CẢNH BÁO tỷ lệ đau dạ dày ở VIỆT NAM không ngờ đến

Theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam, tính cho đến thời điểm này thì có khoảng 14 triệu người đang có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đã được thăm khám. Ở Việt Nam, gần 30% dân số và 45% dân số sống ở thành phố lớn bị đau dạ dày, đặc biệt, số ca bị ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa. Để hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những con số mới nhất về tỷ lệ đau dạ dày tại Việt Nam.

Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày?

Đau dạ dày (hay còn được gọi là đau bao tử) là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm bên trong dạ dày. Khi vết viêm loét, tổn thương không được điều trị, dần dần chúng sẽ gây bào mòn lớp niêm mạc dạ dày khiến viêm loét ngày càng nặng hơn, các cơn đau xuất với tần suất thường xuyên và trầm trọng hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày, trong đó không thể không kể đến:

  • Chế độ ăn thiếu khoa học
  • Dùng nhiều rượu bia, thuốc lá
  • Sử dụng thuốc chống viêm NSAIDS trong thời gian dài dễ gây tác dụng phụ của thuốc
  • Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori
  • Stress, căng thẳng trong thời gian dài
  • Các nguyên nhân khác: Đau dạ dày còn bắt nguồn từ: ngộ độc thực phẩm, không dung nạp với gluten, do các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, viêm tắc ruột, ảnh hưởng của xạ trị, hội chứng ruột kích thích…

☛ Chi tiết tham khảo: Top 10 nguyên nhân gây đau dạ dày

Số liệu thống kê tỷ lệ đau dạ dày ở Việt Nam

các bệnh đau dạ dày
Các bệnh đau dạ dày tại Việt Nam thường có xu hướng gia tăng

Trên thế giới, số bệnh nhân mắc bệnh dạ dày chiếm từ 5 đến 10% toàn dân số thế giới. Tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam hiện nay rất cao và có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng. Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có đến 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori).

Tỷ lệ đau dạ dày tại Việt Nam

Tỷ lệ đau dạ dày ở Việt Nam nói chung:

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, có tới 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Theo ước tính tỷ lệ bị bệnh dạ dày ở các nước phát triển khoảng 10% tăng khoảng 0,2 % hàng năm. Để lý giải cho số liệu thống kê trên, các chuyên gia cho rằng theo xu hướng phát triển của xã hội, nhiều người ưa thích đồ ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người cắt giảm thời gian ăn uống, không có thời gian nghỉ ngơi, áp lực công việc, cuộc sống… làm cho người có bệnh dạ dày sẽ bị nặng hơn, hoặc bệnh dễ tái phát.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính: 

Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến. Theo số liệu thống kê trong những bệnh nhân làm xét nghiệm nội soi, có khoảng 31% – 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên mắc viêm dạ dày mạn tính. Trong đó, có tới 63% –  94,8% tỷ lệ nhễm vi khuẩn Hp, còn lại do một số nguyên nhân khác như: thường xuyên dùng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, lạm dụng thuốc aspirin, thuốc chống viêm không steroid, diclofenac, stress, mệt mỏi kéo dài….

Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa dễ gặp. Tại Việt Nam, những năm gần đây tình trạng người mắc bệnh viêm loét dạ dày đang có xu hướng trẻ hoá và tăng cao, có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Đáng lưu ý, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Lứa tuổi mắc bệnh viêm loét dạ dày nhiều nhất là từ 40 đến 49 tuổi.

Tỷ lệ ung thư dạ dày:

Ung thư dạ dày là tổn thương ác tính được phát triển từ các lớp của thành dạ dày. Tỷ lệ ung thư dạ dày ở người trẻ cũng tăng lên đáng kể. Có khoảng 20% cho tới 25% số ca ung thư dạ dày thuộc về những người có độ tuổi dưới 40. Hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 18/20 nước có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, ước tính trên thế giới có hơn 1.033.000 ca ung thư dạ dày mới mắc và số ca tử vong là khoảng 800.000 ca. Việt Nam, năm 2018 ước tính có có 17.527 ca ung thư dạ dày mới mắc, và tỷ lệ tử vong là hơn 15.000 ca, căn bệnh này hiện ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Đây là con số rất đáng báo động.

Tỷ lệ dương tính của vi khuẩn Hp trong các bệnh dạ dày

các bệnh về bao tử
Tỷ lệ các bệnh về bao tử tại Việt Nam đáng báo động

Hiện nay, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp tại Việt Nam rất cao, tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng ở việt nam chiếm tới 70%, có tới 90% số ca viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra. Theo một số thống kê cho thấy tại Hà Nội cứ 1.000 người thì có tới 700 người nhiễm vi khuẩn Hp. Tại thành phố Hồ Chí Minh có đến 90% người bị viêm dạ dày có liên quan tới loại vi khuẩn này. Vi khuẩn Hp là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, việc nhiễm vi khuẩn Hp sẽ chuyển sang ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa của từng người, chế độ ăn uống và độc tính của vi khuẩn.

Bệnh đau dạ dày nguy hiểm không, khi nào nên đi khám?

Bệnh đau dạ dày nguy hiểm không, khi nào nên đi khám? 1

Bệnh đau dạ dày được chia thành 2 dạng: đau dạ dày cấp tính và đau dạ dày mãn tính. Đau dạ dày ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng thường khởi phát đột ngột nhưng có thể chữa khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ cũng nghiêm trọng hơn. Bệnh không được điều trị kịp thời, hay tái phát và kéo dài có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong như:

  • Xuất huyết dạ dày.
  • Thủng dạ dày.
  • Ung thư dạ dày.

Chính vì vậy, khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ đau dạ dày, người bệnh nên theo dõi và chủ động đi khám nếu có các triệu chứng dưới đây:

  • Đau bụng dữ dội vùng thượng vị kèm sốt cao.
  • Nôn ói kéo dài quá 12 tiếng liên tục
  • Đi ngoài ra máu.
  • Có dấu hiệu mất nước.
  • Đau dạ dày khi mang thai.
  • Sụt cân nhanh.

Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả 1

Đau dạ dày rất dễ kích hoạt, tuy nhiên, người bệnh có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp dưới đây:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng đau dạ dày kích hoạt. Vì vậy, người bệnh cần chú ý:

  • Ăn đầy đủ các bữa, đúng giờ, đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế các món tái sống.
  • Tránh ăn quá no hay để bụng quá đói, nên ăn vừa đủ, chia nhỏ các bữa để tránh áp lực lên dạ dày.
  • Đảm bảo ăn đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin, chất xơ để tránh áp lực cho hoạt động của dạ dày.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tránh uống nhiều nước sau khi ăn no.
  • Hạn chế ăn thực phẩm đông lạnh, nhiều chất bảo quản, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, gia vị chua cay.
  • Tránh các loại đồ uống chứa cồn, nước ngọt có ga.
  • Hạn chế ăn các món ăn vỉa hè, hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
  • Nên ăn nhạt, không nêm quá nhiều muối hay đường khi chế biến thức ăn.
  • Không nên ăn quá khuya, bữa ăn nên cách giờ đi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng.

☛ Tham khảo: Thực đơn tốt cho người đau dạ dày

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ là điều không thể thiếu giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và phòng tránh bệnh đau dạ dày. Trong cuộc sống hàng ngày, người bệnh cần thực hiện:

  • Có thói quen sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng. Nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ kéo dài khoảng 7 – 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
  • Ăn xong nên vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc và tránh đi nằm ngay.
  • Nếu thừa cân béo phì nên có kế hoạch giảm cân để phòng ngừa bệnh đau dạ dày.
  • Có thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Nếu trong gia đình có người bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp nên dùng riêng các đồ dùng ăn uống, sinh hoạt và nên rửa sạch sát trùng bằng nước nước đun sôi (vì vi khuẩn Hp lây theo đường ăn uống).
  • Có thói quen tập luyện thể dục thể thao 15 – 30 phút/ngày nhằm tăng cường cơ thắt của dạ dày cũng như đường ruột, giảm áp lực và căng thẳng lên hệ thần kinh trung ương.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc tây thường xuyên, dài ngày không theo chỉ định của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý sử dụng theo khuyến cáo dưới đây để giảm thiểu tác dụng phụ gây ra cho dạ dày:

  • Không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để sử dụng, nhất là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid khi chưa có tư vấn, kê đơn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, kê đơn  cũng như tuân thủ liều lượng thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu dùng thuốc thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào, nên ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ để được xử lý.

Ở Việt nam, tỷ lệ đau dạ dày ở việt nam ngày một gia tăng. Việc nắm rõ thông tin về bệnh cũng như hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc phòng ngừa sẽ giúp bạn có phương án kiểm soát và can thiệp bệnh sớm nhất, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Mong rằng thông tin bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn đọc thiết lập cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt hơn để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé. 

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...