Cách điều trị đau dạ dày ở trẻ em chuẩn y khoa!

Viêm dạ dày là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, khiến cho 28 – 63% trẻ bị đau bụng tái phát. Vậy điều trị đau dạ dày ở trẻ em như thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Vì sao trẻ nhỏ đã bị viêm loét dạ dày?

Vì sao trẻ nhỏ đã bị viêm loét dạ dày? 1
Vi khuẩn H.P là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ở trẻ

Viêm dạ dày là những tổn thương vi thể tại niêm mạc dạ dày, hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Một số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em có thể kể đến như:

  • Vi khuẩn H.Pylori: Tình trạng ô nhiễm nước, thói quen nhai cơm rồi mớm cho bé, thơm má bé,… là những nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm chéo vi khuẩn H.P trong gia đình. Đây là một xoắn khuẩn Gram âm có sẽ khu trú tại lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc, đồng thời tiết ra chất độc gây tổn thương tế bào.
  • Phản ứng với dị vật tiêu hóa: Do dị vật tiêu hóa thường là những vật dụng sinh hoạt, khó tiêu hóa khiến cho dạ dày tăng tiết acid nhằm phân hủy vật lạ. Điều này vô tình làm mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ, gây ra viêm dạ dày.
  • Một số căn bệnh dẫn đến tình trạng tăng tiết acid như suy thận, hội chứng ruột ngắn, hội chứng Zollinger Ellison,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày ở trẻ em.
  • Lạm dụng kháng sinh, thuốc NSAID để hạ sốt, giảm đau, chống viêm cho trẻ sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Khi nào cần điều trị viêm dạ dày ở trẻ em?

Khi nào cần điều trị viêm dạ dày ở trẻ em? 1
Viêm dạ dày khiến trẻ thường xuyên nôn ói, chán ăn

Những triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ rất khó nhận biết so với người lớn. Chính vì vậy, bố mẹ cần để ý kỹ các dấu hiệu bất thường sau của bé để có thể phát hiện và điều trị đau dạ dày ở trẻ em sớm nhất:

  • Đau bụng tái đi tái lại: Cơn đau có thể tái đi tái lại khiến cho trẻ quấy khóc, bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Đặc điểm của cơn đau dạ dày ở trẻ em là đau ở trên rốn hoặc quanh rốn, tăng lên sau khi ăn hoặc khi đói.
  • Nôn ói: Những tổn thương niêm mạc dạ dày khiến cho hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, thức ăn không được phân hủy và hấp thu. Điều này dẫn tới tình trạng lên men và tăng lượng khí, dịch dư thừa gây ra hiện tượng nôn ói ở trẻ. Nôn ói xuất hiện nhiều hơn ở trẻ dưới 2 tuổi, kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Biếng ăn, chán ăn: Trong những trường hợp này, phụ huynh thường nhầm lẫn con mình bỏ ăn do tâm lý, từ đó ép bé ăn nhiều hơn.
  • Một số dấu hiệu khác: Bên cạnh những triệu chứng kể trên, bố mẹ cũng cần chú ý về tính chất phân hằng ngày của bé. Trong viêm dạ dày có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, trẻ có thể đi ngoài ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm dạ dày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Một số dấu hiệu bố mẹ cần lưu ý để đưa bé đi khám sớm bao gồm:

  • Trẻ trở nên biếng ăn, khiến cho thể chất phát triển không đầy đủ. Từ đó ảnh hưởng qua lại đến những hoạt động như tập đi, tập nói,…
  • Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài, không rõ nguyên nhân, bố mẹ nên nghi ngờ đến viêm dạ dày và đưa bé đi khám thay vì ép con ăn nhiều hơn. Điều này vô tình không chỉ không giải quyết được nguyên nhân mà còn vô tình gây nên tổn thương về mặt tinh thần cho bé.
  • Viêm dạ dày nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,… Biểu hiện như đi ngoài lẫn máu, đi ngoài phân đen, bé đau bụng dữ dội…
  • Bên cạnh đó, dấu hiệu thiếu máu cũng được thể hiện như trẻ thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung, da xanh xao, nhợt nhạt…
Viêm dạ dày ở trẻ em có rất nhiều triệu chứng, diễn biến âm thầm và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Vậy nên, bố mẹ cần để ý đến những bất thường của con để có thể thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, chính xác!

Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em bằng cách nào?

Để có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày ở trẻ em một cách hiệu quả, cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:

Mục tiêu điều trị

Điều trị đau dạ dày ở trẻ em dựa trên cơ chế bệnh sinh của bệnh, bao gồm 3 yếu tố then chốt:

  • Giảm tiết acid dịch vị
  • Bao che niêm mạc dạ dày
  • Diệt trừ vi khuẩn H.Pylori

Một số thuốc được sử dụng cho trẻ có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng acid (Maalox, Gastropulgite…): Có khả năng trung hòa acid HCl bài tiết vào lòng dạ dày, từ đó giảm đau nhanh cho trẻ. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này rất hiếm, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp táo bón, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…
  • Thuốc kháng Histamin H2 (Cimetidine, Ranitidine…): Với hiệu quả ức chế thụ cảm H2 trên tế bào thành, giảm tiết dịch vị hiệu quả. Một số tác dụng không mong muốn bao gồm buồn nôn, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ,…
  • Thuốc ức chế bơm Proton (Omeprazole, Lansoprazole,…): Làm mất hoạt tính của men H+/K+ ATPase từ đó ức chế sự bài tiết acid quá mức. Khi sử dụng cần lưu ý về một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc (Bismuth, Sucralfat..): Giúp tạo nên ‘màng chắn’, tăng cường bảo vệ niêm mạc tổn thương trước sự tấn công của acid dịch vị. Tác dụng phụ của thuốc hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn có một số trường hợp dị ứng, lưỡi hoặc phân có màu sẫm…
  • Thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Metronidazol,…): Có tác dụng diệt vi khuẩn H.P – nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày ở trẻ. Khi dùng kháng sinh, phải dùng đúng liều, đúng thuốc để tránh trường hợp kháng kháng sinh, rất bất lợi nếu bị nhiễm khuẩn về sau.

>> Tham khảo thêm: Thuốc điều trị viêm dạ dày

Phác đồ điều trị H.P ở trẻ

Phác đồ điều trị H.P ở trẻ 1
Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ

Điều trị viêm dạ dày ở trẻ có vi khuẩn H.P dựa trên phác đồ của Bộ Y Tế, cụ thể như sau:

Phác đồ thứ nhất

  • Amoxicillin + Clarithromycin + PPI (Omeprazole)
  • Amoxicillin + Metronidazole + PPI (Omeprazole)
  • Clarithromycin + Metronidazole + PPI (Omeprazole)

Amoxicillin: 50mg/kg/ngày tối đa 1g/ngày x 2 lần/ngày

Clarithromycin: 15mg/kg/ngày tối đa 500mg/ngày x 2 lần/ngày

PPI (omeprazole): 1 mg/kg/ngày tối đa 20mg x 2 lần/ngày

Phác đồ thứ hai

  • Bismuth Subsalicylate + Metronidazole + PPI (Omeprazole) + Một trong các thuốc (Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin)
  • Ranitidine Bismuth Citrate + Metronidazole + Clarithromycin

Bismuth Subsalicylate 262 mg x 4 lần/ngày

Amoxicillin: 50mg/kg/ngày tối đa 1g/ngày x 2 lần/ngày

Tetracycline 15 mg/kg/ngày tối đa 500mg x 2 lần/ngày

Clarithromycin: 15mg/kg/ngày tối đa 500mg/ngày x 2 lần/ngày

PPI (omeprazole) 1 mg/kg/ngày tối đa 20mg x 2 lần/ngày

Ranitidine Bismuth Citrat 1 viên x 4 lần/ngày

Khi thất bại cả phác đồ 1 và 2

  • Amoxicillin + tetracyclin + bismuth + PPI
  • Levofloxacin + amoxicillin + PPI
  • Rifabutin amoxicillin + PPI
  • Furazolidone + amoxicillin + PPI
Việc sử dụng thuốc cho trẻ được cá nhân hóa và cần có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa. Chính vì thế, bố mẹ không được tự ý dùng cho bé mà nên sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ sau khi đã được chẩn đoán xác định bệnh.

Điều trị hỗ trợ viêm dạ dày trẻ em

Điều trị hỗ trợ viêm dạ dày trẻ em 1
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và phòng ngừa viêm dạ dày

Xây dựng cho bé một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong điều trị đau dạ dày ở trẻ em. Bên cạnh đó, điều này còn giúp phòng ngừa tái phát bệnh cũng như giúp trẻ phát triển thể chất hiệu quả.

Duy trì chế độ ăn khoa học

  • Bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào bữa ăn của trẻ như cà rốt, cà chua, cải bắp, khoai lang, khoai tây…
  • Lựa chọn các loại rau non, mềm để cung cấp chất xơ cho bé như rau dền, rau mồng tơi,…
  • Tăng cường các loại đạm dễ tiêu, nhiều khoáng chất từ hải sản, thịt gà, sữa, trứng,..
  • Hạn chế sử dụng những loại thịt có lượng đạm cao gây khó tiêu hóa cho trẻ như thịt đỏ, nội tạng động vật,…
  • Những thức ăn chứa hàm lượng acid cao cần tránh bao gồm đồ muối chua, chanh, quýt, khế, xoài,…
  • Đặc biệt, cần hạn chế tuyệt đối đồ uống có gas, thức ăn nhanh bởi đây đều là những thực phẩm gây nên tình trạng khó tiêu ở trẻ.

>> Chi tiết hơn: Viêm dạ dày nên ăn gì kiêng gì?

Xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh

  • Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, đều đặn hằng ngày.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, không hôn má, mớm cơm cho con.
  • Tránh cho bé bị căng thẳng, kích động. Nếu con chán ăn, không nên ép mà hãy cho con ăn nhiều bữa trong ngày.
  • Khám sức khỏe định kỳ cho bé cũng là cách hiệu quả để phát hiện sớm căn bệnh viêm dạ dày.

Bình Vị Thái Minh hỗ trợ điều trị viêm dạ dày hiệu quả

Bình Vị Thái Minh hỗ trợ điều trị viêm dạ dày hiệu quả 1
Bình Vị Thái Minh chiết xuất từ 100% nguyên liệu thiên nhiên

Bình Vị Thái Minh được bào chế hoàn toàn từ những thảo dược thiên nhiên lành tính, phù hợp với cả những đối tượng đặc biệt nhất! Chính vì thế, sản phẩm rất được khách hàng đón nhận và tin dùng trong thời gian dài.

Với bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (chiết xuất từ xương rồng Nopal và lá cây Oliu – Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin (chiết xuất từ lá Dạ Cẩm và lá Khôi) Bình Vị Thái Minh là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện cho người mắc các bệnh lý về viêm loét dạ dày thực quản..

  1. Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ tháo rỗng, từ đó giảm hiện tượng trào ngược.
  2. Đối với thực quản: Bao vét loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thực thực quản

Bên cạnh đó, Bình Vị Thái Minh dùng được, an toàn cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Liều dùng thông thường là 2 viên trước ăn 30 phút, mỗi ngày 2 lần. Để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng hiệu quả, bố mẹ nên liên hệ trực tiếp với chuyên gia và bác sĩ chuyên môn nhé. Hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Lời kết

Bài viết trên đã giúp phụ huynh có được cái nhìn tổng quan về hiện tượng đau dạ dày ở trẻ em. Hy vọng rằng, những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bố mẹ quan tâm hơn đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất để bé phát triển!

Tham khảo thêm tại:

https://benhvienthucuc.vn/viem-da-day-o-tre-em-va-nhung-dau-hieu-canh-bao-cha-me-can-biet/

https://bvnguyentriphuong.com.vn/khoa-nhi/viem-loet-da-day-o-tre-em-nguyen-nhan-do-dau

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...