Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi cần làm gì?

Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi là triệu chứng của bệnh đau dạ dày và một số bệnh đường tiêu hóa rất nhiều người gặp phải. Nhiều người băn khoăn không biết nguyên nhân của đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi và cách khắc phục thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin giải đáp vấn đề này.

Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi cần làm gì? 1

Nguyên nhân đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi

Đau dạ dày hay còn được gọi là đau bao tử là tình trạng dạ dày (bao tử) bị tổn thương chủ yếu do viêm loét. Cơn đau dạ dày xuất hiện tại vị trí khu vực thượng vị (vùng trên rốn dưới ức), đau âm ỉ khó chịu kèm theo đó là buồn nôn, mệt mỏi, ợ hơi, khó tiêu… Dưới đây là nguyên nhân gây bệnh:

1. Do bệnh lý

Một số bệnh lý của đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi bao gồm:

Viêm niêm mạc dạ dày:

Viêm niêm mạc dạ dày do virus là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày buồn nôn. Norovirus là loại virus phổ biến gây viêm niêm mạc dạ dày ở người lớn, virus rota là nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài triệu chứng kể trên chúng còn gây sốt, tiêu chảy, nôn mửa…

Viêm loét dạ dày – tá tràng:

1. Do bệnh lý 1

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng xuất hiện các tổn thương, viêm loét trên niêm mạc dạ dày – tá tràng. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (lớp màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn, các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng thường xuyên, buồn nôn, kém ăn gây mệt mỏi, cơ thể suy nhược…

Trào ngược dạ dày –  thực quản:

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu hay biến chứng, tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng… Trào ngược dạ dày thực quản thường đi kèm với những biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau và nóng rát dạ dày, thượng vị,…

2. Dấu hiệu mang thai

2. Dấu hiệu mang thai 1

Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi có thể là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Khi mang thai, nồng độ Progesterone trong cơ thể tăng lên đột ngột. Hormone thay đổi bất thường gây kích thích dạ dày tăng sản sinh acid gây buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi…

3. Thói quen ăn uống, sinh hoạt

3. Thói quen ăn uống, sinh hoạt 1

Đau dạ dày có thể xuất phát từ thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày: lạm dụng rượu bia và các chất kích thích, hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ chứa nhiều axit, ăn thức ăn nhanh trong thời gian dài, thiếu ngủ, căng thẳng quá mức,… khiến bạn có khả năng cao mắc chứng đau dạ dày và một số bệnh đường ruột khác.

4. Tâm trạng lo âu căng thẳng

Hệ tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thần kinh ruột – giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi stress, căng thẳng mệt mỏi, dịch vị dạ dày sẽ tăng tiết acid HCl, hệ tiêu hóa bị ngưng trệ ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa nên bạn dễ bị bệnh dạ dày do stress, đặc biệt nhiễm vi khuẩn Hp.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hay chống viêm, ức chế tiết acid gây khó chịu dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn. Thông thường, người bệnh ngưng sử dụng thuốc vài ngày, các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng sử dụng thuốc hoặc dùng corticoid dài ngày, dạ dày có thể bị viêm loét nặng thậm chí là xuất huyết tiêu hóa.

Triệu chứng đi kèm đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi

Triệu chứng đi kèm đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi 1

Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi thường đi kèm một số dấu hiệu dưới đây:

  • Dạ dày đau rát: Khi dạ dày co bóp mạnh nhiều lần, dạ dày tăng tiết acid gây ảnh hưởng đến tổn thương ở dạ dày gây ra cảm giác đau rát khó chịu.
  • Đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi: Thức ăn không được tiêu hóa khiến lượng khi bị gia tăng, trào ngược lên thực quản, vùng họng nóng rát kèm ợ chua, khé cổ.
  • Tiêu chảy: Triệu chứng đau bụng buồn nôn thường đi kèm với tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần sau khi ăn.
  • Chóng mặt, suy nhược cơ thể: Khi người bệnh thường xuyên buồn nôn, đau bụng, đi ngoài khiến chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi, sút cân, cơ thể suy nhược.

Xem thêm: Đau dạ dày âm ỉ và cách khắc phục

Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi có nguy hiểm không?

Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi có nguy hiểm không? 1

Thông thường, đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi thường xuất hiện trong thời gian ngắn. Nếu nguyên nhân do thói quen ăn uống, sinh hoạt… người bệnh có thể điều chỉnh và giảm triệu chứng bệnh dễ dàng. Tuy nhiên, tình trạng bệnh dai dẳng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý thì người bệnh cần thăm khám và điều trị của bác sĩ bởi nó có thể gây biến chứng nguy hiểm như: chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày bị thủng, hẹp môn vị, viêm tụy cấp hoặc nguy hiểm nhất là bệnh ung thư.

Người bệnh nên đi khám ngay nếu tình trạng đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi kèm một số biểu hiện dưới đây:

  • Tần suất nôn mửa không có dấu hiệu giảm dần,
  • Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày,
  • Có dấu hiệu mất nước,
  • Đi ngoài phân lẫn máu,
  • Đau ngực,
  • Khó thở, khó nuốt,
  • Giảm cân nhanh.

Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi cần làm gì?

Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến chứng đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi. Vì vậy, muốn cải thiện tình trạng này, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học lành mành bằng cách:

1. Thăm khám sớm

Đau dạ dày buồn nôn, mệt mỏi sẽ khiến cơ thể người  bệnh suy nhược, sụt cân nhanh. Người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Có chế độ ăn uống khoa học

2. Có chế độ ăn uống khoa học 1

Chế độ ăn uống ảnh hướng rất lớn đến dạ dày. Người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý về ăn uống sau đây:

  • Nên ăn những thực phẩm mềm như cháo, súp giúp dạ dày dễ tiêu hóa, giảm thời gian thức ăn lưu trong dạ dày.
  • Nên có thói quen ăn chậm, nhai kĩ,
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn quá no cũng như để bụng quá đói,
  • Nên ăn những thực phẩm nấu chín, hạn chế ăn thức ăn tái, gỏi, sống,
  • Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán khiến dạ dày khó tiêu,
  • Hạn chế những thực phẩm nhiều acid, gia vị chua, cay,
  • Tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ uống chứa cồn, chất kích thích.

☛ Chi tiết tại: Đau dạ dày nên kiêng gì?

3. Loại bỏ thói quen xấu

3. Loại bỏ thói quen xấu 1

Bên cạnh thực hiện thói quen ăn uống khoa học, người bệnh cần chú ý thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:

  • Sau khi ăn người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không làm việc nặng, chạy nhảy và cũng không nên đi nằm ngay. Tốt nhất nên nghỉ ngơi để việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
  • Hạn chế thức khuya, stress, trong thời gian dài, nên ngủ đủ giấc.
  • Có thói quen vận động thể thao phù hợp với sức khỏe để tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, tăng cường trao đổi chất trongc ơ thể.
  • Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng, tránh lạm dụng gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà

Song song với việc áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo giúp cải thiện nhanh chứng đau dạ dày buồn nôn như sau:

Dùng gừng

3. Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà 1

Trong gừng có hoạt chất Gingerol giúp giảm viêm tiêu sưng phù nề tại niêm mạc dạ dày và làm nhanh lành vết loét. Ngoài ra, mật ong có lượng vitamin và khoáng chất dồi dào rất tốt trong việc giảm căng thẳng, mệt mỏi, kháng khuẩn, khử trùng, giảm đau, giảm sưng tấy và bổ sung hệ miễn dịch cho cơ thể.

Cách sử dụng gừng và mật ong chữa đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi như sau:

  • Dùng 1 củ gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch thái thành những lát mỏng.
  • Cho nước vào ấm đun đến khi sôi thì thả gừng thái lát đun khoảng 10-15 phút trên lửa liu riu.
  • Khi uống chắt nước gừng ra cốc, cho thêm 1-2 thìa cà phê mật ong khuấy đều, uống khi ấm.

Dùng nghệ

3. Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà 2

Trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin giúp kháng viêm, chống oxy hóa, tạp lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, làm nhanh lành vết loét, hạn chế hình thành các vết loét mới, giảm kích thích dạ dày gây khó chịu, đau đớn cho người bị đau dạ dày. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp trung hòa acid trong dạ dày, kiểm soát tốt chứng trào ngược. Từ đó giảm cảm giác buồn nôn và cải thiện bệnh.

Cách dùng nghệ chữa đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi như sau:

  • Dùng 2 củ nghệ tươi đem rửa sạch, gọt vỏ giã lọc lấy nước cốt.
  • Lấy 3 thìa cà phê nước cốt nghệ pha cùng 100ml nước ấm và 2 thìa cà phê mật ong.
  • Khuấy đều uống 2 lần/ ngày sau khi ăn 20 phút.
  • Uống liên tục trong 2 tháng.

3. Massage bụng

3. Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà 3

Massage bụng thường được áp dụng trong vật lý trị liệu giúp giảm đau dạ dày. Biện pháp này giúp làm dịu các cơn co thắt ở vùng dạ dày, giảm nhanh các cơn đau, tăng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.

Các bước thực hiện masage bụng như sau:

  • Nằm thẳng lưng thoải mái trên giường,
  • Lấy vài giọt tinh dầu hoặc dầu nóng cho vào lòng bàn tay, xoa đều 2 lòng bàn tay cho nóng dần lên,
  • Xòa 2 lòng bàn tay áp vào bụng, xoa bóp theo hướng trái – phải, lên – xuống,
  • Xoa liên tục trong 10-15 phút cho vùng bụng ấm dần lên.
Nên thực hiện massage sau khi ăn từ 1 giờ trở lên, tránh massage khi vừa ăn no dễ khiến các triệu chứng đau dạ dày tăng lên.

☛ Tham khảo: Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà

Bình Vị Thái Minh – Hỗ trợ điều đau dạ dày hiệu quả

Để hỗ trợ điều trị đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi, người bệnh nên dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Thái Minh. Đây là sản phẩm được nghiên cứu khoa học, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của cơ quan kiểm nghiệm, được chứng minh có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng đau dạ dày. Qua kết quả sử dụng trên nhiều bệnh nhân, Bình Vị Thái Minh giúp giảm đáng kể thời gian điều trị bệnh đau dạ dày, tình trạng bệnh nhanh chóng được phục hồi và ít tái phát bệnh.

Bình Vị Thái Minh - Hỗ trợ điều đau dạ dày hiệu quả 1

Thành phần của 1 viên nén Bình vị Thái Minh gồm có:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): Tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin : Chiết xuất từ Dạ cẩm và lá Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét, ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (Hp) ở nồng độ thấp.
  • Thương truật : Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Sản phẩm mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:

  • Trung hòa giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét
  • Bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi là triệu chứng rất phổ biến ở những người bị đau dạ dày. Qua nội dung chia sẻ trên, người bệnh đã hiểu được nguyên nhân và triệu chứng từ đó có cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì cũng như muốn tư vấn về sản phẩm, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...