Lý giải nguyên nhân gây ợ chua khó tiêu? Cách cải thiện?

Ợ chua khó tiêu là hiện tượng khá nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đường tiêu hóa. Trong bài viết dưới đây, dadaykhoe.vn sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách cải thiện chứng ợ hơi, khó tiêu hiệu quả nhé.

Lý giải nguyên nhân gây ợ chua khó tiêu? Cách cải thiện? 1

Nguyên nhân gây ợ chua, khó tiêu

Ợ chua là hiện tượng axit trong dạ dày trào ngược lên cổ họng, khoang miệng kèm theo dịch vị chua khé cổ khiến người bệnh cảm thấy đau khi nuốt, đau khi nuốt, rát họng. Hiện tượng ợ chua có thể kéo dài vài phút đến vài giờ và thường xuất hiện sau khi ăn. Bên cạnh đó, ợ chua thường kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy.

Ợ chua khó tiêu là hiện tượng dễ gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh 1

Sử dụng những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: sản phẩm quá hạn, có dấu hiệu ôi thiu, nấm mốc, nhiều chất bảo quản độc hại có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa, dạ dày bị tổn thương dẫn tới chức năng dạ dày suy giảm làm cho thức ăn khó được tiêu hóa hết, gây ợ chua, khó tiêu thậm chí nặng hơn nữa còn gây tình trang ngộ độc thực phẩm, đi ngoài tiêu chảy.

Lạm dụng bia, rượu, thuốc lá

Bia, rượu, thuốc lá chứa nhiều hoạt chất có thể gây tổn thương trực tiếp tới niêm mạc dạ dày và khiến cơ chế tiết axit dạ dày bị rối loạn. Từ đó, gây hậu quả là axit dạ dày tăng tiết bất thường, hạt động hệ tiêu hóa bị cản trở và lên men, sinh ra triệu chứng ợ chua, ăn uống khó tiêu.

Stress, căng thẳng kéo dài

Khi bạn stress, căng thẳng kéo dài, hệ thần kinh điều khiển hoạt động của ống tiêu hóa sẽ bị kích thích làm co những cơ quanh dạ dày gây tăng áp lực dạ dày và đẩy axit trào ngược lên thực quản gây ợ chua, ợ nóng, bỏng rát lồng ngực. Ngoài ra, căng thẳng, stress kéo dài cũng tác động lên hệ tiêu hóa ruột và dạ dày, gây tăng hoặc giảm nhu động ruột đột ngột, khiến thức ăn tiêu hóa chậm lại, ứ đọng trong dạ dày và ruột lâu hơn gây tình trạng khó tiêu và tích tụ axit trong dạ dày.

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày - tá tràng 1

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng các vết viêm, loét, tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tá tràng. Vết viêm loét xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của niêm mạc dạ dày bị bào mòn và lộ lớp dưới của ruột ra gây ra một số triệu chứng:

  • Đau bụng vùng thượng vị, cơn đau âm ỉ khó chịu.
  • Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn do dạ dày tăng tiết axit dẫn tới trào ngược dạ dày, khó tiêu hóa thức ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thường vị.
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc do thường xuyên đau bụng, đầy bụng vào nửa đêm.

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ tái phát và có nguy cơ cao trở thành một bệnh lý mạn tính và để lại các biến chứng nghiêm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được khám và điều trị từ sớm, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản 1

Trào ngược dạ dày – thực quản (GRED) là tình trạng các chất trong lòng dạ dày bao gồm thức ăn, dịch dạ dày trào ngược từ dạ dày vào thực quản, vào khoang miệng, hầu, thanh quản hoặc phổi. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản do: tác dụng phụ của một số loại thuốc, thói quen ăn uống… bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như:

  • Đau tức vùng ngực thượng vị.
  • Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi nhất là sau khi ăn no.
  • Miệng đắng, khé cổ, viêm họng, khàn giọng.

Trào ngược dạ dày – thực quản là bệnh dễ gặp và diễn biến trong thời gian dài. Bệnh không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh như: loét thực quản, hẹp thực quản và hóa ung thư. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên đi khám sớm để có biện pháp điều trị cụ thể, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Viêm hang vị dạ dày

Viêm hang vị dạ dày 1

Hang vị dạ dày nằm gần cuối dạ dày, ở trước môn vị và là phần tiếp nối của thân vị chạy sang bên phải. Vì hang vị là phần nằm ngang, gần như thấp nhất của dạ dày nên dễ vị viêm loét và tổn thương.

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng bộ phận hang vị của dạ dày xuất hiện các tổn thương như viêm, trợt loét, phù nề, xung huyết gây ảnh hưởng đến các chức năng của dạ dày. Có nhiều tác nhân dẫn tới tình trạng này như: chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, xoắn khuẩn HP, lạm dụng các thuốc giảm đau, căng thẳng stress kéo dài…

Ợ chua, khó tiêu là một trong những triệu chứng của viêm hang vị dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khó chịu như:

  • Đau bụng vùng trên rốn, lúc đầu đau âm ỉ, về sau đau có thể dữ dội, quằn quại, đau lan ra sau lưng hoặc lên ngực.
  • Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua bởi thức ăn tồn đọng ở hang vị lên men và sinh hơi gây buồn nôn.
  • Ăn uống khó tiêu do hang vị bị tổn thương, viêm loét, các chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng, gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Đi ngoài phân đen.
  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược.

Viêm hang vị dạ dày nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với những triệu chứng thông thường của hệ tiêu hóa nên người bệnh dễ bỏ qua cho đến khi tình trạng bệnh tiến triển nặng. Bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày.

Viêm xung huyết dạ dày

Viêm xung huyết dạ dày 1

Viêm xung huyết dạ dày là tình trạng axit trong dạ dày gây tổn thương, viêm loét lớp bảo vệ niêm mạc, dẫn đến hiện tượng viêm và xuất huyết dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây viêm xung huyết dạ dày như: chế độ ăn uống không lành mạnh, stress, căng thẳng kéo dài, nhiễm khuẩn Hp, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid dài ngày… gây ra một số triệu chứng khó chịu như:

  • Bụng đau âm ỉ hoặc đau dữ dội.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng, sụt cân nhanh, cơ thể suy nhược.

Một số trường hợp, viêm xung huyết dạ dày nặng có thể gây xuất huyết dạ dày, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen trong khoảng 2 – 5 ngày kể từ lúc viêm xung huyết dạ dày phát sinh. Khi đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được can thiệp điều trị ngay lập tức.

Khi nào ợ chua, khó tiêu cần đi khám bác sĩ?

Khi nào ợ chua, khó tiêu cần đi khám bác sĩ? 1

Thông thường ợ chua, khó tiêu là phản ứng bình thường của cơ thể và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ợ chua, khó tiêu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiêu hóa cần có biện pháp điều trị. Ngoài ra, trong một số trường hợp chúng đi kèm với một số triệu chứng dưới đây thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách:

  • Ợ chua xảy ra thường xuyên, tần suất hơn 2 lần/ tuần.
  • Khó nuốt, nuốt thấy đau, mắc họng.
  • Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu.
  • Buồn nôn, nôn kéo dài.
  • Chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
  • Đã dùng thuốc kê đơn mà không thấy triệu chứng thuyên giảm.

☛ Tham khảo: Thường xuyên ợ nóng, ợ chua có phải bị đau dạ dày?

Cải thiện ợ chua, khó tiêu bằng cách nào?

Có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng ợ chua, khó tiêu. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng triệu chứng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây:

Sử dụng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây 1

Căn cứ vào nguyên nhân gây ợ chua, khó tiêu, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng histamine H2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine… giúp giảm ợ chua, ngăn ngừa kích thích tế bào dạ dày sản xuất axit.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole… giúp ngăn chặn sự sản xuất axit của dạ dày
  • Thuốc trung hòa acid: Maalox, Alka-Seltzer, Rolaids, Mylanta,…
  • Thuốc giúp tiêu hóa tốt: men tiêu hóa.
Lưu ý: Những loại thuốc trên là thuốc không kê đơn giúp giảm nhanh triệu chứng ợ chua, khó tiêu. Tuy nhiên, chúng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để quá trình điều trị mang lại kết quả cao. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc nếu không được bác sỹ kê đơn.

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt 1

Thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng ợ chua khó tiêu, chúng có thể góp phần hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giảm ợ chua, đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo gợi ý dưới đây:

  • Nên bổ sung đầy đủ nước, theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên bổ sung ít nhất 2 lít nước/ ngày giúp tiêu hóa và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin, chất xơ giúp giảm thiểu tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua như thực phẩm có tính kiềm: đu đủ, chuối, lê, táo..
  • Ưu tiên những loại thực phẩm, như thịt trắng, yến mạch, trái cây có lượng axit thấp, rau họ cải… giúp hạn chế tăng tiết axit và dễ tiêu hóa.
  • Ăn sữa chua mỗi ngày giúp bổ sung lợi khuẩn thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm sự tích lũy chất lỏng hoặc khí trong dạ dày, giảm đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Tránh thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu như thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, nhiều gia vị chua, cay, nóng.
  • Tránh xa bia, rượu, cà phê, thuốc lá…
  • Nên ăn chậm, nhai kĩ, không ăn quá no cũng như để bụng quá đói.
  • Khi ngủ nên kê gối đầu cao hơn bụng để tránh trào ngược, ợ chua.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, căng thẳng, stress kéo dài.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.

Các mẹo trị ợ chua, khó tiêu

Để cải thiện hiện tượng ở chua và khó tiêu, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà như gợi ý dưới đây:

1. Uống nước ấm:

Các mẹo trị ợ chua, khó tiêu 1

Khi triệu chứng ợ chua, khé cổ xuất hiện, bạn có thể uống một cốc nước ấm. Khi uống nước ấm sẽ giúp giảm nồng độ axit trong dạ dày, làm dịu kích thích và giảm triệu chứng khé cổ, ợ chua khó chịu. Tuy nhiên, bạn nên uống với lượng nước vừa phải, uống từng ngụm nhỏ, nhâm nhi, tránh uống quá nhiều một lúc có thể khiến đầy bụng, khó chịu.

2. Massage bụng:

Massage bụng có tác dụng tích cực với hệ tiêu hóa như: giảm áp lực bên trong bụng, giúp hoạt động co bóp của nhu động ruột diễn ra trơn tru, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hạn chế tình trạng sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu. Mỗi khi xuất hiện ợ chua, bụng khó tiêu, bạn nên ngồi hoặc nằm thoải mái, kê cao đầu hơn phần bụng. Dùng tay massage nhẹ nhàng quanh phần bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng vài phút sẽ giúp giảm ợ chua, đầy bụng, khó tiêu.

3. Chườm nóng:

Hơi nóng từ túi chườm giúp kích thích lưu thông khí huyết, từ đó giảm tình trạng sôi bụng, đầy hơi ợ hơi, buồn nôn nhanh chóng. Cách thực hiện phương pháp chườm nóng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng túi chườm cắm điện, chai, lọ đổ nước nóng vào hoặc sử dụng khăn nóng để chườm vùng bụng. Áp dụng vài lần một ngày triệu chứng sẽ được cải thiện.

4. Sử dụng gừng:

Các mẹo trị ợ chua, khó tiêu 2

Theo nghiên cứu, hoạt chất gingerols và shogaols trong gừng giúp giúp lưu thông máu, giảm đầy hơi, khó tiêu, giải độc. Bên cạnh đó, gừng có tính ấm, vị cay, giảm đau, chống viêm loét, kích thích hoạt động của dạ dày, cải thiện tình trạng sôi bụng, đầy hơi, ợ chua, chống buồn nôn hiệu quả.

Để sử dụng gừng, bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Cách 1: Lấy 1 nhánh gừng, rửa sạch, cạo vỏ, đập dập cho vào cốc hãm cùng 150ml nước nóng trong vài phút. Muốn tăng hiệu quả, bạn có thể thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong khuấy đều và uống từ từ.
  • Cách 2: Lấy vài lát gừng tươi ngậm trong miệng và nhai từ từ rồi nuốt dần, ngày làm vài lần đến khi hết cảm giác khó chịu của ợ chua, khó tiêu.

5. Dùng tỏi:

Nghiên cứu đã chỉ ra, trong tỏi có chứa hàm lượng allicin giúp kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa các loại virus gây bệnh. Các hoạt chất: glucogen, các loại vitamin, aliin cao, fitonxit trong tỏi giúp giảm lượng cholesterol trong máu phòng chống được ung thư, sát khuẩn và kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng, sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi và buồn nôn cực tốt.

Để dùng tỏi, bạn chỉ cần:

  • Lấy 1 củ tỏi bóc sạch vỏ và xay nhuyễn hoặc giãn nát rồi trộn đều với đường phèn, cho vào cốc hoà thêm 60ml nước sôi, khuấy đều, chia ra uống 2 lần /ngày.
  • Trong bữa ăn hằng ngày bạn có thể bổ sung gia vị tỏi cũng cải thiện triệu chứng ợ chua, khó tiêu rất tốt.

☛ Xem thêm: Thường xuyên bị ợ chua nên ăn gì? Uống gì?

Sử dụng Bình Vị Thái Minh:

Sử dụng Bình Vị Thái Minh: 1

Bình Vị Thái Minh là sản phẩm đã được chứng minh có khả năng: Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua

Đây là sản phẩm an toàn có chứa những hoạt chất lành tính như: Giganosin (chiết xuất từ lá Dạ Cẩm và Lá Khôi), Mucosave (kết hợp giữa xương rồng Nopal và lá cây Oliu), Núc Nác và Thương Truật  giúp cải thiện triệu chứng ợ chua, khó tiêu hiệu quả.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Tóm lại:

Ợ chua, khó tiêu là triệu chứng dễ gặp, nhưng nếu để xuất hiện thường xuyên thì cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Việc bổ sung các thông tin về nguyên nhân và cách xử lý vấn đề này là việc nên làm để có một cuộc sống chất lượng hơn. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác có thể gửi đến chung tôi thông qua việc comment hoặc gọi đến số hotline: 1800.6397  để được các chuyên gia giải đáp.

Cập nhật lúc: 17/04/2024
Loading...