Vi khuẩn hp điều trị bao lâu thì khỏi?
Chào bác sĩ!
Tôi được chẩn đoán bị vi khuẩn Hp. Tôi được biết Hp là một trong nguyên nhân chính gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Hiện tại tôi chuẩn bị điều trị và thắc mắc là " Vi khuẩn Hp điều trị bao lâu thì khỏi? Sau điều trị có cần lưu ý gì không?" Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Nguyễn Công Toản - 67 tuổi (Hiệp Thuận - Phúc Thọ)
Trả lời
Chào bác! Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến mục hỏi đáp của dadaykhoe.vn. Để giải tỏa băn khoăn của bác, chúng tôi xin giải đáp như sau:Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Đây là một loại xoắn khuẩn có dạng hình que, phần đầu có nhiều sợi lông nhỏ giúp chúng có thể di chuyển và bám dính dễ dàng trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Sở dĩ vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong môi trường acid dạ dày bởi khả năng tiết ra enzyme Urease giúp trung hòa độ acid. Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Chúng gây viêm loét dạ dày bằng cách:- Tiết ra men Urease – gây phá huỷ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid dạ dày tấn công vào lớp niêm mạc và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Tiết ra độc tố phá hủy tế bào dạ dày gây trợt, loét niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn Hp điều trị bao lâu thì khỏi?
Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi là vấn đề rất khó xác định. Việc điều trị vi khuẩn Hp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tình trạng nhiễm khuẩn, phác đồ điều trị, ý thức tuân thủ điều trị, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học của người bệnh.
Khi đã nắm rõ tình trạng nhiễm khuẩn Hp, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế acid. Với trường hợp vi khuẩn kháng thuốc sẽ khiến quá trình điều trị phức tạp và thời gian điều trị kéo dài hơn. Thông thường, một liệu trình điều trị sẽ kéo dài khoảng 15 - 30 ngày. Trong đó, sử dụng kháng sinh dùng trong điều trị khuẩn Hp cần ít nhất 10 đến 14 ngày để phát huy tối đa hiệu quả. Liệu trình tiếp tục kéo dài trong 4 đến 8 tuần nhằm điều trị triệt để các vấn đề dạ dày do vi khuẩn gây ra. Tiếp đó, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm để bác sĩ khẳng định cơ thể còn vi khuẩn Hp hay không. Nếu như các xét nghiệm cho kết quả dương tính thì người bệnh sẽ phải điều trị thêm một liệu trình nữa. Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp khó điều trị nhưng rất dễ tái phát. Dù điều trị đã khỏi, nếu người bệnh không thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học thì việc tái nhiễm vi khuẩn rất cao. Vì thế, người bệnh cần duy trì thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa sau điều trị.Các phương pháp điều trị vi khuẩn Hp
Để điều trị vi khuẩn Hp, có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:Sử dụng thuốc Tây
Thông thường, điều trị vi khuẩn Hp bác sĩ sẽ kết hợp kháng sinh và các loại thuốc kháng acid dạ dày. Giảm acid dạ dày sẽ giúp cho các loại kháng sinh có thể hoạt động hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nhóm thuốc được sử dụng:- Thuốc kháng sinh (Amoxicilline, Tetracycline, Metronidazole và Tinidazole, Clarithromycine, Bismuth): đóng vai trò chủ đạo trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Nếu không, điều trị có nguy cơ thất bại và thậm chí gây tăng nguy cơ kháng kháng sinh cho khuẩn Hp.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Bismuth subcitrate): tạo ra lớp màng nhầy bao bọc niêm mạc, tránh tác động của vi khuẩn. Nhóm thuốc này thường phối hợp với thuốc kháng sinh để vừa có thể đối phó với Hp, vừa đảm bảo lớp niêm mạc dạ dày không chịu ảnh hưởng bởi thuốc đặc trị.
- Thuốc giảm tiết và trung hòa axit (Pantoprazole,Rabeprazole,... ): hạn chế tác động của dịch dạ dày đến những thương tổn tại đây do khuẩn Hp gây ra.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hay được lưu truyền để hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp. Dưới đây là một số bài thuốc cần kể tới: 1. Dùng lá dạ cẩm Theo nghiên cứu, trong dạ cẩm có chứa các chất như saponin, alkaloid và anthraglycosid rất hiệu quả trong việc ức chế vi khuẩn Hp và một số vi khuẩn gây hại khác. Ngoài ra, y học cổ truyền đã ghi nhận, lá cây dạ cẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả nên rất phù hợp với những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp Cách sử dụng lá dạ cẩm như sau:- Lấy 20 - 40g dạ cẩm đem rửa sạch.
- Cho vào ấm, đổ nước đun sôi, hãm như hãm trà khoảng 10 - 15 phút.
- Chắt lấy nước chia làm 2 lần uống.
- Uống trước khi ăn hoặc khi có dấu hiệu cơn đau dạ dày bùng phát.
- Dùng 10 - 15g lá chè dây đem rửa sạch, phơi khô.
- Cho lá chè dây vào ấm hãm cùng 100ml nước vừa đun sôi khoảng 10 phút.
- Uống trước bữa sáng 10 phút .
- Uống liên tục 15 - 20 ngày.
- Dùng 100g lá khôi đem rửa sạch.
- Cho vào ấm đun cùng 1,5 lít nước.
- Đun sôi và văn nhỏ nửa khoảng 10 - 15 phút.
- Chắt lấy nước uống hằng ngày.
- Chuẩn bị khoảng 5 – 6 lá xăng sê tươi đem rửa sạch, để ráo nước.
- Lấy lá xăng sê nhai cùng vài hạt muối, nuốt hết nước và nhả bã.
- Nhai theo cách trên 2 lần/ ngày.
- Kiên trì khoảng 2 tuần sẽ thấy mang lại hiệu quả.
- Lá xăng đem rửa sạch, phơi khô rồi bảo quản trong túi kín để dùng dần.
- Mỗi lần dùng lấy khoảng 40 – 60g rửa qua 1 lượt nước, cho vào ấm đun cùng 1,5 lít nước.
- Kiên trì uống khoảng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Dùng 1 thìa cà phê tinh bột nghệ cùng 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
- Pha cùng 150ml nước ấm.
- KHuấy đều hỗn hợp, uống khi còn ấm.
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 tiếng.
- Uống đều đặn ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý sau điều trị vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp rất dễ tái phát. Vì vậy, dù điều trị đã khỏi hoàn toàn, người bệnh cũng nên thực hiện lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh. Để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như phòng ngừa vi khuẩn Hp tái phát, người bệnh nên thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa sau điều trị:- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian điều trị.
- Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Lựa chọn những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bổ sung thêm các loại rau củ, trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, các loại thực phảm gỏi, tái, sống.
- Tránh các loại nước ngọt có ga, bia, rượu, chất kích thích.
- Không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Nên ăn chậm, nhai kĩ giúp dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.
- Không nên nằm hay vận dộng mạnh sau ăn.
- Nên có thói quen vận động thể chất mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh bằng cách thực hiện cách bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga...
- Hạn chế thức khuya, kiểm soát tốt căng thẳng, stress.
Bình VỊ Thái Minh - hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp
Trên thị trường hiện nay chỉ có duy nhất một sản phẩm có chứa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin, đó chính là Bình Vị Thái Minh. Sản phẩm được sản xuất và tổng hợp bằng công nghệ hiện đại, sử dụng các loại dược liệu như: GIGANOSIN, Mucosave FG HIA, Núc Nác, Thương truật, Kẽm gluconat… giúp bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, xử lý bệnh từ gốc, Bình Vị Thái Minh là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện. Do Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho người sử dụng cùng công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về dạ dày như:- Giảm đau dạ dày, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
- Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
- Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Loading...