15++ Mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai "tuyệt đối an toàn"
Mục lục
15 Mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai an toàn và hiệu quả tại nhà
Bị đau dạ dày khi mang thai xảy ra do tử cung bị căng ra, từ đó kéo theo sự căng giãn của các cơ, dây chằng. Nguyên nhân là bởi cơ thể người mẹ đã có những thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ có thể đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ. Cho nên việc điều trị đau dạ dày cho bà bầu sẽ tập trung làm giảm triệu chứng và ổn định hệ tiêu hóa. Dưới đây là 15 cách chữa đau dạ dày khi mang thai mà các mẹ có thể áp dụng.
06 Cách chữa đau dạ dày bằng chuối xanh hiệu quả tại nhà
Cách 1: Cách chữa đau dạ dày khi mang thai bằng tinh bột nghệ và mật ong
Nghệ được nhiều người biết tới với khả năng làm lành vết thương phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Không chỉ vậy mà nghệ còn có công dụng cải thiện các cơn đau từ dạ dày. Trong khi đó mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp thai phụ làm dịu các cơn đau từ dạ dày và nâng cao sức đề kháng.
Cách thực hiện:
- Cho 2 muỗng tinh bột nghệ vào khoảng 200ml nước lọc
- Hòa vào thêm 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất rồi khuấy đều
- Nên uống 2 lần trong một ngày, trước bữa ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: Cách làm giảm đau dạ dày khi mang thai bằng trà hoa cúc
Trong Y học cổ truyền, hoa cúc có tác dụng rất tốt với bà bầu nhờ công dụng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và làm dịu nhẹ đi cơn đau dạ dày. Hoa cúc giúp mẹ bầu thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng và mất ngủ nữa.
Cách thực hiện:
- Cho tầm 5 đến 6 bông hoa cúc khô vào ly thủy tinh rồi thêm 200ml nước nóng đun sôi
- Đậy kín nắp và để nguyên trong 20 phút để các tinh chất trong hoa cúc được chiết ra hết
- Uống ngay khi còn ấm nóng
- Nên sử dụng 1 lần/ ngày sau bữa ăn.
Cách 3: Mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai bằng trà gừng ấm
Trà gừng ấm giúp mẹ bầu được làm ấm cổ họng, ấm cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, khó chịu và khó tiêu. Đồng thời, sử dụng loại trà này còn giúp cải thiện những cơn đau dạ dày, hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở niêm mạc. Ngoài ra còn bảo vệ bà bầu trước sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh khác.
- Làm sao để cải thiện đau dạ dày sau sinh mổ?
Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ gừng tươi rồi thái lát mỏng và cho vào ly nước
- Đổ thêm 200ml nước đã được đun sôi và hãm gừng trong vòng 20 phút
- Uống ngay khi trà còn ấm
- Nên sử dụng 1 ngày/lần vào buổi tối sau ăn 30 phút.
Cách 4: Làm dịu cơn đau dạ dày bằng đậu bắp
“Bị đau dạ dày khi mang thai phải làm sao” là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm hiện nay. Đậu bắp là thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và giảm táo bón trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, trong đậu bắp có chứa một lượng lớn chất nhầy pectin, khi vào cơ thể sẽ có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạch chống tình trạng viêm loét dạ dày. Đồng thời còn làm dịu cơn đau, cảm giác buồn nôn và đầy bụng. Nên các mẹ có thể an tâm sử dụng nhé. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch 50gr đậu bắp tươi rồi ngâm với nước muối
- Luộc đậu bắp chín rồi ăn ngay khi còn nóng. Có thể ăn đậu bắp vào bữa chính hoặc bữa phụ trong ngày.
- Nên ăn 2 – 3 lần/ tuần để có được hiệu quả tốt nhất.
Cách 5: Chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng cam thảo
Theo y học cổ truyền, cam thảo có tính ấm nên có tác dụng kháng viêm, giảm đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó được ứng dụng nhiều trong điều trị hỗ trợ giảm đau dạ dày, viêm vọng,…Ngoài ra cam thảo còn có giúp bà bầu mang lại cảm giác thư giãn và khí huyết được lưu thông.
Cách thực hiện:
- Cho 20gr cam thảo cùng 300ml nước lọc vào ấm rồi đun sôi trong 10 phút
- Uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Cách 6: Hỗ trợ giảm đau dạ dày bằng mật ong và chanh
Sự kết hợp hoàn hảo của mật ong và chanh mang tới nhiều công dụng hiệu quả và an toàn cho bà bầu. Mật ong sẽ giúp làm dịu các tổn thương trong niêm mạc và kháng khuẩn. Trong khi đó chanh tươi sẽ giúp làm giảm cảm giác buồn nôn của mẹ bầu, đồng thời không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
- Đau dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
Cách thực hiện:
- Cho 3 muỗng mật ong hòa tan vào 200ml nước ấm, thêm ½ nước cốt canh vào
- Khuấy đều hỗn hợp và uống khi còn ấm.
- Ngày dùng 1 lần, uống trước khi ăn khoảng 20 tới 30 phút. Lưu ý chỉ dùng nước cốt của ½ quả chanh thôi nhé, dùng quá nhiều sẽ khiến acid trong chanh bào mòn dạ dày.
Cách 7: Uống nước ép cà rốt, củ cải và dưa chuột để giảm cơn đau dạ dày
Mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai từ nước ép của các loại củ quả như cà rốt, củ cải và dưa chuột đang được nhiều mẹ lựa chọn. Thực chất từng loại củ này đã có công dụng bổ sung nhiều vitamin và chất xơ cho bà bầu rồi, đồng thời khi kết hợp với nhau còn cải thiện các triệu chứng về dạ dày rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và ngâm nước muối ½ củ cà rốt, củ cải trắng và 1 quả dưa chuột
- Gọt bỏ phần vỏ và cắt nhỏ để ép
- Chắt lấy nước và khuấy đều rồi uống trực tiếp
Cách 8: Làm dịu cơn đau dạ dày từ dầu dừa
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu có công dụng trong làm đẹp và sức khỏe, đặc biệt an toàn đối với mẹ bầu. Nồng độ acid lauric có trong dầu dừa có khả năng ức chế các vi khuẩn có hại, đồng thời hỗ trợ làm lành các vết thương ở niêm mạc dạ dày.
Cách thực hiện: Dùng trực tiếp 1 thìa dầu dừa trước khi ăn 30 phút hoặc pha vào 100ml nước ấm để uống.
Cách 9: Cải thiện đau dạ dày bằng nước ép ổi
Nước ép ổi có công dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 2 quả ổi, gọt vỏ và bỏ hạt
- Xay nhuyễn ổi cùng nửa bát nước lọc, lọc hỗn hợp qua rây để thu được nước ép ổi
- Cho thêm nước cốt chanh của ½ quả, một ít muối và đường rồi khuấy đều
- Uống trước khi ăn 30 phút.
Cách 10: Giảm cơn đau dạ dày bằng lá húng quế
Lá húng quế được cho là chứa các hợp chất có khả năng chống viêm, có thể giúp giảm thiểu sự viêm nhiễm trong niêm mạc dạ dày. Viêm nhiễm là nguyên nhân gây cảm giác đau và khó chịu cho bà bầu trong dạ dày.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoảng 10 – 15 lá húng quế
- Đun sôi lá húng quế với 300ml nước lọc trong 5 phút.
- Lọc bỏ phần bã và uống khi còn ấm.
Cách 11: Dịu cơn đau bằng lá dâu tằm
Hiện nay lá dâu tằm đang là giải pháp được nhiều bà bầu lựa chọn bởi sự an toàn và lành tính.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 200gr lá dâu tằm và để cho ráo nước
- Đun sôi lá với 200ml nước trong vòng 7 phút
- Lọc bỏ bã và pha uống hằng ngày.
Cách 12: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì? Thì bà bầu nên thêm cà rốt, táo, bột yến mạch, rau lá xanh và lê vào chế độ ăn uống của mình để hỗ trợ hấp thụ nước từ đường tiêu hóa. Chất xơ sẽ di chuyển thức ăn qua ruột một cách nhanh chóng.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp mẹ bầu đi tiêu đều đặn và không cảm thấy đầy hơi. Ngoài ra, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để dễ hấp thụ hơn và hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và cứng.
Cách 13: Uống trà thảo mộc
Uống trà thảo dược là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho các vấn đề về dạ dày khi mang thai. Lá bạc hà, mâm xôi đen và trà mâm xôi đỏ được biết là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và ngâm mâm xôi với muối.
- Để ráo nước rồi phơi hoặc sấy trong vòng 10 phút
- Cho mâm xôi vào 200ml nước rồi đun sôi, tuy nhiên đừng đun sôi trà thảo dược quá nhiều vì điều này có thể làm mất đi đặc tính chữa bệnh của nó.
- Thêm mật ong vào và uống hai lần một ngày.
Cách 14: Chườm ấm để xoa dịu cơn đau dạ dày
Sử dụng miếng chườm nóng hoặc chai nước nóng để giúp giảm đau bụng. Nên đảm bảo có rào chắn giữa da và miếng chườm nóng hoặc chai nước để tránh bị bỏng, nằm ở tư thế thoải mái rồi đặt lên bụng trên hoặc bụng dưới, đặc biệt là vị trí bị đau.
Hơi nóng sẽ làm thư giãn các cơ trong dạ dày nhờ đó giúp giảm đau do chuột rút và đầy hơi. Miếng đệm sưởi ấm rất tốt nếu cơn dạ dày là do căng thẳng và lo lắng.
Cách 15: Giữ trạng thái thư giãn
Lo lắng và căng thẳng có thể làm tăng lượng không khí nuốt vào và dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và ợ hơi. Hãy tìm “thời gian cho riêng mình” trong ngày để hít thở sâu và thư giãn. Tập yoga trước khi sinh cũng là một phương pháp khá hiệu quả.
- Chữa đau dạ dày tại nhà: Nắm chắc 6 “mẹo” bác sĩ chưa nói
Đau dạ dày khi mang thai có sao không?
Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao hay là điều này có gây ảnh hưởng cho con không ? là vấn đề khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng và hoang mang. Nhưng đau dạ dày khi mang thai không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây tác động xấu tới đời sống sinh hoạt và hiệu suất lao động. Ngoài ra có 1 ít trường hợp đau dạ dày là triệu chứng của các vấn đề như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản. Vậy đau dạ dày khi mang thai uống thuốc gì để nhanh khỏi. Việc điều trị cho bà bầu cần phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu, cho nên các mẹ không nên tùy tiện sử thuốc thuốc giảm đau, thuốc kháng H2,…Thay vào đó, hãy tận dụng các mẹo chữa đau dạ dày từ thảo dược thiên nhiên được kể đến ở trên nhằm cải thiện triệu chứng nhé. Tuy nhiên trước khi sử dụng phương pháp nào cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là 15 mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai bằng các nguyên liệu từ tự nhiên nhằm làm giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên mẹ bầu không nên quá làm dụng vào những mẹo này. Khi xuất hiện các biểu hiện đau ở bụng bất thường, tần suất nhiều, phải tới ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên môn kiểm tra chính xác nhé.