Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục

Tình trạng đau dạ dày khó thở tuy không quá phổ biến nhưng đây là tình trạng khiến nhiều người bệnh lo lắng. Thực tế, bệnh đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không và gây ra biến chứng nào ảnh hưởng tới sức khỏe không? Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp người bệnh có phương pháp khắc phục và phòng ngừa được bệnh đau dạ dày khó thở hiệu quả hơn.

Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục 1

Thông tin nhanh về đau dạ dày khó thở

Đau dạ dày khó thở là triệu chứng của các bệnh liên quan về tiêu hóa. Theo các chuyên gia cho biết, hầu hết các bệnh nhân đau dạ dày lúc đầu chỉ có cảm giác đau. Tuy nhiên, càng về sau đau dạ dày thường kèm theo các triệu chứng như: Buồn nôn, ợ hơi, đau rát  vùng bụng, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, đi ngoài,…một số trường hợp còn cảm thấy khó thở.

Một số bệnh lý trực tiếp dẫn đến tình trạng này như: Viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày, viêm hang vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, tình trạng ăn không tiêu…

Nguyên nhân của đau dạ dày khó thở

Hiện tượng đau dạ dày khó thở được lý giải như sau:

  • Khi dạ dày đang gặp vấn đề, không thể tiêu hóa được hết thức ăn đã nạp vào và làm ứ đọng thức ăn, lúc này dịch vị và axit trong dạ dày bị đẩy cao lên thực quản từ đó  thức ăn lên men tạo khí, thậm chí nếu áp lực quá lớn có thể sinh ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt, dòng axit từ dạ dày trong quá trình đi qua niêm mạc thực quản sẽ kích thích các đầu mút thần kinh trên bề mặt thực quản khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực.
  • Đồng thời, đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới thực quản mà vấn đề từ dạ dày còn tác động đến khí quản, làm chúng bị đè nén và hẹp hơn mới dẫn tới hiện tượng khó thở. Người bị đau dạ dày khó thở nhìn chung đều xuất phát từ vấn đề nghiêm trọng của dạ dày, vì vậy khi gặp triệu chứng trên bạn nhất định không được chủ quan.

Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không?

Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không? 1

Đau dạ dày khó thở không phải là hiện tượng hiếm gặp. Vậy thực tế đau dạ dày khó thở có nguy hiểm hay không? Câu trả lời đương nhiên là “có”. Hiện tượng đau dạ dày khó thở ở mức độ nhẹ thì chúng chỉ khiến người bệnh khó chịu nhưng nếu nặng thì đau dạ dày khó thở có thể làm tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng của con người.

Ngoài ra hiện tượng đau dạ dày khó thở cũng cảnh báo mức độ nghiêm trọng vấn đề mà dạ dày gặp phải. Bởi bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày hay nhiều biến chứng khác. Thậm chí ở một số trường hợp, cơn đau dạ dày kèm biểu hiện khó thở, làm tắc nghẽn đường thở khiến người bệnh ngất và trầm trọng nhất là dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày khó thở nhìn chung đều xuất phát từ vấn đề nghiêm trọng của dạ dày, vì vậy khi gặp biểu hiện đau dạ dày khó thở, người bệnh không nên chủ quan, cần có phương pháp điều trị.

Bên cạnh đó, đau dạ dày khó thở còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác như:

  • Axit từ dạ dày làm ảnh hưởng đến thanh quản, gây ho, thay đổi giọng nói.
  • Thực quản bị tổn thương do axit và vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm loét.
  • Các dịch trong dạ dày tích tụ lâu ngày có thể hình thành u bướu.
  • Tại các vị trí viêm loét lâu ngày trong dạ dày không được điều trị có thể dẫn đến ung thư thực quản.
Mức độ nguy hiểm của bệnh đau dạ dày khó thở là rất lớn, chính vì thế, người bệnh cần tìm cách khắc phục và điều trị sớm giúp hạn chế ảnh hưởng cũng như ngăn ngừa biến chứng mà chúng có thể gây ra để bảo vệ sức khỏe.

Đau dạ dày khó thở điều trị thế nào?

Đau dạ dày khó thở tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm, chính vì vậy khi có dấu hiệu đau dạ dày khó thở, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh để được bác sĩ đưa ra liệu trình và các loại thuốc thích hợp

Điều trị đau dạ dày bằng phương pháp tây y hiện đang phổ biến hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Ngoài ra, một số trường hợp chọn đông y hay thảo dược tự nhiên để chữa bệnh đau dạ dày cũng được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau dạ dày khó thở:

Xây dựng một lối sống lành mạnh

Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hỗ trợ và điều trị, ngăn chặn tình trạng đau dạ dày khó thở. Chính vì vậy, khi có biểu hiện đau dạ dày khó thở người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Nên có chế độ sinh hoạt điều độ, không nên thức quá khuya để tạo khoảng thời gian hợp lý cho dạ dày có thể nghỉ ngươi cũng như tiêu hóa hết phần thức ăn còn sót trong dạ dày.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn, không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói.
  • Một ngày nên ăn đủ 3 bữa, trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng.
  • Hạn chế ăn no hoặc ăn gần giờ đi ngủ, nhất là buổi tối không nên ăn quá no và tốt nhất không nên ăn sau 9h tối để tạo khoảng thời gian cho dạ dày làm việc trước khi đi ngủ.
  • Ngoài ra nên thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể thao nhẹ hoặc thiền hay Yoga đều là những gợi ý rất hoàn hảo.
  • Nên cân bằng tâm lý, duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress- một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.

Xây dựng một lối sống lành mạnh 1

Chế độ ăn uống khoa học

Ăn uống đúng cách:

  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe: Rau xanh, trái cây tươi…
  • Hạn chế những thức ăn quá nhiều chất giàu mỡ, nên giảm cân nếu thừa cân béo phì và giữa cân nặng ở mức khoa học.
  • Ăn chậm và nhai kỹ giúp hạn chế lượng không khí dư thừa đi vào dạ dày, cải thiện tình
  • Hạn chế và tránh những thực phẩm khiến bệnh thêm nặng như: Đồ uống có gas, cafein, nước ép cam, cà chua,…
  • Hạn chế những thói quen xấu không tốt cho sức khỏe, khiến bệnh trầm trọng hơn: Hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt, nên ngưng sử dụng là điều tốt nhất.
  • Ngoài ra để có thể cải thiện các triệu chứng đi kèm của bệnh: Ợ hơi chua và trào ngược thực quả dạ dày có thể dẫn đến khó thở tốt nhất khi đi ngủ bằng cách kê gối cao hơn và nghiêng đầu về bên trái.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý có vai trò quan trọng bởi chúng có liên quan mật thiết đến dạ dày nhất là với những người bị đau dạ dày thì chế độ ăn uống cần khắt khe và có nhiều hạn chế. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo và chắt lọc những thực phẩm lành mạnh, giàu vi lượng, khoáng chất, vitamin từ những thực phẩm sạch là điều hoàn toàn cần thiết và giúp hạn chế bị đau bao dạ dày khó thở.

Người đau dạ dày cần thực hiện bổ sung 3 nhóm thực phẩm quan trong bao gồm:

  • Bổ sung những loại thực phẩm giúp làm lành những tổn thương ở dạ dày bằng cách sử dụng các nhóm hải sản như: Tôm, cá,…hay
  • Sử dụng những thực phẩm giàu kẽm, protein và vitamin u giúp vết thương chóng lành: Bắp cải, súp lơ…
  • Bổ sung những loại thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách chọn lựa các nhóm sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua), mật ong, trứng, chè nóng,…
  • Đau dạ dày khó thở nên bổ sung những loại thức ăn giúp giảm tiết acid, thấm hết những lượng acid dư thừa có trong dạ dày như: cơm, bánh mì, xôi, cháo, khoai lộc, thịt – cá hấp,…

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên 1

Sử dụng những thảo dược từ thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị tình trạng đau dạ dày khó thở mà rất an toàn khi sử dụng.

Sử dụng nghệ

Nghệ là một loại cây họ gừng với tên dân gian là khương hoàng và tên khoa học là curcuma longa. Nghệ có tính ấm, vị cay với các hoạt chất curcumin giúp ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết dịch vị, phục hồi tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như ngăn ngừa hình thành khối u tại dạ dày. Chính vì vậy nghệ giúp điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,…

Cách dùng nghệ chữa đau dạ dày khó thở

Cách 1: Nghệ tươi và dừa non

  • Nghệ tươi đem rửa sạch, gọt vỏ và giã nhuyễn và cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín
  • Bổ dừa và để riêng nước dừa và cùi dừa
  • Cùi dừa nạo nhỏ và đun sôi với 300ml nước khoảng 15 phút
  • Dùng lưới lọc lấy nước và bỏ bã
  • Lấy nghệ đã giã và nước cốt dừa vừa lọc hòa với nhau theo tỉ lệ: 3 nước cốt dừa- 1 nghệ
  • Khuấy đều hỗn hợp và uống

Cách 2: Tinh bột nghệ và mật ong

  • Pha 2 thìa cà phê tinh chất bột nghệ với 1 thìa mật ong với 200ml nước ấm, uống đều đặn mỗi ngày để giảm đau, kích thích tiêu hóa.
  • Hòa tinh bột nghệ và mật ong trộn thật đều cho đến khi có thể vo thành từng viên bằng ngón tay và đem để đĩa hong cho rồi cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.
Xem kĩ hơn nghệ và mật ong tại bài viết: Tổng hợp những cách dùng mật ong nghệ trị đau dạ dày

Dùng lá khôi tía

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên 2

Theo nghiên cứu trong lá khôi tía chứa thành phần tanin và glucosid có khả năng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo, trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét dạ dày và giảm những triệu chứng của bệnh. Chính vì vậy sử dụng lá khôi tía là một lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Cách 1: Trà lá khôi tía

  • Lá khôi tía: 30-40g đem rửa sạch
  • Cho vào bình hãm với 1 lít nước vừa đun sôi
  • Đậy nắp khoảng 20 phút cho nước thuốc ngấm ra là có thể dùng được
  • Nên uống trước bữa ăn khoảng 15 phút, hiệu quả nhất là uống vào buổi sáng sớm

Cách 2: Nước sắc

  • Lá khôi tía: 30g. Bồ công anh: 20g. Lá khổ sâm: 10g
  • Các vị thuốc đem rửa sạch cho vào ấm và đun với 1,5 lít nước
  • Đun sôi và vặn nhỏ lửa liu riu chừng 15 phút sôi nhỏ lửa cho thuốc ngấm
  • Rót nước thuốc uống trước bữa ăn khoảng 15 đến 20 phút, hiệu quả nhất là uống vào buổi sáng khi còn đói.

Cam thảo

Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, và không độc có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và histamine, giúp duy trì mức axit có trong dạ dày thúc đẩy bài tiết dịch nhờn và tăng cường quá trình sản sinh tế bào mới ở niêm mạc, phục hồi tổn thương, se vết loét dạ dày rất tốt.

Ngoài ra theo nghiên cứu, các chất chống oxy hóa trong cam thảo (glabrae và glabridin) có khả năng trung hòa dịch vị, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. Chính vì vậy cam thảo có tác dụng giảm đau, chống virus, kháng viêm, ức chế sự phát triển tế bào ung thư, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể…

Cách pha trà cam thảo giảm đau dạ dày :

  • Rễ cam thảo: 1-2g rửa sạch cho vào ấm hoặc tách
  • Chế 300ml nước đun sôi và đậy nắp khoảng 10-15 phút
  • Uống từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt (nên uống khi trà còn ấm)

Cây dạ cẩm

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên 3

Những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân, nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại. Sử dụng cây dạ cẩm là một trong những cách đơn giản đang được nhiều người áp dụng hiện nay.

Cách 1: Sắc nước dạ cẩm

  • Dạ cẩm: 20-25g lá và ngọn dạ cẩm khô rửa sạch
  • Cho dạ cẩm vào ấm và đun với 1 lít nước, đun sôi duy trì đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút cho thuốc ngấm là có thể dùng được.
  • Khi uống chắt lấy nước và thêm 2 thìa cà phê mật ong cho dễ uống và tăng cường hiệu quả điều trị bệnh dạ dày.
  • Ngày dùng 3 lần chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn 20 phút hoặc uống vào lúc đau.

Cách 2: Cao dạ cẩm

  • Lá dạ cẩm: 5kg rửa sạch cho vào nồi nấu với nước cho tới khi rục thành cao
  • Cho đường phèn: 2kg vào, khuấy đều cho con đường hòa tan cũng như cô lại
  • Sau đó, cho mật ong vào, chờ nguội vào đóng chai
  • Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần sử dụng khoảng 20 – 30 ml.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 15g cao lỏng hoặc 8g cao cô đặc, uống trước bữa ăn 15 phút.

Cách 3: Pha nước cam thảo dạ cẩm

  • Dạ cẩm: 5g. Cam thảo: 1kg
  • Đem xay mịn cũng như trộn đều với nhau
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 10 – 15 gram hòa tan nước sôi cũng như uống.
  • Để dễ uống, bạn có thể thêm chút đường

Thường xuyên luyện tập hít thở sâu

Tập hít thở và thực hiện kĩ thuật hít thở đúng cách có thể cải thiện triệu chứng của đau dạ dày khó thở. Ngoài ra để hỗ trợ giảm căng thẳng, cải thiện hệ thống hô hấp và ngăn ngừa tình trạng khó thở cần hít thở chậm và sâu theo cách dưới đây:

  • Ngồi trên nền nhà, lưng thẳng
  • Gập đầu gối chân phải lại, để chân phải lên đùi trái và ngược lại, không để bàn chân chạm trên nền nhà
  • Hai tay để lên hai đầu gối, cong ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, các ngón khác duỗi thẳng, ngồi thẳng lưng
  • Hít thở vào và thở ra sâu và nhanh cho đến khi thấy mệt lử
  • Lấy không khí vào, giữ nhịp và đồng thời dùng tay bịt hai lỗ mũi lại (Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón út). Sau đó thở ra
  • Làm như vậy nhiều lần trong 1-5 phút

Lưu ý cho người đau dạ dày khó thở

  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi từ 2 – 3 ngày trong giai đoạn bệnh đau dạ dày khó thở tái phát nghiêm trọng.
  • Uống nhiều nước để trung hòa dịch vị, giảm triệu chứng của đau dạ dày
  • Khi bị đau dạ dày nên chế biến thực phẩm ở dạng luộc, nấu canh, cháo hoặc súp ít dầu mỡ và gia vị để dạ dày dễ tiêu hóa.…
  • Có thể uống các loại trà: Trà gừng hoặc trà bạc hà giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày khó thở gây ra.
  • Tránh nằm, vận động mạnh hoặc làm việc ngay sau khi ăn.
  • Giảm lượng công việc và thời gian làm việc nhằm kiểm soát căng thẳng, giảm stress và duy trì tâm lý thoải mái, ổn định.
  • Thừa cân – béo phì cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng thức ăn tồn đọng trong cơ thể và gây khó thở. Vì vậy bạn cần có một chế độ ăn kiêng và luyện tập hợp lý để điều chỉnh cân nặng.

=> Các món cháo dành cho người đau dạ dày

Bình vị Thái Minh- Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Song song với việc dùng các phương pháp trên để cải thiện chứng đau dạ dày khó thở, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm Bình vị Thái Minh để hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh đau dạ dày, đau dạ dày khó thở.

Bình vị Thái Minh- Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh 1

Các nhà khoa học thuộc nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP đã cho ra đời sản phẩm giúp điều trị các bệnh về dạ dày, tiêu hóa: Bình vị Thái Minh. Sử dụng Bình vị Thái Minh giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau dạ dày và ổn định tiêu hóa là lựa chọn được nhiều chuyên gia, bác sĩ tiêu hóa khuyên dùng. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như:

  • GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi),
  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu),
  • Ngoài ra còn có: Cao núc nác, cao thương truật.

=> Chính vì vậy ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Như vậy Bình vị Thái Minh giúp:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, hạn chế hiện tượng trào ngược acid dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi.

Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc hoặc:

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...