Top 12 cách điều trị đau dạ dày cấp đơn giản tại nhà

Đau dạ dày cấp là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng gây mệt mỏi và lo lắng cho người bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào chắc hẳn được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những cách điều trị đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực ngay tại nhà nhé.

Top 12 cách điều trị đau dạ dày cấp đơn giản tại nhà 1

Có nhiều phương pháp giúp điều trị đau dạ dày cấp. Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng nặng hay nhẹ và tùy theo cơ địa mỗi người mà bạn có thể chọn lựa những phương pháp khác nhau. Dưới đây là những cách giúp cải thiện nhanh triệu chứng đau dạ dày cấp bạn có thể tham khảo:

1. Gừng

1. Gừng 1

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong gừng có chứa 2 thành phần hoạt chất chính là Oleoresin và Tecpen. Đây được coi như 2 loại kháng sinh tự nhiên mà không gây tác dụng phụ. Vì vậy, gừng giúp giảm đầy hơi, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn và cải thiện cơn đau dạ dày cấp khá hiệu quả.

Để dùng gừng chữa đau dạ dày cấp, người bệnh có thể áp dụng cách sau:

  • Uống trà gừng: Lấy vài lát gừng tươi đập dập cho vào cốc, chế thêm nước nóng hãm vài phút và uống như uống trà mỗi sáng.
  • Trà gừng mật ong: Gừng tươi ép lấy nước cốt, cho vào cốc nước nóng và thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi uống.

2. Nghệ – mật ong

Trong Tây y, nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin giúp kháng viêm, chống oxy hóa, giảm lượng cholesterol trong máu, trung hòa axit cực mạnh, chữa lành – phục hồi vết thương, kích thích tiêu hóa, gây ức chế và tiêu diệt vi khuẩn.

Mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, tạo lớp màng bao phủ và làm lành lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Vì vậy, sử dụng nghệ và mật ong là phương pháp chữa đau dạ dày cấp rất hữu hiệu mà người bệnh có thể tham khảo.

Cách sử dụng nghệ mật ong điều trị đau dạ dày cấp như sau:

Sử dụng tinh bột nghệ:

  • Dùng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ, 1 thìa cà phê mật ong pha cùng 200ml nước ấm 50 độ,
  • Khuấy đều uống khi còn ấm giúp giảm đau dạ dày cấp và kích thích tiêu hóa.
  • Uống trước bữa ăn hằng ngày, mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Thực hiện liên tục khoảng 1 tháng.

Sử dụng nghệ tươi:

  • Chuẩn bị 50gr nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ bên ngoài và thái thành lát mỏng.
  • Cho vào lọ thủy tinh ngâm cùng 0,5 lít mật ong nguyên chất đậy kín nắp và đặt nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Sau 2 tuần bạn có thể lấy 2 thìa cà phê mật ong pha cùng 200ml nước ấm uống khi còn ấm.
  • Ngày uống 2 – 3 lần liên tục khoảng 4 – 6 tuần.

Xem thêm: Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày hiệu quả

4. Tỏi

4. Tỏi 1

Theo nghiên cứu y học hiện đại, hoạt chất allicin trong tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng sát khuẩn, làm nhanh lành các vết thương do viêm nhiễm. Vì vậy, sử dụng tỏi điều trị các bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày cấp, trào ngược dạ dày, đầy bụng, khó tiêu rất tốt.

Để điều trị đau dạ dày cấp bằng tỏi bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Dùng 15g tỏi tươi đã bóc sạch vỏ, thái lát và đập dập hoặc xay nhuyễn, cho vào lọ thủy tinh.
  • Đổ ngập mật ong nguyên chất, đậy kín nắp và để nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 3 tuần.
  • Mỗi lần dùng xúc 1 thìa tỏi mật ong pha cùng nước ấm hoặc ngậm và nhai trực tiếp.
  • Dùng đều đặn, sáng tối để phát huy tác dụng tốt nhất.

Xem tham khảo: Cách điều trị đau dạ dày bằng tỏi và mật ong

5. Cam thảo

Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình giúp giải độc, dưỡng khí và thông kinh mạch trị các bệnh tiêu hóa như: đau dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày rất tốt. Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, các hoạt chất chống oxy hóa  như glabrae và glabridin trong cam thảo giúp trung hòa axit dịch vị, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp hiệu quả.

Cách sử dụng cam thảo điều trị đau dạ dày cấp như sau:

  • Dùng 1 – 200gr cam thảo rửa sạch, hãm cùng 300ml nước nóng khoảng 5 phút.
  • Uống từng ngụm khi còn nóng để phát huy tác dụng tốt nhất.

6. Lá dạ cẩm

6. Lá dạ cẩm 1

Theo y học cổ truyền, lá dạ cẩm có vị hơi ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, nhanh lành vết loét. Ngoài ra, lá dạ cẩm còn giúp trung hòa axit dạ dày, giảm ợ chua, ợ hơi khó chịu nên rất tốt trong điều trị đau dạ dày cấp

Người bệnh có thể dùng lá dạ cẩm trị đau dạ dày cấp theo cách dưới đây:

  • Chuẩn bị 25gr lá dạ cẩm đem rửa sạch và đun cùng 1 lít nước.
  • Đun sủi rồi vặn lửa nhỏ liu riu thêm 10 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước.
  • Chi làm 3 phần nước uống trong ngày.
  • Nên uống trước bữa ăn khoảng 20 phút.

7. Lá mơ lông

Nghiên cứu đã chỉ ra, trong lá mơ lông chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa axit, giảm chứng đầy bụng, chướng hơi và làm lành các tổn hương ở niêm mạc dạ dày… Vì vậy, sử dụng lá mơ lông điều trị đau dạ dày cấp là biện pháp mang lại hiệu quả cao.

Người bệnh có thể dùng lá mơ lông theo cách sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông khoảng 20 – 30g rửa sạch và ngâm qua một lượt nước muối loãng.
  • Giã lá mơ lông lọc lấy nước hoặc ép lấy nước cốt nguyên chất.
  • Uống trực tiếp hoặc pha thêm nước uống.

8. Lá khôi tía

8. Lá khôi tía 1

 

Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, trong lá khôi tía có các hoạt chất tanin và glucosid có tác dụng trung hòa axit dạ dày, làm nhanh lành các tế tào, tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, lá khôi tía còn giúp làm se lành vết thương, điều trị đau dạ dày cấp rất tốt.

Cách dùng lá khôi tía như sau:

  • Chuẩn bị 80g lá khôi tía, 12g khổ sâm, 40g bồ công anh đem rửa sạch
  • Cho nguyên liệu vào nồi đun cùng 2 lít nước.
  • Đun đến khi sủi và vặn lửa nhỏ đun thêm 10 phút.
  • Chắt lấy nước chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Nên hãm nước khôi tía trong bình ủ để uống nước sắc khi còn ấm sẽ có tác dụng tốt nhất.

9. Chè dây

Trong chè dây có chứa hoạt chất flavonoid có khả năng ức chế sự hình thành và ngăn ngừa phát triển của vi khuẩn Hp –  nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, theo y học cổ truyền, chè dây có vị ngọt, tính mát, thường được sử dụng điều trị đau dạ dày, trào ngược dạ dày.

Người bệnh có thể dùng chè dây theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị 15g chè dây thái ngắn, phơi khô và sao vàng.
  • Cho chè dây vào ấm, chế nước đun sôi và tráng, đổ đi.
  • Chế thêm nước đun sôi và hãm khoảng 10 – 15 phú.
  • Chắt lấy nước uống như uống trà.
  • Một ngày có thể hãm 2 – 3 ấm như vậy để uống.
  • Thực hiện liên tục khoảng 20 ngày để thấy triệu chứng được cải thiện.
Những trường hợp đau dạ dày cấp có vi khuẩn Hp, người bệnh nên uống trà chè dây vào buổi sáng khi thức dậy nhé.

10. Nước muối ấm pha loãng

10. Nước muối ấm pha loãng 1

Nước muối loãng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn đường tiêu hóa, làm sạch đường ruột, giảm co thắt dạ dày từ đó giảm nhanh cơn đau. Vì vậy, khi cơn đau dạ dày cấp hoành hành, người bệnh có thể cải thiện tình trạng bằng cốc nước muối ấm pha loãng. Chú ý, không nên pha quá nhiều muối để tránh gây khó chịu nhé.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê muối tinh pha cùng 1 cốc nước ấm 250ml.
  • Khuấy cho tan hết và uống từng ngụm nhỏ cơn đau dạ dày cấp sẽ dần dần biến mất.
  • Nên uống ít một để tránh gây tổn thương đến thận.

11. Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp đơn giản giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày cấp khó chịu mà bạn có thể thực hiện. Bởi, nhiệt độ nóng từ túi chườm giúp làm giãn mạch máu, lưu thông máu ở vùng thượng vị, làm dịu hiện tượng thành dạ dày co bóp quá mức và giảm đau đáng kể. Bên cạnh đó, chườm nóng còn giúp tăng tuần hoàn máu đến dạ dày và đường ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giảm nhẹ tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu hiệu quả.

Để thực hiện phương pháp chườm nóng, người bệnh làm theo hướng dẫn sau:

– Chuẩn bị 1 bát gạo hoặc muối đem rang nóng trên bếp và đổ ra khăn mặt, bọc lại đem chườm xoa trên bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp máu lưu thông và giảm co thắt, cơn đau dạ dày sẽ được cải thiện.

Hoặc:

– Sử dụng túi chườm cắm điện hoặc chai lọ thủy tinh, đổ nước nóng 50 – 60 độ và vặn kín nắp, lăn đều lên trên vùng bụng bị đau và xoa đều bụng theo chiều kim đồng hồ trực tiếp lên vùng thượng vị trong 10 – 20 phút, cơn đau dạ dày cấp sẽ thuyên giảm.

Lưu ý: Trong quá trình chườm nóng, người bệnh nên thả lỏng cơ thể, hít thở sâu để làm dịu hiện tượng co bóp quá mức của dạ dày.

12. Massage bụng

12. Massage bụng 1

Massage bụng là phương pháp trị liệu được sử dụng rộng rãi để giảm đau nhanh chóng. Nghiên cứu cũng chỉ ra, các động tác massage bụng giúp cơ thể tiết ra hormone có tác dụng giảm đau bung, tăng tuần hoàn máu, làm dịu dây thần kinh bị kích thích quá mức, giảm chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Để thực hiện các động tác masage bụng, người bệnh làm theo hướng dẫn sau đây:

Hướng dẫn thực hiện động tác xoa bụng:

  • Người bệnh nằm hoặc ngồi thật thoải mái.
  • Lấy chút dầu ấm hoặc dầu massage vào lòng bàn tay, xoa đều 2 bàn tay cho nóng lên.
  • Đặt 2 tay lên vùng bụng và xoa bóp vùng bụng theo chiều lên – xuống và trái – phải.
  • Tiếp tục các động tác theo theo chiều ngược lại.
  • Xoa liên tục trong 10 – 15 phút để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Có thể massage nhiều lần trong ngày.

Xem thêm: 8 Mẹo chữa đau dạ dày không dùng thuốc

Chú ý: Không nên thực hiện phương pháp massage bụng khi vừa ăn no. Massage bụng sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi và giảm cơn đau dạ dày cấp nếu chúng xuất hiện.

13. Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả

Ngoài các phương pháp trên, các chuyên gia khuyên nên sử dụng Bình Vị Thái Minh để điều trị đau dạ dày cấp. Đây là sản phẩm được các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh nghiên cứu, bào chế, chắt lọc các thành phần hoạt chất, loại bỏ tạp chất để tạo ra viên nén phù hợp với người mắc viêm loét dạ dày. Người bệnh có thể dùng trong thời gian dài hỗ trợ điều trị bệnh mà không lo tác dụng phụ.

Đây là một trong những sản phẩm được các bác sĩ và chuyên gia đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội là Bình vị Thái Minh.

Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả 1

Những thành phần của 1 viên nén Bình vị Thái Minh được phân tích như sau:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): Tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin : Chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật : Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Chính vì sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày nên nó mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Trên đây là danh sách top 12 cách điều trị đau dạ dày cấp mà bạn có thể tham khảo. Trong trường các triệu chứng đau dạ dày cấp có chiều hướng tiến triện nặng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...