10 loại lá cây chữa đau thượng vị hiệu quả

Có rất nhiều người ưu tiên chữa bệnh bằng các mẹo trị bệnh tại nhà từ các thực phẩm đơn giản xung quanh nhà. Vậy nếu bạn một người bị đau thượng vị và là người thích cách chữa bệnh từ các loại thực phẩm đơn giản hàng ngày. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể những loại lá cây và cách sử dụng thông qua bài viết này.

10 loại lá cây chữa đau thượng vị hiệu quả 1

Đau thượng vị được xác định là đau quanh vùng trên rốn, dưới mũi xương ức và đau hai bên mạn sườn. Bệnh thường khởi phát bằng những cơn đau. Triệu chứng đau thượng vị có thể xảy ra sau khi bạn ăn quá no, ăn những thực phẩm gây kích thích hoặc uống nhiều bia rượu, căng thẳng thần kinh…

Tùy theo từng trường hợp bệnh mà đau thường vị thường có triệu chứng:

  • Đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn.
  • Đau kèm theo ợ nóng, nóng rát vùng ngực.
  • Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu
  • Cơn đau âm ỉ kéo dài,
  • Đau thượng vị kèm theo buồn nôn, nôn,
  • Cơn đau thường về đêm nhiều hơn.

Nguyên nhân của đau thượng vị thường rất đa dạng như:

  • Do trào ngược dịch vị axit,
  • Uống nhiều bia, rượu, chất kích thích,
  • Ăn quá nhiều,
  • Do viêm loét dạ dày,
  • Do mang thai.

10 loại lá cây chữa đau thượng vị

10 loại lá cây chữa đau thượng vị 1

Người bệnh đau thượng vị có thể áp dụng nhiều bài thuốc từ những loại lá cây quen thuộc để điều trị bệnh. Một số cách chữa đau thượng vị bằng lá cây bạn có thể tham khảo dưới đây.

1. Lá cây lược vàng

Theo Đông y, lá cây lược vàng có vị chua nhẹ, tính mát và được quy vào kinh phế có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu viêm, nhuận phế, giải độc, bổ gan, bổ huyết, giúp chữa lành các tổn thương và ngăn ngừa ung thư.

Y học hiện đại nghiên cứu chỉ ra, cây lược vàng chứa một số vitamin nhóm B, steroid và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các hoạt chất này có công dụng chống viêm, kháng khuẩn cao. Ngoài ra, dịch ép của lá cây lược vàng tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Chúng có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của viêm loét dạ dày.

Bạn có thể sử dụng lá lược vàng chữa đau thượng vị theo cách dưới đây:

  • Lá lược vàng: 3-5 lá
  • Mật ong nguyên chất: 1-2 thìa.
  • Lá lược vàng đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
  • Vớt ra để thật ráo nước, cho vào cối giã thật nhuyễn và lọc lấy nước cốt
  • Cho thêm mật ong, khuấy đều uống sau bữa ăn.

2. Lá khôi tía

2. Lá khôi tía 1

Một số nghiên cứu chỉ ra, trong lá khôi tía có hoạt chất flavonoid như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn giúp chống lại các vi khuẩn HP – nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, những nghiên cứu cho thấy, hoạt chất Tanin và Glycosid trong lá khôi tía còn có tác dụng chống viêm, làm lành các vết loét trong dạ dày, đồng thời hạn chế tình trạng tăng tiết acid trong dạ dày. Do đó, chúng giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Y học cổ truyền cũng chỉ ra, lá khôi có tác dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày, kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng…Một số nghiên cứu trên động vật cho kết quả lá khôi tía làm giảm độ acid của dịch dạ dày khỉ và làm giảm nhu động ruột.

Bài thuốc từ lá khôi tía:

  • Chuẩn bị 10g lá khôi tươi hoặc khô,
  • Rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 700ml nước lọc,
  • Đun sủi rồi vặn lửa liu riu trong 20-30 phút,
  • Chắt lấy nước uống hằng ngày,
  • Nên uống vào buổi sáng tốt cho bệnh về tiêu hóa, dạ dày.

3. Sử dụng lá bàng

Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, trong lá bàng có chứa những hoạt chất: punicali, tanin, flavonoid, phytosterol,… có công dụng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường ruột.

Bài thuốc từ lá bàng trị đau thượng vị như sau:

  • Lá bàng tươi 5-6 lá,
  • Rửa sạch lá bàng tươi và đem đun với 1 lít nước,
  • Khi đun sôi thì vặn lửa nhỏ đun liu riu thêm 5 phút và tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Bài thuốc này nên kiên trì thực hiện để thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.

4. Lá dạ cẩm

4. Lá dạ cẩm 1

Theo y học cổ truyền, lá dạ cẩm có vị ngọt, đắng nhẹ, tính bình giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, lợi tiểu, trung hòa acid  trong dạ dày, làm bớt ợ hơi, ợ chua, vết loét nhanh lành và người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Y học hiện đại đã nghiên cứu chỉ ra, lá dạ cẩm có hoạt chất nổi trội là Saponin, Tanin, Alcaloid và Anthra – Glucozit,… Những hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, chống viêm tự nhiên và sát khuẩn chữa lành vết thương rất tốt.

Có 2 cách sử dụng lá dạ cẩm, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Bài thuốc 1:

  • Cây dạ cẩm khô: 7kg.
  • Đường kính: 2kg.
  • Mật ong nguyên chất: 1 lít.
  • Cho lá dạ cẩm vào nồi, đổ ngập nước đun đến khi thành hỗn hợp sền sệt.
  • Nếu cạn nước, chế thêm nước và khuấy đều.
  • Khi hỗn hợp sánh lại, bỏ thêm đường và khuấy đều cho tan và cô đặc lại.
  • Chắt thành từng chai, để nguội và đậy kín,
  • Bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
  • Mỗi khi lần dùng khoảng 10-15g, uống 2 lần/ngày trước ăn hoạt động dạ dày tiêu hoá tốt hơn.

Bài thuốc 2:

  • Lá dạ cẩm khô: 10-25g,
  • Cho vào nồi đun cùng 700ml nước,
  • Đun sủi và vặn lửa nhỏ liu riu thêm 15 phút thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống, nếu khó uống có thể cho thêm đường,
  • Chia thành 2-3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn hoặc khi thấy có cơn đau.

5. Lá hoàn ngọc

5. Lá hoàn ngọc 1

Theo y học cổ truyền, lá hoàn ngọc non nhớt, lá già có bột nhưng không có mùi vị giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày trong đó có chứng đau thượng vị. Ngoài ra, lá hoàn ngọc còn giúp điều trị một số bệnh như cảm cúm, tiểu rát, tiểu ra máu, sốt cao, tiêu chảy, tả lị, mụn lồi, sẹo lồi,…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá hoàn ngọc có chứa các chất như lupeol, flavonoid, botulin,… với khả năng thanh nhiệt, hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và kháng nấm, kháng khuẩn, điều trị bệnh về dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về đường ruột, đường tiết niệu,…

Bạn có thể sử dụng lá hoàn ngọc theo cách dưới đây:

Bài thuốc 1:

  • Lấy 5-6 lá hoàn ngọc rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng.
  • Nhai sống cùng với chút muối và nuốt hết.
  • Nên áp dụng cách này liên tục 1 tháng để thấy triệu chứng bệnh đau thượng vị giảm rõ rệt.

Bài thuốc 2:

  • Lá hoàn ngọc: 20 lá,
  • Rửa sạch và ngâm qua 1 lượt nước muối loãng,
  • Bỏ vào cối xay sinh tố cùng 100ml nước,
  • Lọc lấy nước để uống.
  • Mỗi ngày uống 1-2 lần, uống đều 2-3 lần để cải thiện triệu chứng đau thượng vị.

6. Lá nha đam

6. Lá nha đam 1

Y học cổ truyền có ghi chép lại, lá nha đam có tính hàn, vị hơi đắng, tác động đến kinh phế, tỳ và can có tác dụng chữa đau dạ dày, thượng vị, nhuận tràng, hỗ trợ phục hồi và làm lành vết thương, cải thiện rối loạn tiêu hóa.

Y học hiện đại nghiên cứu chỉ ra, trong lá nha đam có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và vitamin nhóm B, các loại acid amin cùng với khoáng chất như kali, canxi, kẽm, natri… Giúp kiểm soát lượng đường huyết có trong máu, ngăn ngừa sự phát triển và lan rộng của các vết loét vùng niêm mạc dạ dày. Bởi, trong lá nha đam có nhiều gel hoạt động như một chất bảo vệ niêm mạc. Khi vào dạ dày, nó tạo ra một lớp màng bao phủ niêm mạc, làm dịu kích ứng và ngăn không cho axit dư thừa, vi khuẩn, virus hay gốc tự do có cơ hội tấn công vào các tế bào khỏe mạnh trong dạ dày.

Trong lá nha đam có chứa lượng chất xơ và nước dồi dào, có khả năng giảm độ PH trong dịch vị. Hoạt chất glucomannans và anthraquinone giúp giảm tiết axit, đồng thời giảm hiện tượng trào ngược dạ dày và các triệu chứng khó chịu khác.

Cách dùng lá nha đam chữa đau thượng vị như sau:

  • Lá nha đam: 1-2 nhánh.
  • Đường kính: 2 thìa cà phê.
  • Lá nha đem đem rửa sạch, gọt hết vỏ cứng bên ngoài.
  • Lấy phần thịt trắng đem rửa sạch, cho vào cối xay nhuyễn cùng 10ml nước ấm.
  • Lấy 2 thìa cà phê hỗn hợp pha cùng 1 cốc nước uống trực tiếp.
  • Nên uống hỗn hợp nha đam trước khi ăn khoảng 20 phút hoặc uống khi đói để làm dịu cảm giác đau rát, khó chịu vùng thượng vị.

7. Lá trà xanh

7. Lá trà xanh 1

Trong trà xanh có chứa EGCG giúp chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm sưng viêm, xoa dịu cơn đau vùng thượng vị và cải thiện các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi.

Để sử dụng trà xanh chữa đau thượng vị dạ dày, bạn có thể áp dụng theo cách dưới đây:

  • Búp trà non: 1 nắm đem rửa sạch và vò nhẹ.
  • Cho vào ấm, hãm cùng nước đun sôi.
  • Đậy nắp, ngâm khoảng 10-15 phút.
  • Chắt lấy nước uống. ( Có thể cho thêm chút mật ong để tăng hương vị và tác dụng của bài thuốc.)
  • Nên uống 2 cốc trà/ ngày.

8. Lá bạc hà

8. Lá bạc hà 1

Lá bạc hà được biết đến với khả năng kháng khuẩn chống viêm cực tốt bởi tinh dầu trong lá bạc hà có thể làm dịu các vùng thượng vị nhanh chóng bằng cách kích hoạt phản ứng ức chế cảm giác đau có tên là TRPM8. Mùi thơm của lá bạc hà có tác dụng làm các enzyme kích thích tiêu hóa, nhờ đó giúp cải thiện các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả.

Nghiên cứu chỉ ra, hoạt chất menthol trong lá bạc hà còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh như indomethacin và ethanol. Hít tinh dầu từ bạc hà cũng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn do những cơn đau thượng vị gây ra.

Một số cách giảm đau thượng vị từ lá bạc hà bạn có thể áp dụng như:

Bài thuốc 1: Trà bạc hà

  • Lá bạc hà: 4-5 lá đem rửa sạch.
  • Cho vào ấm và đổ nước vừa đun sôi vào, đậy kín nắp  khoảng 5 phút.
  • Chắt lấy nước và uống như trà bình thường.
  • Mỗi ngày nên pha 2-3 ấm trà như vậy để uống.

Bài thuốc 2: Nhai trực tiếp lá bạc hà

Nếu bạn bị cơn đau thượng vị hoành hành chất chợt, khiến bạn buồn nôn khó chịu, bạn hãy lấy 1-2 lá bạc hà rửa sạch và nhai trực tiếp sẽ thấy các triệu chứng khó chịu biến mất nhanh chóng.

Tuy nhiên dùng lá bạc hà lại có thể không phù hợp với những người bị đau thượng vị do các cơn trào ngược dạ dày gây nên do nó có thể kích thích các cơn cơ thắt thực quản dưới làm tình trạng bệnh nặng nề hơn. Vì vậy người bệnh cần chú ý khi dùng loại thảo dược này.

9. Lá cây nhọ nồi

9. Lá cây nhọ nồi 1

Theo Đông y, nhọ nồi có tính hàn, vị hơi chua, ngọt giúp cầm máu, giải nhiệt, loại bỏ độc tố, bổ phế, tỳ, can. Nhờ vậy, ông cha ta thường sử dụng loài cây này để chữa các bệnh: Đau dạ dày, đi ngoài ra máu, viêm họng, chảy máu dạ dày,…

Theo nghiên cứu khoa học, trong lá nhọ nồi có chứa chất chống oxy hóa mạnh (tanin và flavonozit), vitamin K, Tanin, Carotene và Flavonozit giúp trung hòa hàm lượng axit trong dịch vị dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương, viêm nhiễm. Ngoài ra, lá nhọ nồi còn có khả năng đẩy lùi hoạt động của vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Cách sử dụng lá nhọ nồi như sau:

  • 1 nắm lá nhọ nồi tươi đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
  • Xay cùng 200ml nước đun sôi để nguội
  • Lọc lấy nước cốt và bỏ bã
  • Chia nước cốt làm 2 phần, uống sáng tối.
  • Uống liên tục trong 5-10 ngày

Lưu ý: Nên uống nước nhọ nồi trong ngày, không nên uống khi để qua đêm để hiệu quả của bài thuốc được tốt nhất.

10. Lá đu đủ

10. Lá đu đủ 1

Trong Đông Y, lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh liên quan đến dạ dày như đau thượng vị, viêm loét dạ dày, chống viêm, sưng, cải thiện táo bón, khó tiêu, giảm lượng acid trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả.

Các thành phần hoạt chất trong lá đu đủ có tác dụng cụ thể như sau:

  • Enzyme Papain: Giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, tiêu hóa protein trong cơ thể, tiêu hao năng lượng dư thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Chymopapain: Được ví như một loại kháng sinh, giúp chống viêm loét dạ dày, giảm các cơn đau dạ dày gây nên, các vết loét ở niêm mạc dạ dày nhanh lành.
  • Trong lá đu đủ còn chứa lượng nhỏ các chất dinh dưỡng như: vitamin A,C,E,K, chất béo, acid rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Bài thuốc 1:

  • Lá đu đủ rửa sạch, để ráo nước và cắt nhỏ.
  • Cho vào chảo sao nóng lên cùng với muối hạt
  • Cho lá đu đủ đã sao bọc vào 1 lượt vải sạch, quấn lại rồi chườm lên vùng bụng thượng vị bị đau.

Bài thuốc 2:

  • Lá đu đủ rửa sạch, cắt ra từng đoạn
  • Cho vào nồi đun cùng 500ml nước, đun sôi, sau đó vặn lửa nhỏ liu riu khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống.
  • Nên uống ngày 1 lần trước bữa ăn chính.
Những nội dung về chữa bệnh bằng đông ý, thực phẩm hàng ngày chỉ mang tính tham khảo. Nếu người bệnh tự áp dụng và không thấy hiệu quả thì lên đến cơ sở y tế để việc thăm khám được hiệu quả hơn 

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau thượng vị nên ăn và kiêng ăn gì?

Bình Vị Thái Minh – Hỗ trợ điều trị đau thượng vị hiệu quả

Để điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh có thể sử dụng thêm những thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Một trong những sản phẩm được các bác sĩ và chuyên gia đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội là Bình vị Thái Minh.

Bình Vị Thái Minh - Hỗ trợ điều trị đau thượng vị hiệu quả 1

Thành phần của 1 viên nén Bình vị Thái Minh gồm có:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): Tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin : Chiết xuất từ Dạ cẩm và lá Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật : Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Chính vì sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày nên nó mang lại sự an tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...