Hướng dẫn xử trí viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp hay còn gọi là đau dạ dày cấp là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, trầy xước hoặc xung huyết. Bệnh thường khởi phát đột ngột gây cho người bệnh những cơn đau bụng âm ỉ, nôn ói, ợ hơi mất nước, mệt mỏi, chán ăn. Mặc dù viêm dạ dày cấp thường mất đi nhanh và không để lại di chứng, nhưng bệnh nhân cũng cần phải có biện pháp điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày nặng.

 1

Viêm dạ dày cấp tính là gì?

Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng bệnh có phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc dạ dày, diễn ra cấp tính, đột ngột gây đau vùng thượng vị hoặc một số triệu chứng đường tiêu hóa khác.

☛ Chi tiết đọc tại: Bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên nhân đau dạ dày cấp

Tất cả những yếu tố làm phá vỡ đi sự cân bằng của yếu tố bảo vệ dạ dày (niêm mạc dạ dày, chất nhầy…) và yếu tố gây loét dạ dày (pepsin, acid clohydric, vi khuẩn Hp,…) sẽ dẫn đến đau dạ dày cấp.

Nguyên nhân đau dạ dày cấp 1

Ăn quá cay, nóng khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây đau dạ dày cấp

Một số nguyên nhân cho viêm dạ dày cấp tính có thể kể đến là:

  • Do chế độ ăn uốn kém lành mạnh: đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày cấp. Khi ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, thức ăn quá chua, uống quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, cafe, hút thuốc lá sẽ làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, các dịch acid do dạ dày tiết ra sẽ dễ dàng làm tổn thương niêm mạc dạ dày hơn.
  • Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori): là loại xoắn khuẩn Gram âm tồn tại trong môi trường có độ acid cao như dạ dày, chúng có khả năng tiết ra một loại men làm phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc bị mài mòn, acid dạ dày sẽ tiếp cận niêm mạc dạ dày gây da viêm loét.
  • Các thuốc giảm đau: thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, các kháng sinh, corticoid… làm tăng tiết acid hoặc làm giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid tấn công vào lớp niêm mạc gây viêm và xung huyết.
  • Viêm dạ dày tự miễn: hệ miễn dịch tự tấn công vào các tế bào của niêm mạc dạ dày, làm hư hại lớp chất nhầy bảo vệ cho dạ dày. Viêm dạ dày tự miễn hay gặp hơn ở những người bị các bệnh tự miễn khác, kể cả bệnh Hashimoto (là một bệnh tự miễn của tuyến giáp) và bệnh đái tháo đường typ 1.
  • Các bệnh khác: Ví dụ như Urê máu cao, HIV/ AIDS, bệnh Crohn và các nhiễm ký sinh trùng.
  • Tuổi cao: Người lớn tuổi có nguy cơ cao của viêm dạ dày vì niêm mạc dạ dày mỏng dần theo tuổi và tỷ lệ nhiễm H.pylori hoặc mắc các bệnh tự miễn cũng cao hơn so với người trẻ.
  • Tâm trạng căng thẳng: do căng thẳng tâm lý, áp lực công việc trong thời đại ngày nay quá nhiều khiến dạ dày tăng tiết acid dẫn đến mất cân bằng yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy.

Nguyên nhân đau dạ dày cấp 2

Viêm dạ dày cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính

Bệnh viêm dạ dày cấp tính dễ nhận biết vì các triệu chứng khá điển hình. Các triệu chứng diễn ra nhanh, rầm rộ, liên tục với cường độ cao, bao gồm:

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính 1
Đau nhức, nóng rát vùng thượng vị là dấu hiệu của viêm dạ dày cấp

Đau thượng vị: là triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của viêm loét dạ dày cấp tính. Cơn đau thường quặn từng cơn, đau dữ dội, kèm theo nóng rát, khởi phát sau khi bữa ăn một vài tiếng, vận động mạnh hoặc bùng phát lúc nửa đêm.

Buồn nôn hoặc nôn: ăn xong nôn ngay, thường nôn xong đỡ đau bụng. Nôn ra hết thức ăn sẽ nôn ra dịch chua, có khi nôn ra cả máu, kèm theo tiêu chảy…Khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất nước

Có thể kèm theo ợ hơi hoặc ợ chua, đắng miệng, đầy bụng khó tiêu.

Chán ăn, ăn không ngon miệng, có thể gầy đi chút ít hoặc cân nặng vẫn bình thường.

Ngoài ra nếu diễn tiến bệnh kéo dài lâu ngày không điều trị, bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nôn ói ra máu hoặc đi tiêu phân đen, do thuộc dạng loét trợt chảy máu hay đi kèm với loét thực sự chảy máu của dạ dày.

Khi các triệu chứng nói trên kéo dài một tuần lễ hay lâu hơn thì phải đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Khi có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa (ví dụ như nôn ra máu hay đi tiêu phân đen) thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để có hướng điều trị thích hợp nhất.

Xử trí khi xuất hiện cơn đau dạ dày cấp

Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày cấp. Khi có các dấu hiệu cấp tính của viêm đau dạ dày cấp, điều bạn có thể tự làm ngay tại nhà giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu như:

  • Cần điều trị ngay triệu chứng như: giảm đau, chống xuất tiết dịch vị, chống viêm hoặc chống nôn ói.
  • Dừng ăn khi có dấu hiệu viêm dạ dày cấp.
  • Uống nhiều nước sau khi nôn ói hay tiêu chảy nhiều. Có thể uống nước Oresol, nước cháo muối nhằm bổ sung nước và điện giải cần thiết.
  • Sau đó, nên nằm nghỉ ngơi để giảm hoạt động co bóp của dạ dày, cải thiện cơn đau thượng vị và cảm giác buồn nôn.
  • Ngừng các thuốc bạn đang sử dụng mà có khả năng gây ra viêm loét dạ dày, ngừng uống rượu bia…
  • Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện nếu các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Sau đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đủ chất, đặc biệt bổ sung thêm Vitamin B12.

Khi bị viêm đau dạ dày cấp nên làm gì?

Ngoài việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị cơn đau dạ dày cấp tính, khi các cơn đau đã đi qua người bệnh vẫn cần tiếp tục:

Sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày

Nếu triệu chứng khó chịu vẫn còn, bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị triệt để. Một số loại thuốc các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng là thuốc giảm tiết acid dịch vị dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Các nhóm thuốc ức chế bơm proton sẽ giúp ngăn chặn tình trạng dư thừa acid dạ dày thông qua tác dụng làm giảm tiết acid dạ dày. Ví dụ: Omeprazole, esomeprazole, …
  • Thuốc trung hòa acid (Antacid): Đây là các loại thuốc có tính bazơ nhẹ, có khả năng tạo tủa dạng gel và trung hòa acid khi tiếp xúc với acid trong dạ dày. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị như Magie hydroxyd và Nhôm hydroxyd. Ví dụ: Phospholugel, Yumagel,…
  • Thuốc ức chế thụ thể Histamin H2: Thụ thể Histamin được phân thành H1, H2, H3, trong đó H2 được biết đến với cơ chế hoạt động tại dạ dày, làm tăng acid dạ dày. Thuốc kháng Histamin H2 hoạt động bằng cách tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất acid dạ dày và kìm hãm chúng lại, qua đó giúp nồng độ acid dạ dày được trung hòa dần. Ví dụ: Cimetidine, Ranitidine,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Nhóm thuốc này có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích sự phát triển của lớp biểu mô bề mặt của dạ dày, kích thích tiết chất nhầy, làm tăng tưới máu cho lớp niêm mạc.Ví dụ: Misoprostol, Bismuth, Sucralfate,…

Ngoài việc tích cực dùng thuốc đúng liều, đúng nguyên tắc theo chỉ định của bác sĩ, việc phối hợp giữa việc điều trị không dùng thuốc cũng có tác dụng đáng kể trong điều trị bệnh viêm dạ dày cấp.

☛ Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày uống thuốc gì ?

Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt

Dạ dày có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào từ miệng để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn, nhào trộn thức ăn với men tiêu hóa tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa tiếp theo và hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột non.

Vì thế, việc điều chỉnh thói quen ăn uống là vô cùng hợp lý trong việc điều trị bệnh đau dạ dày cấp tính.

Thói quen ăn uống giúp bạn phòng bệnh tốt hơn

Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt 1

  • Tạo thói quen ăn uống đúng giờ để tạo ra nhịp sinh học ổn định cho dạ dày. Không bỏ bữa hay nhịn đói.
  • Thức ăn cần nấu chín, nấu mềm. Các loại thực phẩm khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng. Người bệnh nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong, tốt nhất là 40 – 50 độ C.
  • Ở nhiệt độ thích hợp này thức ăn dễ được tiêu hóa, hấp thu và không gây kích thích. Thức ăn nguội lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn.
  • Không ăn thức ăn sống, khi ăn cần nhai kỹ, ăn chậm. Không ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày).  Ăn nhiều bữa để không gây căng dạ dày (khi dạ dày căng sẽ kích thích tiết nhiều axit) và thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit.
  • Không nên chan canh ăn lẫn với cơm vì như vậy sẽ không nhai được kỹ, nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm. Không nên ăn quá nhiều canh trong bữa ăn vì sẽ làm cho men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay. Những thức ăn, đồ uống không nên dùng cho người mắc viêm loét dạ dày -tá tràng như: như thịt quay, thịt cá rán, nướng; thịt, cá ướp muối, các loại thịt nguội chế biến sẵn, dăm bông, lạp sườn, xúc xích, những thức ăn cứng, dai.
  • Những thức ăn nên dùng cho người mắc viêm loét dạ dày-tá tràng như: Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Thịt nạc, rau củ tươi (đặc biệt là các loại rau họ cải, vì có nhiều vitamin làm lành vết loét),…
  • Một số mẹo bạn có thể sử dụng để giảm triệu chứng khó chịu do viêm dạ dày gây ra như: uống trà gừng ấm, uống nghệ và mật ong, uống nước nha đam,…
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, nóng, chua, hạn chế các loại nước có ga, trà đặc, cà phê. Nên cai rượu, bia vì đó là chất chủ yếu gây viêm dạ dày cấp, hậu quả có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau và chống viêm.
  • Trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, nên tránh sử dụng chung vật cá nhân (thìa, muỗng, đũa, bát,…) với người khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng và các suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số hoạt động giúp giải tỏa áp lực lên hệ thần kinh như tập yoga, bơi lội, đọc sách, nghe nhạc,…
  • Nên ngủ trước 11 giờ và đảm bảo thời gian ngủ kéo dài 7 – 8 giờ đồng hồ.
  • Tránh mặc quần áo chật và ôm sát, nên thay trang phục rộng rãi, có chất liệu mềm và thoáng để tránh gây áp lực lên ổ bụng và dạ dày.

Phòng và điều trị vi khuẩn HP nếu nhiễm

Nếu trong gia đình có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, các dụng cụ dùng trong ăn, uống hàng ngày nên rửa sạch, sát trùng bằng nước nước đun sôi (vi khuẩn HP lây theo đường ăn uống).

Bên cạnh đó luôn tuân theo phác đồ và hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn, ức chế sự phát triển của bệnh. Hạn chế những di chứng mà bệnh có thể gây ra như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…

☛ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị đau dạ dày có vi khuẩn HP

Sử dụng thêm Bình Vị Thái Minh

Sau khi cơn đau dạ dày cấp tính đã được ổn định, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm nguồn gốc thảo dược để bảo vệ dạ dày, cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau dạ dày cấp tái phát. Một trong số các sản phẩm được chuyên gia y tế đánh giá cao là Bình Vị Thái Minh

Sử dụng thêm Bình Vị Thái Minh 1
Bình Vị Thái Minh – Ngăn trào ngược, lành vết viêm loét dạ dày

Trường Đại học Y Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng của Bình Vị Thái Minh trên bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng. Kết quả cho thấy sản phẩm đáp ứng tốt đối với hai bệnh lý dạ dày này. Với cơ chế bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, xử lý bệnh từ gốc, Bình Vị Thái Minh là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện.

  • Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ tháo rỗng, từ đó giảm hiện tượng trào ngược.
  • Đối với thực quản: Bao vét loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thực thực quản

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Chuyên gia hướng dẫn xử trí khi bị viêm dạ dày cấp

Lời kết

Xử lý viêm dạ dày cấp tính hoàn toàn không khó khăn nếu như bạn chuẩn bị cho mình đủ kiến thức. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc đến dạ dày – cơ quan tiêu hóa quan trọng của mình, nhằm tạo ra chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-noi/noi-tieu-hoa/viem-da-day-cap.html
  2. https://www.healthline.com/health/gastritis-acute

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...