Viêm loét dạ dày

Bị viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Các loại quả là những thực phẩm giàu viatmin, rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tăng sức đề kháng đặc biệt là những người mắc bệnh tiêu hóa- viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả loại quả đều có lợi và tốt cho người viêm loét dạ dày, vậy người bị viêm loét dạ dày nên ăn loại hoa quả gì? Dưới đây là một số loại trái cây mà người bệnh viêm loét dạ dày có thể lựa chọn. Mục lụcNhững loại hoa quả tốt cho bệnh viêm loét dạ dàyĐu đủ chínQuả bơChuối chín Nước dừaTáoViệt Quất LựuCherryNhững loại quả cần tránh khi bị viêm loét dạ dàyLưu ý cho người bệnh viêm loét dạ dày khi ăn trái câyBình vị Thái Minh- Phòng ngừa điều trị viêm loét dạ dày Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày không thể không kể đến chế độ ăn uống, các loại thực phẩm và chế độ sinh hoạt hằng ngày, do khuẩn H. pylori… có thể từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể bạn, gây nên tình trạng viêm loét dạ dày. Để phòng ngừa điều trị và giảm thiểu triệu chứng viêm loét dạ dày, bênh cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt để giảm thiểu bệnh tái phát.  Các loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, ngoài ra nó cũng là phương thuốc hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh. Tuy nhiên  không phải trái cây nào cũng tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Dưới đây là một số loại trái cây mà người bệnh cần lựa chọn: Những loại hoa quả tốt cho bệnh viêm loét dạ dày Đu đủ chín Ai cũng biết đu đủ là loại quả có nhiều vitamin tốt cho các bệnh dạ dày và đường ruột. Đã có nghiên cứu về lợi ích của quả đu đủ và chỉ ra: Đu đủ giúp kích thích tiêu hóa Phòng ngừa triệu chứng táo bón Đu đủ giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu của bệnh dạ dày Đu đủ có chứa enzyme papain và chymopapain giúp giảm đau dạ dày và tạo môi trường axit lành mạnh. Ngoài ra cũng lưu ý, đu đủ xanh người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh xa vì nó có rất nhiều nhựa chúng sẽ gây bào mòn dạ dày, khiến cơn đau dạ dày hành hạ bạn và vết viêm loét sẽ trầm trọng hơn. Quả bơ Theo các chuyên gia, trong quả bơ có nhiều chất xơ, chất chống viêm, chống oxy hóa giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và lành nhanh lành các vết loét. Ngoài ra chất Folate có trong quả bơ làm giảm homocysteine giúp lưu thông khí huyết, khiến cho dạ dày được thư giãn, hạn chế cơn đau do co bóp. Người bệnh viêm loét dạ dày thường xuyên ăn bơ sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm chướng bụng, đầy hơi và hấp thu được chất dinh dưỡng dễ dàng, từ đó làm giảm tần suất các cơn đau thượng vị vào ban đêm và sáng sớm. Ngoài ra bơ còn tác động tích cực tới quá trình nhu động ruột một cách tự nhiên. Có rất nhiều cách chế biến món ăn với bơ rất tốt cho bệnh viêm loét dạ dày mà các bạn có thể lựa chọn như: Sinh tố bơ Bơ dầm sữa chua Salad bơ với rau củ Bơ dầm sữa chua tốt cho bệnh viêm loét dạ dày Chuối chín Chuối là loại quả hàng đầu trong danh sách có lợi cho dạ dày bởi theo nghiên cứu trong thành phần dinh dưỡng của chuối có chứa nhiều pectin giúp kích thích nhu động ruột tự nhiên, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm bớt triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và các vấn đề khó chịu của dạ dày. Chuối có khả năng trung hòa acid dư thừa trong dạ dày và chống sưng, giảm viêm đau, giúp bôi trơn hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong chuối còn chứa các viatmin, kali bảo vệ niêm mạc và ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn Hp. Tuy nhiên không phải loại chuối nào cũng có có tác dụng với bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh nên chú ý khi sử dụng chuối như sau: Chỉ sử dụng chuối chín, chuối xanh vẫn còn nhựa sẽ làm triệu chứng bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn Không nên ăn chuối khi bụng quá đói, nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 2 phút Không nên ăn quá nhiều chuối một ngày Không nên ăn chuối khi bị đau thượng vị Nước dừa Theo các chuyên gia, trong nước dừa có chứa acidlauric, khi hoạt chất này đi vào cơ thể chúng biến đổi thành monolaurin giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và phòng tránh viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của nấm và vi khuẩn. Ngoài ra nước dừa đặc biệt giàu viatmin và khoáng chất, ít béo và ít calo, sử dụng nước dừa thường xuyên giúp tăng đề kháng, khỏe cơ bắp và tim mạch, giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và cân bằng các chất lỏng trong cơ thể. Người bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng nước dừa mỗi ngày còn giúp giảm thiểu triệu chứng táo bón của bệnh. Táo Táo rất giàu chất xơ, enzym và pectin có ích cho bệnh viêm loét dạ dày. Hoạt chất pectin trong táo giúp thúc đẩy hoạt động ở dạ dày, đường ruột, kích thích tiêu hóa. Chính vì vậy dạ dày được nghỉ ngơi nhiều hơn, không bị kích thích mạnh sẽ giảm được các cơn đau dạ dày dai dẳng, tránh được triệu chứng chướng bụng, đầy hơi. Theo các chuyên gia, bác sĩ bổ sung táo hằng ngày rất có lợi cho sức khỏe nói chung và người bệnh viêm loét dạ dày nói riêng, chúng giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất mà không ảnh hưởng đến dạ dày. Việt Quất Theo các chuyên gia nghiên cứu trong qủa việt quất có chứa hoạt chất proanthocyanidins flavonoid có khả năng chống vi khuẩn, ngăn ngừa sự kết dính của chúng trong dạ dày, giảm nhanh các cơn đau âm ỉ bên trong bụng, làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đây là loại quả chứa hàm lượng chất xơ và khoáng chất, vitamin rất lớn chúng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể, hạn chế sự nguy hại của gốc tự do, tránh cho dạ dày bị nhiễm trùng do viêm loét.  Lựu Các nhà khoa học tại Nga đã nghiên cứu và chỉ ra trong quả lựu có nhiều khoáng chất, vitamin có thể giúp giảm nhanh các cơn đau và nóng rát ở vùng thượng vị, giúp người bệnh tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn. Nếu bổ sung lượng lựu vừa đủ sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau của viêm loét dạ dày trong thời gian ngắn. Ngoài ra, quả lựu còn có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa, giảm lượng đường huyết, giảm cholestrol và phòng tránh được khá nhiều bệnh. Cherry Trong quả chery có chứa hoạt chất chống oxy hóa flavonoid chúng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn hp- loại vi khauanr gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra đây là loại quả giàu dinh dưỡng, giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm loét… Những loại quả cần tránh khi bị viêm loét dạ dày Bên cạnh những loại trái cây giàu dinh dưỡng tốt cho bệnh viêm loét dạ dày thì cũng có một số loại trái cây khiến bệnh viêm loét dạ dày ngày một trầm trong hơn có thể kể đến như: Những loại trái cây có tính axit cao: Chanh, cà chua, quýt chua, dứa… Là những loại quả  có tính axit cao, mà lượng acid trong các loại trái cây này dễ gây bào mòn, đồng thời nó còn làm tăng lượng acid trong dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh. Trái gây gây đầy bụng, chướng bụng khó tiêu: Lê, đào, hồng và mận… Những loại trái cây này  gây đầy hơi chướng bụng, cồn cào bụng  khiến triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày càng nặng hơn. Ngoài ra chúng dễ gây rối loạn tiêu hóa, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Trái cây mang tính nóng: Nhãn, vải, sầu riêng…Đây là những loại trái cây mà người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh bởi đây là những loại trái cây nhiều chất béo, gây nóng, ợ hơi, khó tiêu. Trái cây đóng hộp: Những loại trái cây đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia và lượng đường cao. Chính vì vậy khi người bệnh nạp vào cơ thể, chúng sẽ khiến dạ dày làm việc hết công suất để chuyển đổi năng lượng, dạ dày co cóp nhiều gây tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến vết viêm loét ngày càng nặng hơn. Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Lưu ý cho người bệnh viêm loét dạ dày khi ăn trái cây Mặc dù ăn trái cây rất tốt cho bệnh viêm loét dạ dày, tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý để bệnh viêm loét dạ dày không tái phát và trở nên nặng hơn: Thời gian tốt nhất để ăn trái cây là ăn sau bữa chính 30 phút- 1 tiếng. Ngoài ra không nên ăn trái cây trước khi đi ngủ bởi nó có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và có hại cho dạ dày khi co bóp tiêu hóa Không nên ăn hoa quả khi bụng quá đói vì nó sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, dễ gây bào mòn dạ dày và xuất hiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu Nên ăn trái cây rõ nguồn gốc xuất xứ, nên chọn lựa những loại trái cây sạch, an toàn Nên sử dụng hoa quả tươi chứ không ăn những loại đã để qua slaau trong tủ lạnh bởi nếu để lâu trong tủ lạnh lượng dưỡng chất bị mất đi hoặc hoa quả chín đã bị biến đổi chất dễ gây kích ứng và rối loạn tiêu hóa. Bình vị Thái Minh- Phòng ngừa điều trị viêm loét dạ dày Chế độ dinh dưỡng, trái cây mà người bệnh viêm loét dạ dày dung nạp vào cơ thể rất quan trọng. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý phòng ngừa để bệnh viêm loét dạ dày không có cơ hội tái phát. Hiểu được bệnh viêm loét dạ dày có nguy cơ tái phát rất cao, các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình vị Thái Minh với các thành phần thảo dược viên nén tiện dùng và hiệu quả. Thành phần trong 1 viên nén Bình Vị Thái Minh bao gồm các thảo dược: Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé. Chia sẻ

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em những điều bạn cần biết

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là bệnh rất phổ biến do nhiều nguyên nhân ra như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Bệnh nếu không được điều trị trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Để hiểu hơn về bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ và cách xử lý kịp thời, mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây nhé. Mục lụcThế nào là viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em?Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ?Viêm dạ dày ruột cấp do virusViêm dạ dày ruột do vi khuẩnDo kí sinh trùngDo độc tốDo tác dụng phụ của thuốcTriệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em?Đau thắt bụngTiêu chảyNôn mửa, chán ănSốtMất nước nặngViêm dạ dày ruột cấp ở trẻ khi nào cần đi khám bác sĩ?Điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho trẻĐiều trị mất nước và điện giảiSử dụng men tiêu hoáSử dụng thuốc điều trịPhòng ngừa và chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấpChế độ ăn uống an toàn cho trẻThực hiện chế độ sinh hoạt tốt cho trẻTheo dõi triệu chứng và chăm sóc trẻ Thế nào là viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em? Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em còn được gọi là: bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, cúm dạ dày. Đây là tình trạng viêm dạ dày cấp trên niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bởi hệ miễn dịch còn yếu. Mức độ của bệnh thường khác nhau, từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng, biểu hiện như: Nôn ói, tiêu chảy, phân toàn nước, đau bụng. Bình thường, bệnh có thể tự khỏi sau 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp do trẻ nôn ói và tiêu chảy quá nhiều, gây mất nước nặng, sốc và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ? Theo các chuyên gia, các trường hợp viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ chủ yếu là do virus (chiếm khoảng 70%). Ngoài ra còn do nhiễm vi khuẩn và các ký sinh trùng gây nên. Cụ thể: Viêm dạ dày ruột cấp do virus Theo các chuyên gia, virus  Rota được xem là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ. Ngoài virus Rota còn có một số loại virus như: norovirus, adenovirus, astrovirus,…Virus Rota có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp, chúng rất dễ lây vì vậy thường tạo ra các ổ dịch đặc biệt là những khu dân cư, trường học, bệnh viện.. Khi cơ thể đã nhiễm các loại virus trên thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể miễn dịch với chúng và sau này ít có nguy cơ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bệnh mắc virus đã điều trị khỏi bệnh mà vẫn có khả năng lây truyền virus cho người khác. Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn Viêm dạ dày ruột cấp do vi khuẩn lây lan qua đường ăn uống là chủ yếu nhất, chủ yếu là từ nguồn nước và thực phẩm bởi các vi khuẩn và độc tố do vi khuẩn sinh ra. Những loại thực phẩm dễ nhiễm virus nhất là: thực phẩm chưa nấu chín kĩ, thực phẩm sống, gia cầm, hải sản, trứng, trái cây, sữa chua tiệt trùng,… Đôi khi thực phẩm nấu chín kĩ, tiêu diệt vi khuẩn nhưng độc tố mà chúng sản sinh ra vẫn còn đọng lại và kết quả là gây ngộ độc thực phẩm. Nếu thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, để ở nhiệt độ phòng trong vài giờ thì chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng và tăng nguy cơ nhiễm trùng dạ dày ruột khi ăn phải thức ăn này. Những loại vi khuẩn gây ra viêm dạ dày ruột là: Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Campylobacter,…trong đó Escherichia coli, Campylobacter là phổ những loại phổ biến nhất. Do kí sinh trùng Giun, sán và một số sinh vật đơn bào như: Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Cryptosporidium,…là những loại kí sinh trùng hay gây ra viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em. Con đường lây lan phổ biến của những loại này là thông qua thức ăn và nước uống. Do độc tố Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ me có thể do các độc tố. Một số loại độc tố có trong các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày: một số loại nấm, hải sản, nước hoặc thực phẩm nhiễm asen, chì, du lượng thuốc bảo vệ thực phẩm trong rau củ quả… Do tác dụng phụ của thuốc Một số thuốc làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ bao gồm: Thuốc điều trị viêm dạ dày chứa magie Thuốc kháng sinh Một số thuốc hoá xạ trị Thuốc điều trị suy tim Digoxin trong Thuốc điều trị ký sinh trùng Thuốc điều trị táo bón Trong các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp, mất nước và nhiễm toan chuyển hoá được đánh giá là những triệu chứng thường gặp nhất. Bạn có thể bù nước và điện giải cho bé, không cần dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em? Bình thường, các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ sẽ xuất hiện sau từ 1-3 ngày kể từ khi có các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ. Các triệu chứng của bệnh ở mỗi trẻ khác nhau tùy theo thể trạng, khả năng miễn dịch mà biểu hiện bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em có những biểu hiện dưới đây: Đau thắt bụng Triệu chứng đau thắt bụng ở trẻ khi bị viêm dạ dày ruột cấp cha mẹ thường lẫn với các cơn đau bụng thông thường. Khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần trước hoặc sau khi ăn. Vị trí đau trên rốn hoặc quanh rốn, các cơn đau bụng thường diễn ra về đêm, âm ỉ kéo dài và dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền. Tiêu chảy Tiêu chảy là một trong những triệu chứng tiêu biểu của viêm dạ dày ruột cấp. Với trẻ nhỏ, trẻ được xem bị tiêu chảy khi số lần đi ngoài gấp đôi bình thường hoặc đi tiêu chảy từ 3 lần trở lên/ ngày. Dấu hiệu của phân nhiều nước, có thể kèm nhầy, mủ, máu trong phân. Hầu hết các biểu hiện ở mức độ vừa và khỏi trong vòng vài ba ngày, đôi khi kéo dài đến cả tuần. Nôn mửa, chán ăn Nôn mửa, chán ăn là một trong những triệu chứng chính bị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ, thường là ở các bé dưới 2 tuổi. Trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc có lẫn máu, triệu chứng này kéo dài khoảng hơn 1 ngày. Do nôn kèm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên trẻ thường chán ăn và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé bị kém đi dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm tăng cân. Sốt Trẻ sốt cao, nếu cha mẹ không chú ý và có biện pháp hạ nhiệt kịp thời, trẻ có thể bị co dật. Mất nước nặng Trường hợp nôn và đi ngoài và sốt cao kéo dài khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với mất nước nặng. Biểu hiện mát nước nặng ở trẻ cha mẹ cần chú ý: Miệng khô Ít đi tiểu Tay, chân lạnh Khi khóc ít nước mắt Da khô, nhăn nheo hoặc nhợt nhạt Mắt trũng và / hoặc thóp lõm Khi trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ nên cho đi trẻ đi khám ngay để tránh biến chứng xấu có thể xảy ra. Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ khi nào cần đi khám bác sĩ? Bé bị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ thông thường tự khỏi sau 3-4 ngày, những triểu chứng đi ngoài, tiêu chảy và nôn sẽ tự biến mất sau vài ngày, cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ có biểu hiện nặng cần sự can thiệp của bác sĩ. Dưới đây là một số dấu hiệu ở trẻ, cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám: Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có các biểu hiện sau thì cha mẹ hãy đưa bé đi bệnh viện ngay: Trẻ cao không dứt, sốt trên 38 độ C Trẻ có các bệnh lý: đái đường, bệnh tim, trẻ có tiền sử sinh non thiếu tháng. Trẻ tiêu chảy, nôn nhiều kèm bỏ ăn Trẻ nôn nhiều, nôn ra máu, ra dịch xanh, vàng từ 3 ngày trở lên, không thể uống hay ăn bất cứ thứ gì Đau bụng dữ dội Tiêu chảy lẫn máu từ 3 ngày trở lên Sốt cao, ngủ nhiều, lơ mơ Tay chân lạnh, da nhợt nhạt, cứng cổ, nổi phát ban Xuất hiện các triệu chứng mất nước nghiêm trọng: Môi khô, da nứt nẻ, thóp lõm, ít tiểu. Trẻ có tiền sử mắc bệnh viêm dạ dày cấp, có hệ miễn dịch yếu, hoặc mắc bệnh về thận, bệnh viêm ruột,… Điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ Điều trị mất nước và điện giải Triệu chứng tiêu chảy, nôn và sốt của viêm dạ dày ruột cấp khiến cho trẻ bị mất nước. Vì vậy truyền dịch là cách giúp bù nhanh các thành phần dinh dưỡng, chất điện giải, nước bị mất trong cơ thể, giúp trẻ bù nhanh các dưỡng chất cần thiết, ổn định tim mạch cũng như giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Thông thường, mất khoảng 4 giờ để truyền dịch cho trẻ. Sau đó, trẻ sẽ được theo dõi và đánh giá lại. Bên cạnh truyền tĩnh mạch, trẻ có thể được bổ sung dịch qua đường uống. Với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, chỉ cần cho trẻ bú nhiều hơn và không cần sử dụng thêm các biện pháp bù nước khác. Sử dụng men tiêu hoá Sử dụng men tiêu hóa có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm bớt vi khuẩn có hại và giảm viêm cho trẻ. Một số vi sinh vật trong men vi sinh như lactobacillus (trong sữa chua) có tác dụng giảm tiêu chảy sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, sử dụng men vi sinh chỉ có tác dụng hỗ trợ viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ chứ không giúp điều trị bệnh nếu bệnh tiến triển nặng hơn. Sử dụng thuốc điều trị Trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng thể, đặc biệt đo nhiệt độ, đánh giá tình trạng mất nước, phản ứng thành bụng,…Với trường hợp viêm dạ dày ruột cấp mức độ nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà với việc bù nước và điện giải chống mất nước cho bé. Để xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin liên quan như: Các triệu chứng xuất hiện khi nào? Sử dụng thực phẩm trước khi bị bệnh, trẻ tiếp xúc môi trường như nào… Ngoài ra, bác sĩ  yêu cầu  cho trẻ làm một số xét nghiệm: máu, phân. Phác đồ điều trị đưa ra phụ thuộc vào nguyên nhân mức độ bệnh của trẻ. Trường hợp bé bị mất nước nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như: Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid ( chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi) Thuốc chống nôn, giảm nôn: chẳng hạn như Ondansetron, Metoclopramide để giúp giảm nôn ở trẻ. Thường được dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch Thuốc kháng sinh: chỉ trong trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn và triệu chứng ở nên nghiêm trọng mới được dùng chúng. Thuốc điều trị kí sinh trùng: metronidazole và nitazoxanide dùng trong trường hợp viêm dạ dyaf ruột do nhiễm ký sinh trùng Lưu ý: Sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ thường không cần thiết, bởi đôi khi chúng phản tác dụng và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, nó có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột trẻ. Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp viêm dạ dày ruột nặng, được xác định nguyên nhân là do vi khuẩn và sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp Chế độ ăn uống an toàn cho trẻ Nên chọn lựa những nguồn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho trẻ Thức ăn cho trẻ cần nấu chín kỹ, tránh gây đầy bụng, tiêu chảy và loại bỏ các loại vi khuẩn khiến. Nguồn nước uống cho trẻ thật đảm bảo, cần đun sôi để nguội. Nên cho trẻ uống nhiều nước để bù chất điện giải và khoáng bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Bạn cũng có thể thay bằng sữa mẹ với các trẻ còn đang trong độ tuổi sơ sinh. Các món ăn cho trẻ nên chế biến dưới dạng, loãng và nhiều chất dinh dưỡng dễ tiêu như súp, cháo, cơm nhão Với các thực phẩm chưa đạm như thịt, cá, tôm nên băm nhỏ và nấu nhừ, kĩ sẽ giúp dạ dày và đường ruột của bé dễ dàng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng trong tình trạng đang bị tổn thương. Không nêm nên quá nhiều gia vị vào trong thức ăn cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp bởi sẽ khiến niêm mạc đường ruột của bé bị kích ứng và làm tăng tiết axit dạ dày. Không nên ăn đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga bởi chúng gây khó tiêu và làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu cho bé. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên để bé ăn quá no để giảm gánh nặng lên đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng buồn nôn, nôn ói mà vẫn đảm bảo cơ thể bé vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian bị bệnh. Nên cho trẻ ăn những thức ăn ấm, tránh ăn thức ăn quá nóng bởi thức ăn khi còn nóng có thể khiến dạ dày của trẻ bị tổn thương nặng hơn, thức ăn quá nguội để lâu bên ngoài môi trường dễ khiến vi khuẩn phát triển Theo dõi, ghi chép lại thực đơn hằng ngày của trẻ để tránh sử dụng các thực phẩm trẻ từng bị dị ứng trong thực đơn của bé. ☛ Tham khảo thêm tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì Thực hiện chế độ sinh hoạt tốt cho trẻ Thường xuyên vệ sinh, rửa tay và vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ Nhà cửa, đồ đạc, đồ chơi cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát Nên dùng riêng đồg ăn, bát đũa, cốc chén cho trẻ. Cho trẻ có không gian nghỉ ngơi rộng rãi, thoải mái. Tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như trường học, nhà trẻ, công viên,… để hạn chế sự lây lan của bệnh. Lưu ý: Nên cho trẻ nhỏ vắc xin rotavirus khi được 2 đến 3 tháng tuổi để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp Theo dõi triệu chứng và chăm sóc trẻ Trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp bị mất nước do nôn và tiêu chảy quá nhiều, chính vì vậy, nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ là bù lại dịch đã mất. Với trẻ bú mẹ hoặc uống sữa, nên tiếp tục cho trẻ bú như bình thường nhiều lần. Với trẻ lớn hơn, bổ sung ăn cháo, thực phẩm loãng, uống nhiều nước Trẻ bị sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt như paracetamol dạng nước uống hoặc đặt hậu môn với liều duy nhất trung bình là 10-15ml/kg theo cân nặng của con bạn, uống 3-4 lần/ngày. Có thể bổ sung dung dịch bù nước và điện giải như Oresol, Hydrite dạng gói cho trẻ em.  Bạn hòa tan một gói với 200ml nước uống hoặc theo chỉ định của bác sỹ. Cho trẻ uống theo nhu cầu cho đến khi trẻ ngừng tiêu chảy hoặc nôn. Tuy nhiên, cho trẻ uống theo nhu cầu và hướng dẫn đến khi trẻ ngừng nôn, tiêu chảy. Lưu ý: Không nên cho con uống bất kỳ loại thuốc nào không theo đơn của bác sỹ, không tự ý ngưng hay bỏ thuốc hoặc đổi liều sử dụng. Nếu triệu chứng của trẻ kéo dài và có dấu hiệu nặng thêm, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám xét và điều trị.. Trên đây là những thông tin về bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ và cách điều trị, chăm sóc và phòng ngừa. Hy vọng, qua thông tin chúng tôi cung cấp, cha mẹ sẽ có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống mà không theo đơn hay chỉ định của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc có thể gây biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Chia sẻ

Các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc tây thì nhiều người còn tìm hiểu cách chữa viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc dân gian. Ưu điểm của những bài thuốc này là có nguyên liệu dễ kiếm, áp dụng tại nhà đơn giản.  Để hiểu hơn về các bài thuốc nam điều trị ra sao, các bạn có thể tìm hiểu cụ thể từng bài thuốc qua thông tin dưới đây nhé. Mục lụcBệnh viêm loét dạ dày là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dàyThuốc nam trị viêm loét dạ dày có hiệu quả không?Ưu điểm Nhược điểm:Các bài thuốc nam trị viêm loét dạ dày1. Chữa viêm loét dạ dày từ lá khôi tía2. Cây nha đam trị viêm loét dạ dày3. Củ nghệ vàng trị viêm loét dạ dày4. Điều trị viêm loét dạ dày với lá mơ lông5. Cây lược vàng trị viêm loét dạ dày6. Chữa viêm loét dạ dày từ cây dạ cẩmLưu ý khi sử dụng bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dàyBình Vị Thái Minh giải pháp cho người viêm loét dạ dày, thực quản hiệu quả Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Viêm loét dạ dày là những tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này gây ra bởi các dịch vị của tiêu hóa có tính axit tiết ra từ dạy dày bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh khi tiếp xúc với thức ăn hoặc dịch vị dạ dày. Bình thường nếu những vết loét nhỏ viêm trợt hang vị dạ dày thì có thể tự lành nếu bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống. Tuy nhiên, đối với những vết loét dạ dày lớn và sâu  kèm theo những triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân không kịp thời điều trị, thì bệnh có thể có diễn biến nặng hơn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày ở mỗi người là khác nhau, có những người gặp tình trạng khó tiêu, đau bụng hoặc có rất ít sự khó chịu và khó nhận ra bởi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu chính của bệnh mà bạn có thể tham khảo: Đau vùng thượng vị Đau bụng là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau tập trung ở vùng thượng vị và thường kéo dài âm ỉ hoặc là kéo dài từng cơn kèm theo cảm giác nóng rát. Cơn đau có thể xuất hiện vào lúc bụng đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài vài phút đến vài tiếng đồng hồ và có tính chất theo chu kỳ thường hay tái phát Đầy hơi, ợ chua Người bệnh có cảm giác khó chịu ở dạ dày và có triệu chứng: Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng đầy hơi, ợ rát họng vì axit trong dạ dày tăng cao Có cảm giác buồn nôn và nôn nao Rối loạn tiêu hóa Người bệnh viêm loét dạ dày rất dễ rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc táo bón bởi hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến tình trạng chán ăn, mệt mỏi ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp Thuốc nam trị viêm loét dạ dày có hiệu quả không? Ưu điểm  Cây thuốc nam quanh nhà dễ tìm, giá thành rẻ Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam an toàn, lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ. Có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân, không cần thăm khám Nhược điểm: Các bài thuốc nam có nguồn gốc tự nhiên nên có tác dụng chậm, vì vậy người bệnh cần phải kiên trì lâu dài mới có kết quả Chỉ hiệu quả khi bị loét nhẹ, tức là mới có triệu chứng viêm loét Nếu nhận biết không đúng bệnh mà cứ theo điều trị sẽ mất thời gian và công sức, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng thuốc Nam chỉ nên áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu, loét nhẹ tức là khi mới bắt đầu có những biểu hiện đau tức thượng vị  Khi bệnh tiến triển nặng, vết loét sâu, rộng gây các triệu chứng như đau bụng dữ dội, ơ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, mất ngủ, khó tiêu…ảnh hưởng đến sinh hoạt, thì những dược chất trong các cây thuốc Nam chưa đủ để khắc phục những tình trạng này. Lúc này người bệnh cần thăm khám chuyên sâu để các chuyên gia, bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị bệnh phù hợp hơn. Các bài thuốc nam trị viêm loét dạ dày 1. Chữa viêm loét dạ dày từ lá khôi tía Lá khôi tía hay còn gọi là đơn tướng quân, đây là cây thuốc nam được rất nhiều người biết đến với rất nhiều tác dụng nhất là trị viêm loét dạ dày. Trong lá khôi tía có hoạt chất tanin và glucosid có tác dụng làm trung hòa giảm nồng đô acid trong dạ dày, khi acid dịch vị dạ dày giảm sẽ hạn chế sự bào mòn niêm mạc, làm cho các tế bào niêm mạc phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra lá khôi tía còn có tác dụng đặc biệt hơn là làm se lành vết thương, kích thích lên da non nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng. Cách dùng lá khôi tía chữa bệnh viêm loét dạ dày như sau: Chuẩn bị: Lá khôi tía: 80g Khổ sâm: 12g Rau diếp hoang ( bồ công anh ): 40g Chế biến: Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước Đun đến khi sủi và vặn nhỏ lửa liu riu tầm 10 phút và chắt nước uống Cách dùng: Chia lượng nước chắt ra thành nhiều phần uống trong ngày Nên hãm nước chắt trong ấm giữ nhiệt bởi uống ấm có tác dụng tốt hơn 2. Cây nha đam trị viêm loét dạ dày Theo y học cổ truyền, cây nha đam có tính kháng viêm tiêu độc, sát khuẩn và giúp thanh nhiệt cơ thể, kích thích tiêu hóa trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, cây nha đam chứa vitaminE, C,B và các loại axitamin có tính oxy hóa, xoa dịu kích ứng và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tấn công của axit và vi khuẩn HP Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi Chế biến và dùng: Rửa sạch lá nha đam và gọt vỏ lấy phần rượt của lá nha đam đem xay nhuyễn hoặc dầm nát Pha phần nha đam đó với nước uống trước bữa ăn khoảng 30 phút 3. Củ nghệ vàng trị viêm loét dạ dày Nghiên cứu đã chỉ ra, củ nghệ có rất nhiều tác dụng trong lĩnh vực làm đẹp, ẩm thực, chữa những bệnh về tiêu hóa như dạ dày, ruột…  Bởi trong củ nghệ có chứa hàm lượng curcumin nhiều hơn so với các nguyên liệu tự nhiên khác. Các hàm lượng hóa học trong củ nghệ vàng giúp chống lại tình trạng viêm loét dạ dày bằng cách ức chế quá trình viêm, giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, kích thích dạ dày tiết ra chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc đang bị tổn thương. Người bệnh hay những người có triệu chứng về các bệnh dạ dày, đường ruột được khuyến khích thường xuyên sử dụng nghệ vàng trong những món ăn hằng ngày để cải thiện những triệu chứng bệnh về tiêu hóa đồng thời phòng ngừa ung thư. Dưới đây là bài thuốc của củ nghệ vàng trị viêm loét dạ dày: Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi hoặc có thể thay nghệ tươi bằng 1 thìa cafe bột nghệ Mật ong: 2 thìa Chế biến: Nếu là nghệ tươi: Giã nát 1 củ nghệ hòa hòa thêm 1 cốc nước đun sôi để nguội. Trộn đều hỗn hợp và vắt lấy nước, bỏ thêm mật ong hòa tan và uống Nếu là bột nghệ thì đơn giản hơn, hòa lẫn bột nghệ và mật ong đã chuẩn bị với 200ml nước và dùng luôn Cách dùng: Mỗi ngày nên uống đều 2 lần sáng tối để có hiệu quả tốt nhất Chú ý: Những phụ nữ mang thai không nên dùng bột nghệ hoặc nghệ để điều trị viêm loét dạ dày Những người mắc bệnh về sỏi thận, túi mật hoặc chuẩn bị làm phẫu thuật cũng không nên dùng nghệ để điều trị 4. Điều trị viêm loét dạ dày với lá mơ lông Lá mơ lông hay còn được gọi là lá mơ tam thể, chúng có chứa nhiều sulfur dimethyl disulphit- loại hoạt chất có công dụng tương tự như kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh trong dạ dày. Không chỉ vậy, lá mơ lông còn có tác dụng giảm đau, tiêu độc, giảm phù nề ở niêm mạc dạ dày. Sử dụng lá mơ lông sẽ cải thiện được những triệu chứng của bệnh như: Ợ nóng, ợ chua, ăn không tiêu, đi ngoài, đau rát vùng thượng vị… Chuẩn bị: Lá mơ lông: 20-30g Chế biến: Lá mơ lông rửa sạch, để ráo nước Bỏ máy xay sinh tố say nhuyễn với chút nước Lọc lấy nước uống Cách dùng: Uống trước khi ăn, nếu khó uống thêm 1 chút muối Ngày uống 1-2 lần tùy vào triệu chứng nặng nhẹ của bệnh 5. Cây lược vàng trị viêm loét dạ dày Theo phân tích và nghiên cứu về cây lược vàng, các nhà khoa học đã chỉ ra trong cây lược vàng có nhiều hoạt chất sinh học như: Steroid hay flavonoid. Đây là những hoạt chất có tác dụng tương tự như một loại thuốc kháng viêm giúp làm lành các tổn thương trong dạ dày và giúp giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày như: Đau bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát… Chuẩn bị: 1 nắm lược vàng: 2-3 g Chế biến: Rửa sạch lược vàng và để thật ráo nước Thái nhỏ cho vào bình ủ Đổ ngập nước đun sôi để nguội và ủ trong khoảng 10-12 tiếng. Cách dùng: Rót uống nhiều lần trong ngày 6. Chữa viêm loét dạ dày từ cây dạ cẩm Từ những năm 1962, các bác sỹ ở bệnh viện Lạng Sơn đã dùng Dạ cẩm điều trị thử nghiệm cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày và nhận thấy người bệnh giảm đau, bớt ợ chua và làm se vết loét rất hiệu quả, nên Dạ cẩm còn được mệnh danh là thuốc chữa dạ dày “thần kỳ” của người Lạng Sơn. Dựa trên kinh nghiệm của người Lạng Sơn, tác giả Lại Quang Long năm 2002 tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã nghiên cứu cho thấy Dạ cẩm có tác dụng chống viêm tốt trên cả tình trạng viêm cấp và mạn tính của bệnh viêm loét dạ dày. Kết quả cho thấy Dạ cẩm làm giảm 32,35% tình trạng viêm dạ dày cấp tính và giảm 27,57% tình trạng viêm dạ dày mãn tính, giảm tình trạng đau tới 56,9%.Quá trình viêm được khống chế, người bệnh không còn cảm thấy đau âm ỉ, bứt rứt do vết loét dạ dày gây ra. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo: Nước sắc dạ cẩm: Dạ cẩm đã phơi và sấy khô: 30-35gr Bỏ vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước Đun sôi và để lửa liu riu 15-20 phút Chắt ra uống, có thể uống nóng hay nguội Lưu ý:  Nếu cảm thấy khó uống, có thể thêm 1-2 thìa mật ong để giảm vị đắng. Nên uống 3 lần/ 3 bữa1 ngày, uống sau ăn 30 phút Làm cao dạ cẩm: Dạ cẩm khô hoặc tươi rửa sạch Cho vào nồi đun với nước cùng đường kính và mật ong vừa đủ Đun các nguyên liệu trên khi các thành phần hòa quện với nhau thành cao Thời gian đun có thể mất vài ngày Làm bột dạ cẩm và cam thảo: Chuẩn bị dạ cẩm và cam thảo khô: 5 kg dạ thảo, 1 kg cam thảo Xay mịn 2 loại dược liệu trên trộn đều với nhau Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần 10-15gr  hòa với nước và uống Nếu thấy khó uống có thể pha thêm chút đường Lưu ý khi sử dụng bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày Mặc dù sử dụng các bài thuốc nam điều trị viêm loét dạ dày là rất tốt, không có tác dụng phụ, tuy nhiên để giúp đẩy nhanh tính hiệu quả của các bài thuốc nam, người bệnh cần lưu ý: Tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh: Không bia rượu, thuốc lá, tránh thức khuya và thần kinh căng thẳng. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn chín, uống sôi, bổ sung đầy đủ nước và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ vì nó chỉ khiến bệnh viêm loét dạ dày thêm trầm trọng. Có thể sử dụng những bài thuốc nam cùng các đơn thuốc Tây y hay không, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thầy thuốc trước khi dùng. Chữa viêm loét dạ dày bằng các loại thuốc nam tuy có hiệu quả, nhưng công đoạn chuẩn bị khá phức tạp, không phải ai cũng có thời gian để tìm mua nguyên liệu đảm bảo, kiên trì sắc thuốc, uống liên tục được như vậy. Chưa kể nếu sắc thuốc hoặc bảo quản không đúng cách thì không những không có tác dụng mà còn khiến tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn. Để khắc phục những nhược điểm trên mà vẫn tận dụng được ưu điểm của từng cây thuốc nam, các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu quy trình chiết xuất phối hợp các hoạt chất từ các dược liệu quý giữa khoa học hiện đại của phương Tây và Y học cổ truyền Việt Nam thành công thức hoàn chỉnh được ứng dụng và phát triển thành sản phẩm Bình Vị Thái Minh. Sản phẩm mang đến giải pháp mới: An toàn – Hiệu quả cho người bị viêm loét và trào ngược dạ dày. Bình Vị Thái Minh giải pháp cho người viêm loét dạ dày, thực quản hiệu quả Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược tốt cho dạ dày bao gồm: Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày Ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau. Như vậy Bình vị Thái Minh giúp: Trung hòa, giảm acid dịch vị, hạn chế hiện tượng trào ngược acid dạ dày Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY Chia sẻ

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tốt không?

Nhiều nghiên cứu tin cậy đã chỉ ra nghệ có tác dụng rất tốt cho cơ thể và não bộ. Những lợi ích sức khỏe dựa trên bằng chứng khoa học của nghệ có nhiều hoạt chất ngăn ngừa bệnh và tốt cho một số bệnh lý về tiêu hóa. Vậy nghệ có tác dụng gì với bệnh viêm loét dạ dày? Và chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tốt không? Các bạn hãy tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây nhé. Mục lụcTìm hiểu về cây nghệThành phần của nghệChữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tốt không?Trị viêm loét dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàngChữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tốt không?Các bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày bằng nghệDùng nghệ tươi trị viêm loét dạ dàyDùng tinh bột nghệ trị viêm loét dạ dàyBình vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả Tìm hiểu về cây nghệ Tên gọi: Cây nghệ hay còn có tên là: Uất kim, khương hoàng, safran des Indes. Tên khoa học: Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.). Cây thuộc họ gừng Zingiheraceae. Thành phần của nghệ Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần của nghệ gồm có: Thân củ nghệ có chứa curcuminoid (6%), là thành phần tạo màu vàng cho nghệ, Lượng curcumin chiếm khoảng 70-80% khối lượng. Trong thân rễ nghệ còn chứa tinh dầu (2-7%) với các thành phần chính: Artumeron, zingberen, borneol. Ngoài ra, trong củ nghệ còn có chứa những thành phần hóa học với hàm lượng thấp hơn như: Demetoxycurcumin, bisdemetoxycurcumin, dihydrocurcumin, phytosterol, các acid béo và polysaccharid… Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tốt không? Trị viêm loét dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng Có 2 loại nghệ: Nghệ đen và nghệ vàng. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng là tốt là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Dưới đây là một số thông tin về tính chất, hoạt chất của từng loại: Nghệ vàng: Trong nghệ vàng có chứa hoạt chất cucurmin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có tính kháng viêm rất mạnh. Khi sử dụng đều đặn, curcumin từ nghệ vàng giúp cơ thể tránh khỏi các viêm nhiễm không đáng có, tăng sức đề kháng tự nhiên và giảm đau. Ngoài ra nghệ vàng còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày hiệu quả, bởi vậy mà chiết xuất nghệ vàng có khả năng điều trị bệnh dạ dày, tá tràng, đại tràng rất tốt. Nghệ đen: Mặc dù nghệ đen chứa nhiều hoạt chất curcumin và tinh dầu hơn nghệ vàng, nó phát huy công dụng hiệu quả nhất trong điều trị các bệnh liên quan tới ứ huyết, tiêu sưng. Đối với bệnh dạ dày, nghệ đen chỉ có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cả 2 loại nghệ đen và nghệ vàng đều có tác dụng rất tốt cho hỗ trợ điều trị bệnh, tuy nhiên tính chất và công dụng của 2 loại nghệ là khác nhau, việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày chúng ta sử dụng nghệ vàng là lựa chọn đúng đắn hơn. Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tốt không? Trong Đông y, nghệ có tính bình, vị cay và đắng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Hơn hết, nghệ có tác dụng  kháng khuẩn, chống viêm và tăng khả năng làm liền các vết thương giúp nghệ có khả năng tuyệt vời trong việc điều trị viêm loét dạ dày. Ngoài ra y học đã nghiên cứu và tìm ra khả năng chống viêm, chống ô xy hóa, kháng sinh, kháng virus trong điều trị bệnh bởi hoạt chất Curcumin có trong củ nghệ giúp phát huy khá hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày Cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh: Đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu Ức chế các hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn H-pylori – tác nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày. Giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm làm lành vết loét, lành vết thương tổn trong dạ dày, giảm tiết dịch vị axit dạ dày, tác động để làm sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc và giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, kích thích tiêu hóa và ăn ngon miệng. ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh viêm loét dạ dày Các bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày bằng nghệ Có nhiều bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng nghệ, tùy theo điều kiện người dùng mà ta có thể lựa chọn các cách dùng khác nhau: Dùng nghệ tươi, dùng tinh bột nghệ…Và thường kết hợp với nghệ với các nguyên liệu khác để tăng tính hiệu quả. Dùng nghệ tươi trị viêm loét dạ dày Nghệ tươi ngâm mật ong Chuẩn bị: Chuẩn bị nghệ tươi và mật ong nguyên chất. Số lượng bao nhiêu tùy người dùng Lọ thủy tinh có nắp đậy Chế biến và cách dùng Nghệ tươi đem gọt vỏ và rửa sạch thái lát mỏng, xếp vào lọ thủy tính đã rửa sạch và lau khô Đổ mật ong nguyên chất lên cho ngập theo tỉ lệ:1:1 Đậy nắp lại và để 1-2 tuần cho nghệ ngấm mật ong và đen ra sử dụng Mỗi lần  dùng khoảng 2 thìa caphe nghệ ngâm mật ong pha thêm nước ấm để uống. Nên uống đều đặn mỗi tuần 2-3 tuần. Nghệ tươi ngâm mật ong Nghệ tươi pha nước mật ong Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi, 2 thìa caphe mật ong, 1 cốc nước ấm 100ml Chế biến và cách dùng: Nghệ rửa sạch, cạo vỏ bên ngoài và đen giã nhuyễn hoặc xay nát lọc lấy nước Lây 3 thìa caphe nước nghệ hòa với 2 thìa caphe mật ong cùng 100ml nước ấm đã chuẩn bị Khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn 30 phút Nghệ tươi với dừa non Chuẩn bị: 200g nghệ tươi, 3 quả dừa non Chế biến và cách dùng: Nghệ rửa sạch, gọt vỏ và xay lọc lấy nước chia làm 3 phần. Dừa non chặt bỏ nắp và đục 1 lỗ đen cho lên bếp đun nhỏ lửa trong 30 phút, Khi đun nóng lên đổ nước dừa ra bắt và cạo lấy phần cùi dừa ròi choa đều 3 phần nước và cùi dừa. Dùng 1 phần nước nghệ pha với 1 phần cùi dừa, nước dừa và uống trước khi ăn 30 phút. Ngày uống 3 lần sẽ thấy triệu chứng viêm loét dạ dày giảm rõ rệt. Dùng tinh bột nghệ trị viêm loét dạ dày Tinh bột nghệ hoàn viên Tinh bột nghệ hoàn viên tiện lợi khi sử dụng hơn là pha chế nước hoặc mang đi xa dùng cũng rất tiện. Có thể làm 1 lần để uống dần. Có thể hoàn tinh bột nghệ theo công thức, cách làm tỉ lệ như sau: 120gr tinh bột nghệ 60gr mật ong nguyên chất Cho tất cả nguyên liệu vào khay hoặc tô sạch và trộn đều tất cả lên đến khi viên lại được thì thôi, mỗi viên làm khoảng 5g Bảo quản trong lọ thủy tinh khô ráo có nắp đậy kín và để nơi khô ráo thoáng mát. Cách dùng Dùng 3 -5 viên/ lần, ngày dùng 3 lần Dùng liên tục 5-10 ngày để có kết quả tốt nhất Nếu bệnh đã đỡ nên dùng ngày 1-2 viên để phòng bệnh tái phát Tinh bột nghệ hoàn viên Tinh bột nghệ pha sữa chua Sữa chua có nhiều các lợi khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn Hp bên trong cơ thể. Ngoài ra các lợi khuẩn còn giúp giảm triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, trào ngược khó tiêu của bệnh viêm loét dạ dày. Chế biến và cách dùng Nửa thìa caphe tinh bột nghệ cho vào hũ sữa chua Trồn đều và ăn bình thường Chú ý: Nên ăn sữa chua và tinh bột nghệ ở nhiệt độ thường, không nên ăn sữa chua và tinh bột nghệ trong tủ lạnh bởi không tốt cho dạ dày và làm độ tan của tinh bột nghệ bị hạn chế. Tinh bột nghệ pha sữa ấm Tinh bột nghệ kết hợp với sữa được ví như ” thần dược” giúp kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa cơn đau và tình trạng trào ngược dạ dày của bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra còn giúp người bệnh phục hòi năng lượng tốt nhất, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể cũng được tăng cường để ngăn chặn các nguy cơ mắc bệnh khác. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: Pha sữa ấm 200ml cùng 1 thìa caphe tinh bột nghệ Tinh bột nghệ pha mật ong Sử dụng 1 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa mật ong cho vào cốc nước ấm 250ml Khuấy đều và uống trước khi ăn 30 phút Dùng thường xuyên 1-2 cốc mỗi ngày ☛ Xem thêm: Chữa viêm loét dạ dày hiệu quả bằng thuốc nam Bình vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả Mặc dù bài thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng nghệ có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian giã hay ngâm nghệ tươi cũng như chế biến được tinh bột nghệ hay ai cũng mua được tinh bột nghệ đảm bảo. Nhận biết được điều này, các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình vị Thái Minh với các thành phần thảo dược viên nén tiện dùng và hiệu quả. Thành phần trong 1 viên nén Bình Vị Thái Minh bao gồm các thảo dược: Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé. Chia sẻ

Bị viêm loét dạ dày nặng và nôn ra máu cần làm gì?

Hỏi: Chào bác sĩ! Em năm nay 35 tuổi, em bị viêm loét dạ dày gần 1 năm nay, có điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, bệnh thỉnh thoảng lại tái phát. Gần đây, cứ hôm nào đi uống rượu, bia là hôm sau em đau quặn bụng, nôn ra máu, em rất mệt mỏi và lo lắng. Xin bác sĩ cho em hỏi, bị viêm loét dạ dày nặng và nôn ra máu cần làm gì để cải thiện tình trạng bệnh. Em cảm ơn nhiều! Vinh Lý – Sơn La Trả lời! Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mục hỏi đáp của dadaykhoe.vn. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau: Tình trạng viêm loét dạ dày nặng có thể dẫn đến đau đớn, khó chịu nhưng hiếm khi gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, khi các vết loét nghiêm trọng, khiến bạn nôn ra máu như bạn miêu tả, bạn không nên chủ quan. Bởi tình trạng viêm loét dạ dày của bạn có diễn biến nặng lên thành xuất huyết dạ dày và cần được phẫu thuật khẩn cấp để ngăn ngừa nguy cơ tử vong. Mục lụcThế nào là viêm loét dạ dày nặng? Vị trí xuất huyết dạ dàyNhững trường hợp dễ bị viêm loét dạ dày nặngTriệu chứng của xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặngTriệu chứng cơ năngTriệu chứng toàn thânTriệu chứng thực thểTriệu chứng các tổn thương gây xuất huyết do viêm loét dạ dàySơ cấp cứu cho người bị viêm loét dạ dày nặng nôn ra máuQuy trình sơ cứuQuy trình cấp cứu:Vậy viêm loét dạ dày nặng và nôn ra máu cần làm gì?Chế độ dinh dưỡngChế độ sinh hoạtBình vị Thái Minh – Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tái phát Thế nào là viêm loét dạ dày nặng? Viêm loét dạ dày nặng và nôn ra máu là tình trạng xuất huyết dạ dày ( chảy máu dạ dày) khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, vết viêm loét dạ dày ăn sâu tới mạch máu và khi đó xảy ra tình trạng chảy máu bên trong lòng mạch. Chính vì vậy, những người có bệnh lý về đường tiêu hóa không được điều trị kịp thời, thương tổn xảy ra nặng sẽ có nguy cơ dẫn tới xuất huyết dạ dày rất cao. Vị trí xuất huyết dạ dày Trường hợp chảy máu dạ dày thường xuất hiện ở một số vị trí dưới đây: Xuất huyết từ vị trí niêm mạc dạ dày: Sở dĩ tình trạng xuất huyết từ niêm mạc dạ dày là do viêm cấp tính hoặc do ảnh hưởng của các loại thuốc kháng viêm non-steroid, cortiroid gây loét trợt.  Tình trạng chảy máu từ niêm mạc dạ dày có thể xuất hiện tại một số điểm hoặc chảy máu toàn bộ niêm mạc dạ dày. Vị trí vết loét dạ dày: Vết loét dạ dày thường xảy ra tại bờ cong nhỏ dạ dày, mặt sau của dạ dày và vùng tâm vị.  Theo thống kê có khoảng 10-15% các trường hợp bị viêm loét dạ dày có xảy ra biến chứng xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết bởi các ổ viêm loét bị xơ chai  và ăn thủng vào các tổ chức xung quanh vị trí vết loét và các mạch máu dạ dày gây chảy máu dạ dày. Vị trí loét tá tràng: Vị trí vết loét thường xảy ra tại hành tá tràng. Vị trí các vết loét thường ở mặt trước, mặt sau và bờ trên. Nhiều ổ loét xơ chai khiến hành tá tràng bị biến dạng và các ổ loét ăn sâu vào tá tràng gây tình trạng chảy máu. Thống kê cho thấy có đến 25% các trường hợp viêm loét tá tràng có biến chứng chảy máu. Những trường hợp dễ bị viêm loét dạ dày nặng Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn những thực phẩm không đảm bảo sức khỏe, những thực phẩm nhiễm khuẩn… Thói quen sinh hoạt không giờ giấc: Thức đêm, ngủ không đủ giấc Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài Lạm dụng bia rượu và thói quen hút thuốc lá Sử dụng kháng sinh vô tội vạ Những người có bệnh lý: Viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…không được điều trị kịp thời dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm là xuất huyết dạ dày Triệu chứng của xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng Triệu chứng cơ năng Đau bụng vùng thượng vị: Người bệnh có cơn đau xuất hiện đột ngột, bình thường cơn đau thường âm ỉ, đau nóng rát ở vùng trên rốn, dần dần cơn đau sẽ lan tỏa khắp ổ bụng, nếu dùng tay ấn sẽ thấy phần đau căng cứng. Ngoài ra triệu chứng đau bụng có thể xuất hiện vài ngày trước khi chảy máu. Buồn nôn, nôn ra máu: Triệu chứng nôn ra máu xuất hiện bởi người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo đó là có cảm giác miệng có mùi tanh lợm rất khó chịu. Người bệnh nôn ra máu có thể kèm theo cả thức ăn. Trường hợp nôn ra máu tươi dữ dội thường nguyên nhân thường do viêm loét dạ dày. Nếu người bệnh nôn ra máu có màu đen thường là do loét hành tá tràng. Đi ngoài ra phân có màu đen: Để ý kỹ sẽ thấy người bệnh đi ngoài ra phân đen có màu nâu sẫm hoặc lẫn máu bên trong như màu bã cà phê. Phân có mùi thối, khắm rất khó chịu và có dạng sền sệ. Nếu tình trạng xuất huyết dạ dày mức độ nặng người bệnh sẽ có triệu chứng đi ngoài có máu tươi và phân loãng. Triệu chứng đi ngoài phân đen thường xuất hiện sau khi bệnh nhân có dấu hiệu nôn ra máu. Triệu chứng toàn thân Quan sát bên ngoài, người bệnh xuất huyết dày sẽ có dấu hiệu: Da tái xanh, tái nhợt, sắc mặt kém, hay vã mồ hôi hột, tay chân lạnh, ù tai, khát nước Mạch đập nhanh > 90 nhịp/ phút Nếu người bệnh nôn ra máu, mất máu quá nhiều sẽ dễ xuất hiện dấu hiệu: Huyết áp động mạch giảm mạnh, có thể xuống dưới 80mmHg, mất tỉnh táo, ngất xỉu Nếu người bệnh bị chảy máu từ từ hoặc chảy máu ít thì các triệu chứng sốc do mất máu sẽ nhẹ hoặc không có. Triệu chứng thực thể Xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng có thể cảm thấy đau tức bụng vùng rốn Không sờ thấy khối u cục, gan to, lá lách to Khi thăm khám trực tràng có thấy phân đen, không có máu tươi, máu cục. Triệu chứng các tổn thương gây xuất huyết do viêm loét dạ dày Một số tổn thương gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày được biểu hiện dưới các tình trạng dưới đây: Vết ổ loét ăn thủng vào mạch máu: Đây là những ổ loét nằm gần những động mạch lớn của dạ dày – tá tràng như: Vết loét ở bờ cong nhỏ, mặt sau dạ dày, là những nơi gần động mạch môn vị, động mạch lách …., ổ loét ở bờ trên, bờ dưới, và mặt sau hành tá tràng gần động mạch vị – tá tràng …., những ổ loét này khi có biến chứng xuất huyết thường xảy ra dữ dội hơn, khi cấp cứu nội soi có thể  thể thấy mạch máu đang chảy thành tia. Xuất huyết ở mép ổ loét: Nguyên nhân do viêm loét tiến triển nặng dẫn tới phần mép của niêm mạc của ổ loét viêm rỉ xung nề rỉ máu, chúng thường rỉ máu ít nhưng dai dẳng. Tuy nhiên khi nội soi có thể thấy bờ ổ loét sưng nề, đỏ sẫm và rỉ máu. Xuất huyết từ những mạch máu của đáy ổ loét: Nguyên nhân của xuất huyết từ mạch máu ở đáy ổ viêm loét là do vết viêm loét ăn sâu vào thành dạ dày hoặc tá tràng làm tổn thương các mạch máu, xuất huyết ở những tổn thương này không dữ dội nhưng chúng hay tái phát. Ngoài ra nếu nội soi có thể thấy vết ổ loét đã ngừng chảy máu và thấy đoạn đầu của mạch máu nhô lên. Sơ cấp cứu cho người bị viêm loét dạ dày nặng nôn ra máu Quy trình sơ cứu Việc đầu tiên khi gặp người bệnh bị xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng, bạn cần phải sơ cứu – xử lý tại ngỗ ngay lập tức. Đây là bước cực kỳ quan trọng bởi chúng có tác dụng chống mất máu và giúp người bệnh tăng khả năng sống sót cao. Để sơ cứu hiệu quả, bạn nên thực hiện tuần tự các bước dưới đây: Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm cố định trên giường Đặt bệnh nhân nằm ngửa cố định trên giường  bởi nếu vận động, di chuyển chỉ khiến bệnh nhân chảy máu nhiều hơn. Lấy gối kê cao hai chân lên, sao cho cao hơn phần trên thân người. Tư thế kê chân này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu diễn ra bên trong cơ thể, đồng thời giảm áp lực lên đại tràng và ngăn ngừa hiện tượng tiêu chảy. Khi bệnh nhân nằm yên cố định theo tư thế như vậy khoảng chừng 30 phút là tình trạng chảy máu sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, không gian nằm nghỉ của bệnh nhân nên thông khí, tránh ồn ào, tránh gió lùa, nếu có thể lấy 1 chăn mỏng đắp ngang người bệnh nhân để giữ ấm cơ thể. Bước 2: Cầm máu tạm thời Có 2 cách để cầm máu tạm thời đó là dùng thuốc và dùng mẹo mà bệnh nhân cần áp dụng. Nhất là với những người xuất huyết dạ dày nặng mà không được cầm máu ngay lúc đó sẽ dẫn tới sốc và nguy hiểm đến tính mạng. 1.Dùng thuốc Một số loại thuốc tây có công dụng cầm máu thường được áp dụng khi bị xuất huyết dạ dày như: Thuốc Posthypophyse : Là thuốc dạng bột, nó có tác dụng làm co mạch trung ương, làm giãn mạch ngoại vi và giảm áp lực tĩnh mạch gánh. Vitamin K dạng ống 5ml: mang lại hiệu quả cầm máu trên 24 giờ nên được ưu tiên sử dụng cho người bị xuất huyết tiêu hóa nặng Thuốc Hemocaprol dạng dung dịch lỏng: Thuốc này cũng được sử dụng để cầm máu tại chỗ, nó có thể dùng theo nhiều cách khác nhau như tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc uống 2. Dùng mẹo dân gian: Dùng nước muối loãng Trong trường hợp không có sẵn các loại thuốc cầm máu trong nhà cũng như xa nhà thuốc, việc mua thuốc không thuận lợi mất thời gian, bạn có thể sử dụng nước muối loãng rất hiệu quả và dễ làm. Ngoài ra, nước muối loãng còn giúp bổ sung thêm nước và chất điện giải cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng theo cách đơn giản sau đây: 1 cốc nước 100ml, bỏ 6gr muối ăn, dùng thìa khuấy đều lên cho tan hết Dùng thìa đút nước muối pha cho bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết là được. Bước 3: Chuyển bệnh nhân tới viện càng sớm càng tốt Khi đã tiến hành bước cầm máu tạm thời, việc cuối cùng cần làm là nên chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất càng sớm càng tốt. Mặc tình trạng xuất huyết dạ dày không quá nặng cũng tuyệt đối không nên chủ quan mà điều trị cho bệnh nhân tại nhà, việc sơ cứu chỉ là tạm thời. Bệnh nhân cần được đưa đến trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa xử lý đúng cách. Quy trình cấp cứu: Sau khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu chuyên khoa thông qua nhiều bước giúp cầm máu và chống sốc. Dưới đây là quy trình một số bước cấp cứu cụ thể bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn: Bước 1: Hồi sức cho người bệnh Đầu tiên khi được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ y tá sẽ tiến hành hồi sức tích cực cho bệnh nhân: Cho người bệnh nằm ngửa trên giường bệnh, đặt đầu thấp hơn chân Tiến hành trợ thở và đặt ống nội khí quản hoặc dùng máy thở oxy mũi. Bước này để tránh tình huống sáu là máu tràn vào phổi làm sặc phổi Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch Đặt sonde tiểu để theo dõi nước tiểu Đặt sonde dạ dày và rửa sạch dạ dày để làm sạch máu bên trong Lấy máu xét nghiệm Bước 2: Truyền dịch chống sốc Với những bệnh nhân mất máu nhiều bác sĩ sẽ yêu cầu truyền dịch chống sốc. Bác sĩ sẽ truyền vào tĩnh mạch người bệnh một trong các dung dịch dưới đây: NaCl 0.9% Keo Heamaccel hoặc Gelafundin Dung dịch bù nước Chất điện giải Ringer lactat Ngoài ra vẫn phải tiếp tục theo dõi tốc độ truyền và phản ứng, phản xạ của bệnh nhân. Bước 3: Truyền máu Với những trường hợp xuất huyết nặng, mất máu nhiều sẽ được chỉ định truyền máu với nhóm máu tương ứng. Bệnh nhân sẽ được truyền máu liên tục cho đến khi lượng huyết động rơi vào mức ổn định với chỉ số Ht > 25% ổn định huyết động Với những bệnh nhân cao tuổi hoặc gặp vấn đề mặc vành thì yêu cầu chỉ số Ht phải lớn hơn 30%. Những trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có mắc chứng rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ chỉ định truyền thêm huyết tương tươi đông lạnh với tỷ lệ phức hệ Prothrombin < 30%. Bước 4: Điều trị cầm máu Đa số sau khi thực hiện áp dụng các bước như trên, vết loét trong dạ dày của bệnh nhân sẽ tự động cầm máu. Tuy nhiên số ít trường hợp bệnh nhân không thể tự cầm máu được và cần áp dụng những biện pháp can thiệp của y khoa dưới đây: Sử dụng biện pháp truyền thuốc ức chế sản sinh dịch vị axit dạ dày: Omeprazole, Ranitidine,… Can thiệp nội soi kết hợp với sử dụng thuốc co mạch tại chỗ hoặc chất gây xơ Với những trường hợp vẫn chảy máu ồ ạt, khó cầm máu bằng phương pháp nội khoa sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật ngoại khoa Sử dụng thuốc rửa dạ dày kết hợp với truyền nước lạnh 5 độ C thông qua ống sonce. Phẫu thuật ngoại khoa với những trường hợp khó cầm máu, chảy máu ồ ạt. Tham khảo: Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày Vậy viêm loét dạ dày nặng và nôn ra máu cần làm gì? Để giúp việc điều trị đạt kết quả nhanh cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày nặng và nôn ra máu, người bệnh nên chú ý một số lưu ý dưới đây: Chế độ dinh dưỡng Nên: Điều chỉnh chế độ ăn, khẩu phần ăn để bệnh nhân đầy đủ dinh dưỡng mau lành bệnh bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giảm tiết dịch vị dạ dày: bánh mì, mật ong, bánh quy… Bổ sung các loại rau củ non nhiều vitamin cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất ít xơ Nên ăn những loại thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp hay sữa. Những ngày sau đó, tùy theo tốc độ hồi phục sức khỏe mà tăng dần độ đặc của thức ăn và dần dần có thể chuyển qua ăn cơm nhão. Bổ sung thêm thịt bò, thịt nạc lợn để tăng thêm năng lượng nhưng nên bằm nhuyễn và hầm nhừ cùng với cháo để bệnh nhân dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày. nên bổ sung thêm nước trái cây hoặc uống sinh tố, ăn trái cây tươi không chua để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức đề kháng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe. Ưu tiên các loại thức ăn được chế biến dạng hấp, luộc, nấu nhừ giúp dễ tiêu hóa . Có chế độ ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no, quá đói bởi nếu ăn quá no dạ dày đang bị tổn thương nghiêm trọng nên không thể tiếp nhận được một lượng lớn thức ăn nạp vào như thông thường. Không nên:  Hạn chế các loại thực phẩm được chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích…nhiều chất bảo quản và chứa nhiều dầu mỡ bởi chúng gây tình trạng khó tiêu. Tránh xa các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…. vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Không sử dụng đồ ăn cay, nóng, các loại trái cây có chứa nhiều acid như cam, chanh, xoài… Hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ khi chế biến thức ăn cho người bệnh. Lý do bởi khi vào dạ dày, quá nhiều chất xơ sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị cọ xát dẫn đến đau bụng, khó tiêu và chảy máu nhiều hơn. Tránh thêm nhiều dầu mỡ vào trong món ăn. Tránh để bệnh nhân ăn đồ thô cứng làm ảnh hưởng đến tiến trình hồi phục của tổn thương, nghiêm trọng hơn nó có thể làm dạ dày chảy máu trở lại. Không cho bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng ( trên 60 độ ) hoặc quá lạnh ( dưới 5 độ ) khiến các cơ trơn trong dạ dày bị kích thích và co bóp nhiều, từ đó ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị. Chế độ sinh hoạt Thực hiện chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống ngủ nghỉ thật khoa học và hợp lý: Ngủ đủ giờ giấc, tránh thức khuya Nên có thói quen thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe để tăng cường đề kháng cho cơ thể Đi khám lại thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để nắm rõ tình trạng sức khỏe. Đảm bảo không gian nghỉ ngơi của người bệnh phải được yên tĩnh, thoáng mát, tránh nơi có gió lùa. Không để bệnh nhân nằm gối đầu. Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể, huyết áp, mạch đập, tình trạng nôn ói hay đau bụng của người bệnh. Nếu có dấu hiệu nào bất thường cần thông báo cho bác sĩ ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết. Người nhà cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc và chế độ ăn uống cho người bệnh. Tránh cho bệnh nhân ăn khi dạ dày vẫn còn đang chảy máu mặc dù người bệnh còn duy trì được sự tỉnh táo. Đọc thêm thông tin: Viêm loét dạ dày ăn gì? Kiêng gì? Bình vị Thái Minh – Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tái phát Bệnh viêm loét dạ dày nặng và nôn ra máu nếu không được điều trị đúng, kịp thời và có chế độ biện pháp phòng ngừa bệnh rất dễ tái phát và có biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày. Chính vì vậy để hỗ trợ, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát các nhà khoa học đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang tên: Bình vị Thái Minh được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng vượt trội. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về: Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét. Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc. Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY Trên đây là những thông tin giúp bạn Vinh Lý hiểu hơn về viêm loét dạ dày nặng và nôn ra máu. Bạn không nên chủ quan, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, nếu bạn còn băn khoăn gì về bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Chúc bạn nhiều sức khỏe! Chia sẻ

Viêm dạ dày có được uống sữa không?

Những người mắc viêm loét dạ dày thường băn khoăn lo lắng về vấn đề ăn uống hằng ngày, không biết ăn món này được không? Có ảnh hưởng gì không? Với thực phẩm sữa cũng vậy, dù sữa có nhiều dinh dưỡng nhưng nhiều người mắc viêm loét dạ dày băn khoăn không biết có uống được sữa không? Mục lụcThông tin về bệnh viêm loét dạ dàyViêm loét dạ dày có uống sữa được không?Các loại sữa tốt cho người viêm loét dạ dàyCác chế phẩm từ sữaSữa hạtSữa tươiSữa đặcLưu ý khi uống sữa để hạn chế cơn đau do viêm loét dạ dàyBình vị Thái minh – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả Thông tin về bệnh viêm loét dạ dày Bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng hình thành vết viêm loét ở niêm mạc hoặc tá tràng- phần đầu ruột non. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa khi ổ loét lớn, chảy máu nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày: Do nhiễm trùng vi khuẩn Hp – H. pylori, Helicobacter pylori. Lạm dụng thuốc chống viêm không Steroid như Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen. Do một số bệnh lý gây hình thành khối u ở hệ tiêu hóa làm tăng nồng độ axit trong dạ dày  -> gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng Dung nạp nhiều thực phẩm không tốt cho dạ dày, làm gia tăng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày khiến tình trạng viêm loét trở nên tồi tệ và khó điều trị hơn. ☛ Xem đầy đủ thông tin để biết thêm chi tiết: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày Viêm loét dạ dày có uống sữa được không? Trong sữa luôn có các chất béo, canxi và protein, các vitamin, khoáng chất dồi vào và cần thiết cho quá trình phát triển ở mọi độ tuổi. Với bệnh viêm loét dạ dày, sữa cũng có những tác dụng nhất định, tuy nó không thể làm lành các vết loét nhưng một số lợi ích của sữa đối với người viêm loét dạ dày có thể kể đến như: Tăng miễn dịch Sữa giúp bổ sung chất béo, canxi và các khoáng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm tại niêm mạc dạ dày. Ngoài ra theo nghiên cứu trong sữa có một lượng axit latic – đây là một chất giúp kích thích hoạt động tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Bổ sung Probiotic Hầu hết các trường hợp mắc viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra. Chính vì vậy, người bệnh nên bổ sung sữa để tăng cường lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra các sản phẩm lên men từ sữa có thể chứa vi khuẩn có lợi rất tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể bổ sung các vi khuẩn tự nhiên hoặc men vi sinh có thể cân bằng hệ thống vi sinh vật ở đường tiêu hóa và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn Hp. Tốt cho tiêu hóa Trong sữa có chứa hàm lượng vitamin A, B, D… và các khoáng chất thiết yếu rất tốt cho tế bào trong cơ thể bạn. Các loại vitamin này giúp cơ thể thúc đẩy tiêu hóa, kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng. Không chỉ vậy, vitamin A còn giúp cải thiện thị lực, hỗ trợ não bộ và nhiều cơ quan khác. Những khoáng chất trong sữa như: Canxi, magie, sắt, phosphorous, sodium, potassium,… là những khoáng chất có nhiều trong thành phần của sữa bò tươi. Những nhóm khoáng chất thiết yếu này giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng, giảm gánh nặng cho dạ dày. Làm lành niêm mạc Tỉ lệ Protein và calories (cal) trong sữa tuy không thể chữa lành các vết loét nhưng chúng có thể thúc đẩy cho quá trình làm lành niêm mạc dạ dày được diễn ra nhanh hơn và làm giảm bớt một số triệu chứng và cải thiện cơn đau. Tóm lại: Sữa mang lại rất nhiều lợi ích và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngay cả những người mắc bệnh viêm loét dạ dày vẫn có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ sữa. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn những loại sữa nào có thể sử dụng vì không phải sữa nào cũng có thể sử dụng được cho bệnh viêm loét dạ dày. Ttrước khi sử dụng sữa, nên xem kĩ bảng thành phần và định lượng dùng từ nhà sản xuất Các loại sữa tốt cho người viêm loét dạ dày Các chế phẩm từ sữa Các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng cho rằng những chế phẩm từ sữa như: Cream, bơ, phô mai, sữa chua… đều có nguồn gốc từ sữa động vật hoàn toàn có lợi cho sức khỏe dạ dày đặc biệt là sữa chua. Bởi sữa chua được lên men từ lợi khuẩn đặc biệt. Lactose trong sữa chua sau khi lên men sẽ chuyển hóa thành các phân tử đường đơn bao gồm glucose và galactose, cuối cùng nó chuyển thành axit lactic. Axit lactic tác dụng với một thành phần khác là canxi cazeinat có trong sữa, tạo ra axit cazeinic và canxi lactat dễ tiêu hóa. Ngoài ra, các lợi khuẩn lên men trong sữa chua còn tạo nên enzym proteaza, có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do dễ hấp thụ. Mặt khác, axit của sữa chua còn kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối rữa trong ruột. Sữa hạt Sữa hạt có thành phần tự nhiên được kết hợp với sữa tươi đã qua tinh luyện. Đặc biệt trong sữa hạt có lượng omega-3 dồi dào và rất giàu chất xơ rất tốt cho tim mạch và an toàn và dạ dày. Người bệnh viêm loét dạ dày có thể uống các loại sữa hạt như: Sữa óc chó, hạnh nhân, bí ngô, hạt sen, hạt điều, sữa ngô…đều có hương vị thơm ngon với hương vị đặc trưng từ các hạt thực vật đều mang lại hiệu quả tốt với bệnh viêm loét dạ dày. Nhất là nhóm người cao tuổi muốn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày nên uống thức uống sữa hạt bởi nó còn bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khỏe toàn diện. Sữa tươi Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng phổ biến dễ dùng và được mọi người ưa chuộng vì thành phần dinh dưỡng và rất có lợi cho hệ tiêu hóa bởi: Sữa tươi có lượng đạm, khoáng chất, vitamin dồi dào giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giúp cơ thể dễ hấp thu Lượng chất báo dòi dào trong sữa tươi giúp trung hòa lượng axit trong dịch vị Sữa tươi ấm giúp hỗ trợ giảm đau, giảm đầy bụng đầy hơi hiệu quả Sữa tươi vừa bổ sung dinh dưỡng, giúp làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương và củng cố lại lượng axit lactic thiếu hụt. Lưu ý: Uống sữa tươi hằng ngày rất tốt cho bệnh viêm loét dạ dày nếu bạn sử dụng sữa tươi phù hợp và đúng cách, tránh uống khi đói sẽ khiến bạn cồn ruột và khó chịu. Không nên uống lượng sữa tươi quá nhiều bởi chúng sẽ gây phản tác dụng, axit trong dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và kích thích các vết loét trong niêm mạc khiến cho cơn đau trầm trọng hơn. Sữa đặc Sữa đặc là nhóm sữa có thành phần dinh dưỡng khá cao bởi chủ yếu là chất béo và protein. Hàm lượng protein trong sữa chua có thể bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, bao bọc vết loét giúp chúng không trở lên trầm trọng hơn và giảm sự tiếp xúc với axit, giúp người bệnh giảm đau khá tốt. Lưu ý khi uống sữa để hạn chế cơn đau do viêm loét dạ dày Sữa hay những chế phẩm khác từ sữa đều là những thực phẩm mà người mắc viêm loét dạ dày có thể sử dụng được vì nó cũng có lợi cho bệnh viêm loét dạ dày. Tất nhiên khi sử dụng, người bệnh cũng cần tìm hiểu cách sử dụng cũng như liều lượng dùng vừa phải vì nếu không sử dụng đúng cách chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Với những bệnh nhân viêm loét dạ dày, việc uống sữa cần chú ý để tránh bệnh viêm loét dạ dày bị kích thích và trở lên trầm trọng hơn, do vậy người bệnh cần chú ý một số điều sau: Người bệnh viêm loét dạ dày chỉ nên uống không quá 500ml sữa/ ngày Nên uống sữa ấm thay vì sữa lạnh để tránh lạnh bụng và gặp các vấn đề về tiêu hóa. Thời điểm uống sữa tốt nhất trong ngày là sau bữa cơm 1-2 tiếng và không nên uống sữa khi bụng quá đói và cũng không nên uống sữa để giải khát để tránh đau vùng thượng vị và kiểm soát hoạt động tiết dịch vị ở dạ dày. Không nên uống sữa, hay kết hợp ăn sữa chua với uống sữa tươi cùng một số thực phẩm đông lạnh chế biễn sẵn như xúc xích, pate, thịt xông khói, thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng có thể sẽ gây dạ dày, táo bón và rối loạn tiêu hóa. Tránh ăn trái cây hoặc uống nước trái cây sau khi uống sữa hoặc ăn sữa chua Sửa dụng sữa chua điều độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều bởi sữa chua có thể sẽ gây tăng axit trong dạ dày của bạn từ đó gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra ợ chua hoặc đau bụng. ☛ Tìm hiểu thêm thông tin: Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì? Bệnh cạnh việc lưu ý để dùng sữa để tăng chất dinh dưỡng bồi bổ cơ thể thì những người bị viêm loét dạ dày cần: Cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, tránh stress, căng thẳng Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn giúp tăng sức đề kháng, tăng độ bền, sự dẻo dai của cơ thể Nên biết chọn lựa loại sữa cũng như thực phẩm phù hợp với bệnh viêm loét dạ dày Xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh tăng khả năng phục hồi. Bình vị Thái minh – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả Bệnh viêm loét dạ dày rất dễ tái phát nếu người bệnh không tuân thủ chế độ sinh hoạt hay ăn uống khoa học. Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sự phát triển viêm loét dạ dày, trong đó sản phẩm Bình Vị Thái Minh đã được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh gia cao về tác dụng vượt trội. Được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về: Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét. Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc. Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Chia sẻ

Loading...