Viêm dạ dày Hp âm tính là gì, nguyên nhân, cách điều trị!
Người bị viêm dạ dày được làm xét nghiệm kết quả không nhiễm vi khuẩn Hp thì được gọi là viêm dạ dày Hp âm tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu viêm dạ dày Hp âm tính là bệnh lý như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị để ngăn ngừa biến chứng ra sao? Bạn đọc hãy cùng dadaykhoe.vn tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này qua nội dung dưới đây nhé.
Mục lục
Viêm dạ dày Hp âm tính là gì?
Khuẩn Hp có tên Helicobacter pylori. Đây là một loại khuẩn xoắn có thể tồn tại trong tự nhiên, khi đi vào cơ thể theo đường thức ăn, chúng ký sinh trong dạ dày và phát triển mạnh làm tăng mức độ viêm loét. Đây cũng là nguyên nhân gây các bệnh tiêu hóa như: viêm dạ dày, loét dạ dày, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày…
Khi người bệnh có các triệu chứng bệnh dạ dày, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm vi khuẩn Hp trước khi điều trị. Các biện pháp xét nghiệm Hp:
- Kiểm tra hơi thở
- Nội soi dạ dày
- Sinh thiết mô
- Xét nghiệm phân
- Xét nghiệm máu…
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với Hp thì kết luận người bệnh viêm dạ dày Hp âm tính. Tức là viêm dạ dày có thể là do một số nguyên nhân khác như: thói quen ăn uống không điều độ, thức khuya, căng thẳng, stress kéo dài, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc do lạm dụng thuốc tây… Còn trường hợp xét nghiệm có vi khuẩn Hp tức là người bệnh bị viêm dạ dày Hp dương tính.
Dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày Hp âm tính
Khi người bệnh mắc viêm dạ dày Hp âm tính, các triệu chứng khá rõ nét. Một số biểu hiện cụ thể bao gồm:
- Đau vùng thượng vị: Đây là một trong những biểu hiện thường gặp nhất. Cơn đau thượng vị thường âm ỉ và kéo dài, cơn đau còn kèm theo cảm giác cồn cào, nóng rát. Triệu chứng đau rát thường xuất hiện lúc người bệnh ăn no hoặc khi để bụng quá đói.
- Ợ hơi ợ chua: Dạ dày tăng tiết dịch làm mất cân bằng pH dạ dày khiến người bệnh có triệu chứng trào ngược, ợ chua, khó tiêu.
- Nôn, buồn nôn: Rối loạn tiết acid dịch vị dẫn đến cơ chế đóng mở cơ tâm vị cũng bị ảnh hưởng, quá trình tiêu hóa trong dạ dày bị gián đoạn dẫn đến thức ăn bị lưu trữ tại dạ dày lâu nên người bệnh gặp triệu chứng buồn nôn, nôn.
- Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa không ổn định nên người bệnh dễ rối loạn tiêu hóa, thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy.
- Chán ăn: Các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, ợ hơi, mệt mỏi khiến người bệnh chán ăn, ăn uống không tiêu, suy nhược cơ thể, bị sụt cân trong một thời gian ngắn.
Triệu chứng của viêm dạ dày Hp âm tính có thể tăng dần nếu người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày Hp
Ăn uống không khoa học là một nguyên nhân gây viêm dạ dày Hp âm tính
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày Hp âm tính là do thói ăn ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Ngoài ra, một số trường hợp chịu ảnh hưởng của tâm lý căng thẳng và thuốc chống viêm, cụ thể được phân tích như sau:
- Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không lành mạnh tác động mạnh mẽ đến hoạt động của dạ dày. Ăn uống thiếu khoa học khiến lớp niêm mạc dạ dày tiết nhiều acid dịch vị, làm lớp niêm mạc viêm loét, nhất là ăn những món ăn nhiều gia vị cay, nóng, nhiều dầu mỡ chiên rán là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây viêm dạ dày Hp âm tính.
- Thói quen dùng chất kích thích: Bia, rượu, thức uống có cồn, chất kích thích có khả năng làm tổn thương niêm mạc và gây viêm dạ dày. Vì vậy, không nên sử dụng quá nhiều bia rượu cũng như các chất kích thích bởi chúng có thể làm cho bệnh tiến triển nặng thêm và có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
- Thói quen sinh hoạt: Không chỉ thức ăn mà ngay cả những thói quen xấu như: thức đêm, lười vận động, ăn uống không đúng bữa cũng có thể gây viêm dạ dày Hp âm tính.
- Căng thẳng, stress: Tâm lý thường xuyên căng thẳng gây ảnh hưởng nặng nề tới dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm nhiễm, căng thẳng, mệt mỏi khiến các hoạt động co bóp ở hệ tiêu hóa bị rối loạn, lượng acid dịch vị tiết ra vượt mức bình thường. Tình trạng viêm dạ dày sẽ xảy đến ngay cả khi không có sự xuất hiện của khuẩn Hp.
- Lạm dụng thuốc: Khi sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc chống viêm như nhóm chứa Corticoid, NSAID,… thì dạ dày cũng bị ảnh hưởng. Những loại thuốc này có chứa thành phần làm suy giảm chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày dẫn tới niêm mạc dạ dày bị viêm loét, chảy máu
Viêm dạ dày Hp âm tính có nguy hiểm không?
So với viêm dạ dày Hp dương tính thì viêm dạ dày Hp âm tính có mức độ nhẹ hơn và các biện pháp điều trị cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, viêm dạ dày Hp âm tính cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nhiều không kém viêm dạ dày Hp dương tính.
Viêm dạ dày Hp âm tính kéo dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm:
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Xuất huyết dạ dày
- Polyp dạ dày
- Thủng dạ dày
- Hẹp môn vị
- Ung thư dạ dày.
Điều trị viêm dạ dày Hp âm tính
Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán cho thấy bệnh nhân bị viêm dạ dày HP âm tính, bác sĩ sẽ cùng với bệnh nhân chỉ ra một số cách trị liệu như sau:
Sử dụng thuốc tây
Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm dạ dày với mục đích bảo vệ vùng niêm mạc bị viêm, giúp nhanh lành các ổ viêm loét và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Để điều trị viêm dạ dày HP âm tính, người ta dùng các thuốc sau:
- Thuốc kháng antacid gồm: Varogel, Phospholugel, Pepsane, Grangel có tác dụng trung hòa acid dịch vị và bảo vệ ổ viêm. Người bệnh nên sử dụng trước khi ăn để tránh cảm giác đau thượng vị, nôn mửa, buồn nôn, ợ hơi,…
- Thuốc kháng Histamin H2 gồm: Ranitidine, Famotidine, Cimetidin,… có tác dụng ức chế sự bài tiết acid quá mức của dạ dày. Nhóm thuốc này được dùng để điều trị viêm dạ dày âm tính và viêm dạ dày dương tính. Sử dụng thuốc kháng histamine H2 có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, nhức đầu, hạ huyết áp,… Vì vậy, khi sử dụng người bệnh nên chú ý nếu có bất cứ triệu chứng khác lạ nào xảy ra nên báo ngay với bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.
- Thuốc ức chế bơm proton gồm: Lansoprazol, Pantoprazole, Esomeprazol, Omeprazole giúp giảm bài tiết dịch vị. Tuy nhiên người bệnh sử dụng thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như nguy cơ nhiễm vi khuẩn dạ dày và tăng nguy cơ loãng xương.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm loét dạ dày uống thuốc gì?
Dùng biện pháp dân gian
Ngoài sử dụng thuốc tây điều trị viêm dạ dày Hp âm tính thì nhiều người áp dụng biện pháp dân gian bởi tính hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian thường được áp dụng:
Dùng nghệ vàng
Trong nghệ vàng có chứa hàm lượng hoạt chất curcumin khá cao, đây là chất có tác dụng chống viêm, điều hòa dịch vị và hạn chế khuẩn hại. Ngoài ra, trong nghệ vàng có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa góp phần làm lành bệnh nhanh chóng.
Cách sử dụng nghệ vàng như sau:
- Dùng 1 củ nghệ tươi rửa sạch, giã nát lọc lấy nước
- Lấy 3 muỗng cà phê nước nghệ cùng 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất hòa cùng 100ml nước ấm
- Uống 2 lần/ ngày sau bữa cơm
- Liên tục duy trì đều đặn khoảng 2 tháng
☛ Tham khảo thêm tại: Chữa viêm dạ dày bằng nghệ có tốt không?
Dùng cam thảo
Cam thảo là cây thuốc quý có vị ngọt, tính bình có tác dụng ích khí, giải độc, giảm đau, thanh nhiệt, nhuận phế, giảm co thắt dạ dày… Theo y học hiện đại cam thảo có chứa nhiều acid glycyrrhizic giúp chống viêm, giảm triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, cải thiện hệ miễn dịch, giảm đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Để sử dụng bài thuốc chữa viêm dạ dày Hp âm tính, thực hiện theo cách sau:
- Lấy 1 năm cam thảo khô rửa sạch, cho vào bình
- Chế nước vừa đun sôi vào bình và đậy nắp kín
- Ngâm khoảng 20-30 phút rồi chắt nước uống hằng ngày.
Dùng gừng tươi
Củ gừng có chứa nhiều hoạt chất zingerol giúp kháng viêm và sát trùng hiệu quả, các tinh dầu trong củ gừng kích thích vị giác, giảm cảm giác buồn nôn và kháng viêm và sát trùng hiệu quả nên rất tốt cho điều trị bệnh viêm dạ dày Hp âm tính.
Cách sử dụng củ gừng như sau:
- Chuẩn bị 1 củ gừng, 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thìa cà phê mật ong.
- Gừng đem rửa sạch, gọt vỏ, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố sau đó lọc lấy nước cốt.
- Cho hỗn hợp nước gừng, nước mật ong, nước cốt chanh vào khuấy đều cùng với nước lọc rồi uống.
- Liều lượng: Uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
Viêm dạ dày Hp cần chú ý những gì?
Ngoài việc điều trị viêm dạ dày Hp bằng thuốc hay các bài thuốc dân gian, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện triệu chứng bệnh.
Thay đổi lối sống
Trong các bữa ăn hằng ngày, người bệnh nên thực hiện các quy tắc dưới đây:
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no và để bụng quá đói giúp giảm triệu chứng đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và ợ hơi sau khi ăn.
- Các món ăn nên chế biến dưới dạng hấp, luộc thay cho chiên xào nhiều dầu mỡ, gia vị
- Tránh ăn các món ăn tái, sống
- Nên ăn chậm, nhai kĩ giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm gánh nặng cho dạ dày
- Nên ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh ăn đêm và ăn sát giờ đi ngủ
- Hạn chế căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp giảm thiểu kích thích đường tiêu hóa.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý không chỉ có lợi cho việc kiểm soát bệnh viêm dạ dày Hp mà còn giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh:
- Nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp ổn định quá trình trao đổi chất, trung hòa dịch vị dạ dày và giảm kích thích lên vùng niêm mạc bị sưng viêm.
- Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi giúp trung hòa dịch vị, giảm nóng rát, ợ hơi và buồn nôn hiệu quả.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể như ngũ cốc, trứng, thịt, cá,… nhằm nâng cao thể trạng và cải thiện hệ miễn dịch.
- Tránh các loại thực phẩm nhiều acid, gia vị cay nóng như: thực phẩm muối lên men, trái cây chua, gia vị tiêu, ớt.
- Tránh bia, rượu, nước uống có ga, có cồn, thuốc lá, cafe, trà đặc gây hại cho hệ tiêu hóa.
☛ Chi tiết hơn: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Sử dụng Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Viêm dạ dày Hp âm tính có thể được kiểm soát hoàn toàn khi người bệnh chủ động điều trị. Ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan để triệu chứng bệnh kéo dài. Ngoài thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hỗ trợ ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày Hp, bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình vị Thái Minh. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh giá cao về tác dụng vượt trội.
Bình Vị Thái Minh có chứa bộ đôi hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày. Đặc biệt là hoạt chất hedyocapitelline và hedyocapitine trong sản phẩm không chỉ thể hiện tác dụng giảm đau, chống viêm mà còn có tác dụng ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (HP) ở nồng độ rất thấp.
Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:
- Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày, giúp nhanh lành vết loét
- Ức chế vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
- Bao bọc, bảo vệ niêm mạc, giảm các cơn đau ở dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi.
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua.
Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.