[Cập nhật] Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y Tế

[Cập nhật] Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y Tế 1

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng trên thực quản. Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản ngày càng cao do ăn uống không khoa học, căng thẳng kéo dài…dẫn đến việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y Tế  kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tối ưu. 

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch acid của dạ dày trào ngược lên thực quản thường gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, tức ngực, khó thở, đau bụng vùng thượng vị, …

Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng ở niêm mạc thực quản, vùng hầu họng…do lâu dần acid sẽ ăn mòn lớp niêm mạc do không có các yếu tốt bảo vệ như ợ dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản là gì? 1
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

 

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:

  • Thoát vị hoành: Đây là nguyên nhân khá thường gặp.
  • Giảm hay mất trương lực cơ thắt dưới thực quản.
  • Ăn uống: cafe, thuốc lá, rượu, chocolat, đồ ăn béo…
  • Stress kéo dài gây tăng tiết acid dịch vị.
  • Thuốc: Kháng cholinergic, theophylin, chẹn canxi, nitrin, một số loại hormon (Progesteron).
  • Nguyên nhân chậm tháo rỗng  dạ dày: acid ứ lại trong dạ dày.
  • Các yếu tố khác: thành phần chất trào ngược; mật, acid, enzyme…
  • Mức độ nhạy cảm biểu mô thực quản với các tác nhân gây kích thích.
  • Tăng áp lực ổ bụng: COPD, béo phì…
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản 1
Stress kéo dài là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng thường gặp

Các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khá phổ biến và dễ nhận biết, sau đây là một vài triệu chứng thường gặp:

Triệu chứng tại thực quản: 

  • Ợ nóng: bệnh nhân có giác nóng ran vùng ngực.
  • Trớ: là sự trào dịch vị lên vùng miệng. Có thể trớ ra thức ăn.
  • Đắng miệng, chua tại miệng.
  • Nuốt khó hoặc đau.

Các triệu chứng ngoài thực quản: đau ngực không do bệnh lý tim, đau rát họng, khó thở…

Triệu chứng thường gặp 1
Triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRÀO NGƯỢC RIS = REFLUX INDEX SCALE Theo Peter Belafsky, Koufman tại hội nghị SAN DIEGO

Trong 1 tháng nay, có những triệu chứng nào đây và dưới mức độ ra sao? 0 = Không có triệu chứng
5 = Triệu chứng trầm trọng
  1. Khàn tiếng hoặc rối loạn giọng nói
0 1 2 3 4 5
  1. Khàn tiếng hoặc rối loạn giọng nói
0 1 2 3 4 5
  1. Khàn tiếng hoặc rối loạn giọng nói
0 1 2 3 4 5
  1. Khó nuốt thức ăn, nước, thuốc
0 1 2 3 4 5
  1. Ho sau khi ăn hoặc sau khi nằm xuống
0 1 2 3 4 5
  1. Khó thở hoặc cơn ngộp thở
0 1 2 3 4 5
  1. Ho gây khó chịu, bực dọc
0 1 2 3 4 5
  1. Cảm giác vướng, như vật lạ ở họng
0 1 2 3 4 5
  1. Nóng thượng vị, đau ngực, khó tiêu, ợ hơi
0 1 2 3 4 5

Dựa vào thang điểm đánh giá trên, bạn có thể đối chiếu các triệu chứng bản thân đang gặp phải và mức độ nặng của từng triệu chứng từ đó đánh giá được một phần tình trạng bệnh của mình.

Căn cứ vào triệu chứng bệnh và mức độ của từng triệu chứng trong vòng 1 tháng qua của người bệnh có thể thấy như sau:

  • Nếu tổng điểm nhỏ hơn 5: bạn không bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nếu tổng điểm từ 5 đến 10 điểm: bạn có thể không bị hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản nhưng còn nhẹ, có thể chưa cần dùng thuốc mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý là các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm.
  • Nếu tổng điểm lớn hơn 10: 95% là bạn đã bị trào ngược dạ dày thực quản.

Bảng đánh giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề, bạn nên đi tới các cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám kịp thời và điều trị sớm.

Mục tiêu điều trị bệnh

Mỗi một phác đồ đều hướng đến 1 mục tiêu điều trị bệnh cụ thể, với bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì mục tiêu điều trị được xếp theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Điều trị triệu chứng giúp nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Làm lành viêm thực quản nếu có, tránh tái phát
  • Giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y Tế

Nguyên tắc cơ bản của điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là điều chỉnh lối sống (thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, hạn chế thuốc lá, bia rượu…) và giảm acid thực quản bằng các thuốc hay bằng phương pháp phẫu thuật chống trào ngược khi thật sự cần thiết.

1. Điều trị không dùng thuốc

1. Điều trị không dùng thuốc 1
Thay đổi lối sống giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Với những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản nhẹ, triệu chứng chưa nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị không dùng thuốc. Điều trị bằng phác đồ không dùng thuốc chủ yếu là điều chỉnh thói quen xấu trong ăn uống, lối sống sinh hoạt của người bệnh như:

Thay đổi chế độ ăn: 

  • Hạn chế ăn khuya đặc biệt là các đồ ăn nhiều dầu mỡ vì những thực phẩm nhiều dầu mỡ rất khó tiêu, làm cho hệ tiêu hóa phải tăng cường hoạt động vào buổi tối, kích thích sản sinh acid HCl, gây hại cho dạ dày, thực quản.
  • Nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, không nên ăn quá nhiều, không nằm ngay sau khi ăn. Với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, hệ tiêu hóa của họ hoạt động kém đi, việc tiêu hóa thức ăn sẽ chậm hơn người bình thường. Chính vì vậy nên ăn những thức ăn dễ tiêu và ăn một lượng ít một sẽ giúp bệnh nhân không cảm thấy quá khó chịu sau khi ăn no.
  • Tránh các thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như chè đặc, cafe, nước ngọt có gas,…Chúng làm tăng tiết acid, tăng tạo môi trường acid gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản.
  • Nên kiêng rượu, bia đặc biệt là buổi tối. Khi rượu vào cơ thể sẽ  phân hủy thành acetaldehyde đây là một chất độc với dạ dày. Đồng thời rượu còn gây kích thích tăng tiết acid gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

➤ Tìm hiểu: Thực phẩm tốt cho người trào ngược dạ dày

Thay đổi lối sống: 

  • Kê đầu giường cao 10 – 15 cm hoặc có thể dùng gối chống trào ngược sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn. Theo nguyên tắc vật lý về tính chất của trọng lực, khi thực quản được nâng cao hơn so với dạ dày thì dịch dạ dày sẽ không trào ngược lên vùng thực quản và hầu họng.
  • Tránh mặc đồ quá chật: Mặc đồ quá chật đặc biệt là vùng ngực, khiến bệnh nhân cảm thấy bị bó nghẹt, khó thở, vì vậy nên mặc những đồ rộng rãi,thoáng mát sẽ giúp cho người bệnh trào ngược dạ dày thấy vui vẻ thoải mái hơn.
  • Ngừng hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh lý đường hô hấp mà nó còn kích thích dạ dày tăng sản sinh acid HCl, điều này gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, người bệnh cần tránh xa thuốc lá.

➤ Chi tiết tại: Cách giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

2. Điều trị dùng thuốc

Với những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản nặng, gây mất ngủ, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc.

Thuốc trung hòa acid

Có tác dụng trung hòa acid dịch vị.

Thường dùng là: các muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magnesi (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như alusi, maalox, gastropulgite.. Nhóm thuốc này có ưu điểm giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày thực quản rất nhanh nhưng nếu dùng nhiều có thể gây tác dụng phụ như: tiêu chảy, táo bón…

Alginate tạo mảng trung tính ngăn dịch trào ngược hoặc chỉ trào lên ở đoạn dưới thực quản thay cho thành phần dịch dạ dày. Thuốc thường dùng: Gaviscon.

2. Điều trị dùng thuốc 1
Gaviscon – Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Thuốc kháng thụ thể H2

Thụ thể H2 có mặt tại tế bào thành của dạ dày, khi có một tác nhân nào đó sẽ tác động vào thụ thể này và gây tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày, điều này dẫn đến viêm loét dạ dày.

Thuốc kháng thụ thể H2 có tác dụng tranh chấp với thụ thể H2 tại tế bào thành, làm ức chế tiết acid dịch vị, từ đó giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

Một số loại thuốc thường dùng:

Kháng histamin H2 làm giảm tiết acid như: Tagamet, Ranitidine, Zantac..

Ưu điểm của nhóm thuốc này là thời gian tác dụng nhanh hơn so với nhóm ức chế bơm proton H+, tuy nhiên nếu dùng dài có thể gây tác dụng phụ như hội chứng vú to ở nam giới… Chính vì vậy, hiện nay nhóm thuốc kháng H2 ít được dùng hơn so với nhóm PPI.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Đây được coi là nhóm thuốc ngăn tiết acid dịch vị mạnh nhất hiện nay.

Tế bào viền của dạ dày đảm nhiệm chức năng tiết acid dịch vị tạo môi trường giúp cho sự tiêu hóa thức ăn. Cơ chế tiết acid của tế bào này khá phức tạp, nhưng ở khâu cuối cùng đều cần sự tham gia của một loại enzym có tên là H+K+ ATPase. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym H+K+ ATPase, từ đó ức chế bài tiết acid HCl do mọi nguyên nhân.

Một số thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường dùng: omeprazole, rabeprazole, esomeprazole, pantoprazole…

Thuốc bị giảm hấp thu khi dùng cùng với thức ăn, vì vậy nên dùng các thuốc ức chế bơm Proton H+ trước khi ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả điều trị tối đa.

2. Điều trị dùng thuốc 2
Omeprazol ức chế sự bài tiết acid của dạ dày từ đó ngăn ngừa trào ngược

Thuốc trợ vận động: Prokinetics

Cơ chế tác dụng: Prokinetics giúp tăng cường đào thải acid trong lòng thực quản, giúp tăng cường làm rỗng dạ dày, tăng nhu động của cơ thực quản. Thích hợp cho các bệnh nhân có triệu chứng nôn, buồn nôn, đầy bụng, chướng hơi.

Các Prokinetics điều hòa nhu động đường tiêu hóa bằng cách:

  • Ức chế thụ thể serotonin: Thuốc thường dùng như Metoclopramide,…..
  • Ức chế thụ thể Dopamin D2: Thuốc thường dùng như Domperidone……

☛ Tham khảo đầy đủ tại: “Bỏ túi” các thuốc trào ngược dạ dày

3. Điều trị ngoại khoa

3. Điều trị ngoại khoa 1

 Phẫu thuật sẽ can thiệp đến cơ thắt thực quản để điều trị trào ngược dạ dày

Điều trị ngoại khoa tức phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thường ít khi chỉ định cho bệnh nhân, chỉ khi bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nặng không đáp ứng với 2 phương pháp điều trị trên và các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản trong trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, chẳng hạn như: Axit trào ngược làm viêm loét thực quản. Từ đó dẫn đến xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa trên. Sẹo hình thành từ những tổn thương mô cũng có thể gây hẹp thực quản, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ  được thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe và bệnh lý để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

➤ Xem thêm: Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Lời kết

Trên đây là những thông tin được tổng hợp từ các tài liệu uy tín giúp bạn hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y Tế. Hy vọng rằng bài viết có thể giúp ích được nhiều cho bạn. Tuy nhiên, mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên áp dụng khi chưa có thăm khám cụ thể và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Cập nhật lúc: 17/04/2024
Loading...