Ăn cay bị đau dạ dày không? Cách cải thiện và phòng ngừa

Đồ ăn cay nóng có khả năng kích thích vị giác, tạo nên sự hấp dẫn cho mỗi bữa ăn. Thế nhưng, nhiều người lo ngại rằng ăn cay sẽ làm hại bao tử, rối loạn tiêu hóa. Vậy ăn cay bị đau dạ dày không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Ăn cay bị đau dạ dày không? Vì sao?

Ăn cay bị đau dạ dày không? Vì sao? 1
Đau dạ dày sau khi ăn cay là tình trạng nhiều người gặp phải

Trong các thực phẩm như ớt, tiêu, tỏi,… có nhiều loại hợp chất tạo nên vị cay bao gồm Capsaicin, Habaneros, Poplanos,… Khi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, những chất này sẽ khiến cho dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy hơn để bảo vệ.

Vậy ăn cay bị đau dạ dày không? Khi tiêu thụ đồ cay quá nhiều, yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công của dạ dày mất cân bằng gây ra hiện tượng kích ứng niêm mạc. Lúc này, dạ dày sẽ bị sưng tấy gây ra cảm giác đau. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử mắc bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… thì hiện tượng đau lại càng rõ rệt hơn.

☛ Tham khảo thêm: Đau dạ dày là gì?

Triệu chứng đau dạ dày sau khi ăn cay

Cảm giác đau dạ dày sau khi ăn cay không còn lạ lẫm đối với nhiều người. Tuy nhiên, từng đối tượng sẽ có mức độ đau hoàn toàn khác nhau, được mô tả như sau:

Đau dạ dày có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên thành bụng. Những điểm đau cần chú ý bao gồm:

  • Đau thượng vị: Vùng dưới xương ức và trên rốn, xuất hiện sau khi ăn đồ cay nóng. Với người không có bệnh dạ dày trước đó, đau có thể âm ỉ. Ngược lại, cơn đau sẽ dữ dội, quặn thắt ở những đối tượng có dạ dày vốn nhạy cảm với kích thích.
  • Đau giữa bụng: Là vùng quanh rốn, nơi chứa rất nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó phân biệt chính xác vị trí tổn thương. Đau có thể dữ dội từng cơn hoặc âm ỉ cả ngày, thậm chí lan sang vùng bụng bên phải.
  • Đau vùng hố chậu trái: Tức vùng bụng dưới phía bên trái, bệnh nhân thường đau âm ỉ kèm theo tức bụng, nóng rát và khó chịu.
Mặt khác, các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… có thể kèm theo cơn đau. Điều này có thể gây ra nhiều phiền toái đến sinh hoạt thường ngày, suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nên làm gì khi ăn cay bị đau dạ dày?

Để làm dịu cảm giác khó chịu sau khi ăn cay bị đau dạ dày, bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp vô cùng đơn giản như sau:

Uống sữa

Uống sữa 1
Sữa tươi có nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho hệ tiêu hóa

Sữa tươi chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như Lactose, Protein, Canxi, Vitamin,… Đặc biệt, Protein trong sữa còn có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc bị kích thích, từ đó làm giảm cơn đau một cách hiệu quả.

Liều lượng sữa được khuyến khích cho người bị đau dạ dày là không quá 500ml/ ngày. Khi nạp quá nhiều sữa, cơ thể sẽ không hấp thu được hết dẫn đến thình trạng khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy. Bệnh nhân cũng nên lưu ý về thời điểm sử dụng sữa, tốt nhất là 30 phút đến 1 giờ sau ăn.

Với những người có tiền sử không dung nạp Lactose thì nên lựa chọn những sản phẩm sữa không chứa Lactose để tránh hiện tượng tăng tiết dịch vị, càng làm cơn đau ngày một trầm trọng.

Uống mật ong

Uống mật ong 1
Mật ong có khả năng bảo vệ niêm mạc làm giảm đau dạ dày một cách đáng kể

Mật ong từ lâu đã được biết đến trong nhiều bài thuốc dân gian với công dụng làm đẹp, thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ ăn uống ngon miệng hơn. Không chỉ vậy, mật ong còn chứa lượng lớn Hydrogen Peroxide giúp làm lành vết thương tại niêm mạc, dịu cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, với kết cấu sánh đặc, mật ong còn tạo ra một lớp phủ hoàn hảo cho niêm mạc tổn thương, tránh sự tiếp xúc với acid dịch vị. Điều này cũng góp phần giảm thiểu các triệu chứng khó chịu sau khi ăn cay như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,…

Người bệnh có thể dùng trực tiếp mật ong để làm dịu cơn đau dạ dày hoặc pha loãng 1 thìa mật ong với khoảng 200 ml nước ấm. Nên lưu ý rằng, mật ong chứa lượng đường rất lớn nên không phù hợp với người bệnh tiểu đường, người có vấn đề về đường ruột,…

☛ Chi tiết hơn: Đau dạ dày nên uống nghệ mật ong lúc nào?

Sử dụng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có vị ngọt thanh, dễ uống, không chỉ giải độc, chống viêm mà còn giảm đau dạ dày rất hiệu quả. Thành phần của trà hoa cúc gồm Bisalobol, Apigenin với khả năng kháng khuẩn, chống kích ứng, chống lại các cơn co giật và các cơn cơ thắt dạ dày quá mức. Điều này góp phần cải thiện tình trạng ăn cay bị đau dạ dày một cách đáng kể.

Ngay khi xuất hiện cơn đau, hãy sử dụng khoảng 10g hoa cúc khô hãm vào ly nước nóng. Đợi trong vòng 10 phút và dùng ngay khi còn ấm.

Chườm nóng

Chườm nóng 1
Chườm ấm là phương pháp vật lý giảm đau dạ dày hiệu quả

Nhiệt độ từ túi chườm có khả năng làm giãn mạch, từ đó giúp máu lưu thông đến dạ dày nhiều hơn, làm dịu cơn đau hiệu quả. Hãy đặt túi chườm lên vị trí cơn đau và di chuyển túi chườm để làm ấm khắp bụng. Nếu không có túi chườm chuyên dụng, bệnh nhân cũng có thể dùng nước ấm vừa phải đổ vào chai rồi lăn xung quanh vùng bụng bị đau.

Khi thực hiện phương pháp này, không nên để túi chườm một chỗ quá lâu bởi nhiệt độ cao có thể gây nóng rát thậm chí bỏng da. Ngoài ra, mẹo vặt tương tự cũng giúp giảm đau dạ dày cấp tốc chính là uống nước ấm hoặc tắm nước ấm.

Massage bụng

Bên cạnh phương pháp chườm nóng, người bệnh cũng có thể massage bụng để tăng lưu thông máu từ đó làm thuyên giảm cơn đau dạ dày. Cách massage bụng đơn giản nhất có thể thực hiện như sau: Xoa nhẹ hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm lên, tiến hành massage nhẹ nhàng tại vùng đau theo chiều kim đồng hồ.

Ngoài ra, hãy sử dụng một loại dầu nóng để gia tăng công dụng giảm đau. Chú ý lực tay vừa phải và thực hiện liên tục từ 10 – 15 phút thì cơn đau sẽ được cải thiện một cách đáng kể đấy!

Đây đều là những phương pháp “chữa cháy” đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,… không thuyên giảm thì nên đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

☛ Tham khảo thêm tại: Các phương pháp chữa đau dạ dày

Phòng ngừa ăn cay bị đau dạ dày như thế nào?

Để hạn chế tối đa hiện tượng ăn cay bị đau dạ dày, người bệnh không nhất thiết phải kiêng cữ tất cả những món cay nóng. Tuy nhiên, cần lựa chọn một chế độ ăn hợp lý cụ thể như:

Ăn cay với tần suất hợp lý

Ăn cay với tần suất hợp lý 1
Ăn cay với tần suất hợp lý làm giảm gánh nặng lên dạ dày

Dạ dày khi bị kích thích bởi đồ cay cần có thời gian để làm dịu tổn thương. Chính vì thế, nếu nạp thức ăn cay quá nhiều lần thì hệ thống chất nhầy sẽ không có đủ thời gian để chữa lành niêm mạc. Cách tốt nhất là người bệnh nên sử dụng đồ cay với tần suất hợp lý, khoảng 1 – 2 lần/ tuần với mức độ cay vừa phải.

Bên cạnh đó, nên chia bữa chính thành nhiều bữa phụ để giảm áp lực và giảm đau dạ dày khi ăn cay. Thay vì 3 bữa mỗi ngày như bình thường, việc chia nhỏ thành 5 – 6 bữa phụ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn!

Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa 1
Cháo là món ăn được khuyến khích cho người bị đau dạ dày

Nếu là tín đồ của thức ăn cay thì hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Một số thức ăn được khuyến khích gồm tôm, cá, thịt nạc, yến mạch, rau xanh, khoai lang,… có khả năng cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh.

Ngoài ra, hãy chế biến thức ăn một cách đơn giản dưới dạng hấp, luộc, kho,… và nêm ít gia vị cay lại để làm giảm áp lực lên dạ dày. Điều này có thể gây khó khăn với người bệnh trong thời gian đầu nhưng nếu kiên trì sẽ thấy được hiệu quả đáng kinh ngạc từ việc ăn uống hợp lý!

Những thực phẩm cần tránh

Để không làm trầm trọng thêm tình trạng đau dạ dày khi ăn cay thì bệnh nhân cần hạn chế những nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều acid: Cam, bưởi, quýt, dưa muối,… có lượng acid cao khiến cho dịch vị tại dạ dày tiết ra nhiều hơn, tăng nguy cơ đau quặn vùng thượng vị cho người bệnh.
  • Thực phẩm giàu chất béo xấu: Đồ ăn chiên rán, thịt đỏ, nội tạng động vật, bơ, phô mai,… đều là những thực phẩm khó tiêu hóa, khiến cho dạ dày co thắt và tiết dịch vị nhiều hơn. Không chỉ làm trầm trọng cơn đau dạ dày, người bệnh có thể xuất hiện trào ngược dịch vị, ợ hơi, ợ chua,…
  • Chất kích thích gồm rượu, bia, cà phê,… có lượng acid cao đồng thời chứa nhiều hợp chất khó hấp thu, tạo nên gánh nặng cho dạ dày.

☛ Tham khảo thêm: Đau dạ dày nên ăn gì kiêng gì?

Bình Vị Thái Minh – phòng ngừa và giải quyết đau dạ dày sau khi ăn cay

Bình Vị Thái Minh - phòng ngừa và giải quyết đau dạ dày sau khi ăn cay 1
Bình Vị Thái Minh có khả năng phòng ngừa và giảm thiểu đau dạ dày sau khi ăn cay

Việc thực hiện các phương pháp phòng ngừa và kiêng khem trong ăn uống có thể đem lại cảm giác khó chịu với nhiều người. Hiểu được nỗi lo ngại của nhiều bệnh nhân, Bình Vị Thái Minh ra đời với nhiều công dụng đáng kinh ngạc trong việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng ăn cay bị đau dạ dày.

Sản phẩm đã được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y Tế nhờ chiết xuất từ 100% dược liệu tự nhiên, nổi bật như:

  • GIGANOSA từ lá khôi, lá dạ cẩm có công dụng giảm đau, chống viêm, giảm nhanh các cơn đau dạ dày khó chịu. Hoạt chất này còn giúp trung hòa dịch vị, ngăn ngừa triệu chứng ợ hơi, ợ chua ở người trào ngược dạ dày thực quản.
  • Mucosave FG HIA tạo thành nhờ sự kết hợp giữa xương rồng Nopal và lá Oliu với công dụng tạo màng bảo vệ hoàn hảo cho niêm mạc, hỗ trợ phục hồi tổn thương một cách nhanh chóng.
  • Cao Núc Nác và cao Thương Truật có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài ra, Bình Vị Thái Minh còn được sản xuất theo công nghệ hiện đại, là sản phẩm hoàn hảo cho người bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản!

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Lời kết

Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc ăn cay bị đau dạ dày không của các tín đồ mê thức ăn cay nóng. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp mọi người vừa ăn ngon, vừa bảo vệ được sức khỏe của chính mình!

Cập nhật lúc: 17/04/2024
Loading...