B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

Thời gian khám: 6h30 – 16h30 (Thứ 2 – Thứ 6) và 6h30 – 12h30 (Thứ 7).

2.Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện nhân dân 115 được thành lập từ năm 2002 tới nay, bệnh viện với đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên sâu và trang thiết bị hiện đại có nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa qua nội soi.

  • Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3865 2368

3.Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược I

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược l là phòng khám do các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trực tiếp thăm khám và điều trị. Bạn có thể thăm khám theo địa chỉ dưới đây:

  • Địa chỉ: 525/7-9 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Tại Tp. Hồ Chí Minh- Miền Nam 1

4.Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh nhân có thể đặt lịch thăm khám và điều trị bệnh dạ dày tại bệnh viện Chợ Rẫy theo địa chỉ:

  • Số 201B Nguyễn Chí Thanh – quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 3855 4137

5.Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

Tại bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, các bác sĩ, y sĩ đều có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi. Vì vậy đây cũng chính là một địa chỉ khám dạ dày tốt tại Sài Gòn cần lựa chọn.

  • Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng – phường 11 – quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 3855 4269

Bình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Người bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng có thể tham khảo thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Thái Minh- sản phẩm được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người.

Bình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng 1

 

Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược tốt cho dạ dày bao gồm:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Như vậy Bình vị Thái Minh giúp:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...