Top bài thuốc nam chữa vi khuẩn Hp đơn giản tại nhà

Sử dụng những bài thuốc nam trong điều trị vi khuẩn Hp là lựa chọn của nhiều người bởi tính an toàn, dễ thực hiện, hiệu quả và không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, để thực hiện các bài thuốc một cách chính xác nhất mang lại hiệu quả cao không phải ai cũng biết. Sau đây là một số bài thuốc nam chữa vi khuẩn Hp bạn có thể tham khảo.

Top bài thuốc nam chữa vi khuẩn Hp đơn giản tại nhà 1

Thuốc nam chữa vi khuẩn Hp có tốt không?

Từ xa xưa, ông cha ta đã phát hiện ra các cây thuốc nam rất có lợi cho tiêu hóa, dạ dày. Các bài thuốc nam được chế biến từ nhiều loại thảo dược từ thiên nhiên, quen thuộc, dễ tìm có khả năng ức chế hiệu quả các hoạt động của vi khuẩn Hp, từ đó ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ bị bệnh liên quan đến dạ dày. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của các bài thuốc Nam người dùng nên chú ý:

Ưu điểm:

  • Thuốc Nam có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên khá lành tính và an toàn, người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ
  • Các nguyên liệu của bài thuốcphong phú, dễ tìm, dễ mua
  • Giá thành nguyên liệu các cây thuốc Nam khá rẻ, thực hiện đơn giản tại nhà.
  • Bài thuốc Nam không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.
  • Các thành phần dược liệu trong bài thuốc Nam có khả năng ức chế hoạt động, giảm thiểu quá trình phát triển và lây lan của vi khuẩn Hp ở dạ dày

Nhược điểm:

  • Các bài thuốc được điều chế từ nguyên liệu thảo dược và được truyền miệng nên thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng. Tác dụng của bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người
  • Bài thuốc chỉ phù hợp với những người có biểu hiện bệnh nhẹ hoặc mới chớm bệnh, những trường hợp bệnh nặng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
  • Để sử dụng bài thuốc an toàn và phát huy hết tác dụng, người bệnh nên đi khám và nghe tư vấn điều trị từ thầy thuốc, bác sĩ.

Một số bài thuốc nam chữa vi khuẩn Hp hiệu quả

Có nhiều bài thuốc nam trị vi khuẩn Hp, một số bài thuốc hiệu quả nên tham khảo như:

1. Lá khôi tía

1. Lá khôi tía 1

Lá khôi tía hay còn được gọi là: đơn tướng quân, độc lực, lá khôi, khôi nhung…Theo y học hiện đại, hàm lượng lớn glucosid và tannin trong lá Khôi có khả năng kháng viêm, chống loét, nhanh lành vết thương và giảm sự tăng tiết dịch vị acid trong dạ dày.  Ngoài ra, lá khôi tía không chỉ có tác dụng hạn chế các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, ợ hơi… của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Để sử dụng lá Khôi tía đúng cách, bạn tham khảo cách thực hiện sau đây:

Cách 1: Nước sắc lá khôi tía

Chuẩn bị:

  • Lá Khôi tía khô hoặc tươi: 20g
  • Ấm sắc

Cách thực hiện:

  • Lá Khôi tía đem rửa sạch, cho vào ấm
  • Đổ lượng nước lọc vừa đủ vào và đun sủi
  • Vặn lửa nhỏ liu riu khoảng 10 phút
  • Chắt lấy nước uống.

Cách 2: Nước sắc lá khôi tía cùng vị thuốc khác

Chuẩn bị:

  • Lá Khôi tía: 60g
  • Khổ sâm: 12g
  • Bồ công anh: 40g
  • Cam thảo dây: 20g

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch tất cả các loại thảo dược đã chuẩn bị rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước
  • Đun sủi và vặn nhỏ lửa liu riu tầm 10 phút, chắt lấy nước
  • Chia lượng nước ra thành nhiều phần uống trong ngày
  • Uống nước thuốc khi ấm để có tác dụng tốt nhất.

Lưu ý: Bài thuốc chữa vi khuẩn Hp từ lá Khôi tía nên dùng với lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, da xanh. Tốt nhất nên dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

2. Dạ cẩm

2. Dạ cẩm 1

Theo Đông y, Dạ cẩm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng giúp giải nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, lợi tiểu. Năm 1962, các bác sỹ ở bệnh viện Lạng Sơn đã dùng Dạ cẩm điều trị thử nghiệm cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày và nhận thấy người bệnh giảm đau, bớt ợ chua và làm se vết loét rất hiệu quả nên Dạ cẩm còn được mệnh danh là thuốc chữa dạ dày “thần kỳ” của người Lạng Sơn.

Hoạt chất hedyocapitelline và hedyocapitine trong dạ cẩm không chỉ giúp giảm đau, chống viêm mà còn có tác dụng ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (Hp) ở nồng độ rất thấp và giảm dịch vị acid trong dạ dày người bệnh.

Để sử dụng Dạ cẩm chữa vi khuẩn Hp, người bệnh có thể thực hiện theo cách sau:

Chuẩn bị:

  • Thu hái lá và rễ hoặc có thể dùng cả cây mang về sấy hoặc phơi khô.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 40gr Dạ cẩm đem đun sôi cùng với 800ml nước
  • Đun lửa nhỏ đến khi còn 400ml chắt lấy nước và chia làm 2 lần uống trong ngày
  • Uống trước bữa ăn 30 phút và dùng liên tục trong khoảng 10 ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai nếu dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Chè dây

3. Chè dây 1

Theo Đông y, cây Chè dây có tính bình, vị ngọt, hơi đắng giúp tiêu hóa tốt, chống viêm loét dạ dày và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây tổn hại tới niêm mạc dạ dày. Y học hiện đại nghiên cứu trong Chè dây có các hoạt chất: flavonoid, tanin, rhamnose, glucose… giúp ức chế các hoạt động của vi khuẩn Hp, tiêu viêm, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì vậy, Y học cổ truyền thường sử dụng Chè dây để chữa viêm loét dạ dày tá tràng, giúp an thần, người bệnh ngủ ngon hơn.

Cách dùng Chè dây chữa vi khuẩn Hp:

Chuẩn bị:

  • Một nắm lá Chè dây tươi rửa sạch và sao khô
  • Ấm sắc

Cách thực hiện:

  • Lá Chè dây khô đem rửa qua một lượt nước cho vào ấm sắc với lửa nhỏ tầm 5 phút
  • Chắt lấy nước uống hằng ngày.
  • Uống nước sắc lá Chè dây khô trước bữa ăn sáng 10 – 15 phút.
  • Hoặc lấy lá Chè dây cho vào bình hãm như hãm nước chè và uống hằng ngày.

4. Hoàng liên

4. Hoàng liên 1

Theo nghiên cứu, trong cây Hoàng liên có chứa hoạt chất Berberine giúp kháng khuẩn Hp, chống lại virus, tiêu diệt cả vi khuẩn gram dương và âm hỗ trợ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Theo Đông y, cây Hoàng liên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng, viêm và kiện tỳ. Chính vì thế, trong y học cổ truyền, Hoàng liên được sử dụng chữa chứng đau dạ dày, tả lị, dạ dày co thắt, hỗ trợ tiêu hóa và giảm stress,… Ngoài ra, các hoạt chất trong cây Hoàng liên còn giúp giảm nhanh các triệu chứng: đầy hơi, chướng bụng khó chịu do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra.

Bài thuốc từ cây Hoàng liên chữa vi khuẩn Hp như sau:

Chuẩn bị:

  • Hoàng liên: 8gr
  • Cam thảo: 6gr
  • Hoàng cầm: 16gr
  • Sơn chi và đại táo mỗi vị: 12gr
  • Ngô thù: 2gr
  • Mai mực và mạch nha mỗi vị 20gr

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên đem rửa qua một lượt nước và cho vào ấm cùng 500ml nước lọc đun sôi
  • Khi sôi vặn lửa nhỏ liu riu đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc trên làm 2 phần, uống 2 lần trong ngày.
  • Thực hiện 2-3 lần/ tuần sẽ thấy hiệu quả

5. Lá mơ lông

5. Lá mơ lông 1

Theo y học cổ truyền, lá Mơ lông có vị mát và đắng, tính bình, các hoạt chất trong lá mơ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tiêu phong hoạt huyết và sát trùng khá hiệu quả. Các bài thuốc từ lá Mơ được sử dụng chủ yếu để chữa chứng đầy bụng khó tiêu, đau bao tử, tiêu chảy và kiết lỵ.

Theo Y học hiện đại nghiên cứu, lá Mơ lông có các thành phần sulfur dimethyl disulfide giúp chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có thể giảm tình trạng viêm loét tại niêm mạc dạ dày và giúp diệt trừ khuẩn Hp tận gốc.

Để chữa vi khuẩn Hp bằng lá Mơ lông đúng cách, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Chuẩn bị:

  • Lá Mơ lông: 20g
  • Cối xay hoặc cối giã
  • Nước muối pha loãng.
  • 100ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Lá Mơ lông đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng tầm 10-15 phút để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn rồi vớt rổ để ráo nước
  • Cho tất cả lá Mơ lông vào máy xay sinh tố cùng nước lọc xay nhuyễn lọc lấy nước cốt để uống, hoặc lấy cối giã tay lá Mơ lông cho nhuyễn và đem lọc lấy nước cốt.
  • Có thể uống nước lá Mơ lông vài ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả.

6. Cây hoàn ngọc

6. Cây hoàn ngọc 1

Theo nghiên cứu, lá cây Hoàn ngọc có chứa hoạt chất: sterol, coumarin, carotenoid,… giúp kháng khuẩn, kháng nấm, đặc biệt là vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày hiệu quả. Không chỉ vậy, cây Hoàn ngọc còn được nhiều người sử dụng giúp hạn chế tác hại khi mắc phải các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do ăn phải những loại thức ăn nhiễm nấm mốc, vi sinh, kém chất lượng.

Chuẩn bị:

  • Lá cây Hoàn ngọc: 5-6 lá

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá cây Hoàn ngọc rồi ngâm trong nước muối vài phút, vớt ra để thật ráo nước
  • Nhai trực tiếp lá cùng với ít muối và nuốt.
  • Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng để thấy được hiệu quả chữa bệnh rõ rệt.

7. Cây xăng sê

7. Cây xăng sê 1

Nghiên cứu đã chỉ ra, cây Xăng sê chứa nhiều dịch tiết có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa, kháng viêm và nhanh lành vết thương. Chính vì vậy, đây là loại cây được dùng phổ biến để ức chế vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Có 2 cách phổ biến nhất để sử dụng cây Xăng sê trong điều trị vi khuẩn Hp:

Cách 1: Dùng cây Xăng sê tươi

Chuẩn bị:

Lá Xăng sê tươi: 5-6 lá

Cách thực hiện:

  • Lá Xăng sê tươi đem rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng, vớt để ráo nước
  • Nhai trực tiếp lá với 1 ít muối hạt ròi nuốt
  • Thực hiện kiên trì 2 lần/ ngày trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Cách 2: Dùng lá Xăng sê khô

Chuẩn bị:

Lá Xăng sê tươi đem phơi khô, sao vàng cho thơm và bảo quản dùng dần

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 40 – 60g lá Xăng sê khô rửa sạch, cho vào ấm để sắc lấy nước uống hằng ngày.
  • Kiên trì thực hiện trong khoảng 10 ngày sẽ thấy cải thiện bệnh.

☛ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị đau dạ dày có vi khuẩn Hp

Lưu ý khi dùng bài thuốc Nam chữa vi khuẩn Hp

Các bài thuốc nam chữa vi khuẩn Hp mang lại hiệu quả tương đối tốt, đặc biệt là bệnh trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa khi sử dụng, trước khi dùng người bệnh nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, khi áp dụng các bài thuốc nam, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề:

  • Các bài thuốc nam khá lành tính thường điều trị vi khuẩn Hp khi bệnh ở thể nhẹ hoặc giai đoạn đầu. Những trường hợp bệnh nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và thay đổi phương pháp điều trị phù hợp
  • Khi thực hiện những bài thuốc nam, cần lựa chọn rõ nguồn gốc của nguyên liệu được đảm bảo.
  • Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh nên kiên trì thực hiện, tốt nhất nên tuân theo chỉ dẫn của cả bác sĩ và thầy thuốc để tăng tính hiệu quả
  • Hiệu quả bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và hấp thụ của mỗi người
  • Không dùng thuốc nam cho phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Khi áp dụng các bài thuốc, nên tuân thủ theo liều lượng để tránh rủi ro không mong muốn

Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh chóng cải thiện.

☛ Xem thêm: Đau dạ dày nên ăn gì giảm đau ngay lập tức

Bình Vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp trong dạ dày

Những bài thuốc nam điều trị vi khuẩn Hp như trên khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian chế biến. Vì vậy, để hiệu quả và tiện lợi, người bệnh có thể dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Thái Minh. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ và điều trị vi khuẩn Hp với thành phần được chiết xuất từ thảo dược dạng viên nén rất tiện lợi và dễ dùng.

Bình Vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp trong dạ dày 1

Bình Vị Thái Minh có thành phần giúp điều trị vi khuẩn hp, tái tạo niêm mạc dạ dày

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): Tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin : Chiết xuất từ Dạ cẩm và lá Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét, ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (Hp) ở nồng độ thấp.
  • Thương truật : Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày nên nó mang lại sự an tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày.
  • Ức chế vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc, giảm các cơn đau ở dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi.
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...