Vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không? Chữa bằng cách nào?

Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 70% dân số nhiễm vi khuẩn Hp. Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây ra một số bệnh đường tiêu hóa, nhất là bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Vì vậy, nhiều người băn khoăn vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

 1

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp là viết tắt của Helicobacter pylori, hay H. pylori. Đây là một loại khuẩn xoắn ốc hình que (xoắn khuẩn). Loại vi khuẩn này có thể sống và phát triển trong dạ dày con người bởi chúng có thể tiết ra một loại enzyme có tên Urease để trung hòa acid trong dạ dày.

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây các bệnh mạn tính về dạ dày – viêm loét dạ dày và có thể tiến triển sang ung thư dạ dày.  Chúng dễ dàng lây nhiễm vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau như: qua đường ăn uống, nước bọt, qua dụng cụ y tế… Hp không thể tự biến mất nếu không được chữa, điều trị.

Vi khuẩn Hp chữa khỏi được không?

Vi khuẩn Hp chữa khỏi được không? 1

Vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không là băn khoăn của không ít người mắc phải vi khuẩn này. Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp có thể chữa khỏi khoảng 85 – 90% nhưng không hề dễ dàng.

Đây là loại vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong dạ dày bởi chúng có thể tiết ra enzyme urease giúp trung hòa lượng axit trong cơ thể. Ngoài ra, chúng có thể tồn tại và phát triển trong cơ thể mà không gây ra bất cứ triệu chứng gì nên người bệnh khó phát hiện ra. Đa số, các trường hợp phát hiện ra khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính nên việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

Vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh. Sau phác đồ điều trị, người bệnh không chú ý thực hiện chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, thường xuyên sử dụng bia, rượu, chất kích thích thì khả năng tái nhiễm vi khuẩn Hp rất cao, quá trình điều trị bệnh kéo dài và dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cũng cần hết sức cảnh giác, thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa sau điều trị, tránh trường hợp tái nhiễm.

☛ Tham khảo thêm: Vi khuẩn Hp điều trị bao lâu thì khỏi?

Tỷ lệ tái nhiễm vi khuẩn Hp sau khi chữa

Theo nghiên cứu thống kê năm 2005, tại Việt Nam tỉ lệ tái nhiễm vi khuẩn Hp rất cao. Trung bình, sau 11 tháng điều trị diệt Hp khỏi hoàn toàn thì tỉ lệ tái xuất hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày là 23,5%, tỉ lệ tái nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày là 9,7% và tỉ lệ tái phát là 13,8%.

Ở một số nước phát triển, tỉ lệ tái xuất hiện của Hp trong dạ dày thấp nhất là Phần lan với 0,2%/năm, Nhật Bản là 0,2- 2%/năm, tại Mỹ nói chung khoảng dưới 2% mỗi năm.

Ở nước ta, tỉ lệ nhiễm H.p chiếm trên 70% dân số, tỉ lệ tái xuất xuất hiện Hp trong dạ dày cao và khác tỉ lệ Hp kháng kháng sinh tại Việt Nam rất cao. Theo thống kê, lỉ lệ Hp kháng từng loại kháng sinh như sau:

  • Amocixillin 24,9%,
  • Clarithromycin 34,1% (có nghiên cứu là 85,5%),
  • Metronidazole 69,4% (có nghiên cứu là 95,5%),
  • Levofloxacin 27,9%,
  • Tetraxycline17,9%
  • Kháng nhiều loại kháng sinh trung bình là 47,4%.

Chính vì vậy, việc điều trị vi khuẩn Hp trở nên khó khăn hơn, người bệnh cần cân nhắc sử dụng kháng sinh cũng như không nên lạm dụng.

Xem thêm: Viêm dạ dày Hp có nguy hiểm không?

Các phương pháp điều trị vi khuẩn Hp

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị vi khuẩn Hp. Tùy theo tình trạng bệnh, thể trạng sức khỏe mà người bệnh có thể chọn lựa các phương pháp điều trị phù hợp cho mình. Dưới đây là một số cách điều trị vi khuẩn Hp:

Sử dụng thuốc tây y

Sử dụng thuốc tây y 1

Sử dụng thuốc tây y là phương pháp phổ biến giúp kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn Hp. Dưới đây là một số thuốc thông dụng thường được bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc ức chế bơm Proton: Esomeprazole, Omeprazole,… giúp ngăn chặn tình trạng dư thừa axit dạ dày thông qua tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Nizatidine, Cimetidin, Famotidine,… giúp kìm hãm và trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa các tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
  • Nhóm thuốc ức chế acid dịch vị: Gastropulgit, Phosphalugel có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày.
  • Thuốc tráng men, bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Prostaglandin,… giúp tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích sự phát triển của lớp biểu mô bề mặt dạ dày, kích thích tiết chất nhầy, làm tăng tưới máu cho lớp niêm mạc và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Tetracycline, Tinidazol, Amoxicillin, Metronidazol,… những loại thuốc này thuộc nhóm chống nhiễm khuẩn cao có khả năng ngăn ngừa, ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn Hp.

☛ Xem chi tiết: Đau dạ dày Hp uống thuốc gì hiệu quả?

Dùng thuốc tây điều trị vi khuẩn Hp thường mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng không theo chỉ dẫn của bác sĩ dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, dễ gây kháng thuốc và khó khăn cho lần điều trị sau. Bên cạnh đó, sau 4 tuần điều trị phải đánh giá xét nghiệm mức độ hiệu quả.

Sử dụng bài thuốc nam

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc điều trị vi khuẩn Hp được mọi người lựa chọn bởi tính an toàn, dễ thực hiện và không gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc người bệnh có thể áp dụng:

1. Lá khôi:

Sử dụng bài thuốc nam 1

Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, trong lá khôi có hàm lượng lớn glucosid và tannin giúp kháng viêm, chống loét, nhanh lành vết thương, giảm triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua và giảm sự tăng tiết dịch vị acid trong dạ dày. Bên cạnh đó, lá khôi còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Để sử dụng lá khôi đúng cách, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị 20g lá khôi đem rửa sạch cho vào ấm sắc cùng 800l nước.
  • Đun sủi thì vặn lửa nhỏ thêm 10 phút.
  • Tắt bếp, chắt lấy nước uống.

2. Chè dây:

Theo nghiên cứu khoa học gần đây, chè dây có chứa flavonoid có tác dụng giảm đau dạ dày và loại bỏ được chủng vi khuẩn Hp gây bệnh. Vì vậy, sử dụng chè dây giúp loại bỏ vi khuẩn Hp, giảm đau dạ dày hiệu quả. Cách dùng chè dây như sau:

  • Chuẩn bị 10 – 15g lá chè dây đem rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô cho đến khi xoăn góc và có màu hơi vàng.
  • Cho chè dây đã chuẩn bị vào ấm, chế nước đun sôi và đổ hết nước tráng đi sau đó chế phần nước sôi khác hãm khoảng 10 phút.
  • Chắt lấy nước uống như uống trà.
  • Uống liên tục 15 – 20 ngày.

3. Dạ cẩm:

Sử dụng bài thuốc nam 2

Theo nghiên cứu, trong dạ cẩm có chứa các chất: hedyocapitelline và hedyocapitine vừa giúp giảm đau, giảm dịch vị axit dạ dày, chống viêm và ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp cùng một số vi khuẩn gây hại khác ở nồng độ thấp. Để sử dụng dạ cẩm, người bệnh thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.

  • Chuẩn bị 20 – 40g dạ cẩm đem cắt ngắn, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô.
  • Cho dạ cẩm vào nồi đun cùng 800ml nước cho sôi rồi vặn lửa nhỏ liu riu đun đến khi cạn còn 400ml nước.
  • Chắt lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Uống trước bữa ăn 30 phút, uống liên tục trong 10 ngày.

Chú ý: Phụ nữ có thai nếu dùng Dạ cẩm cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tăng hiệu quả điều trị tại nhà

Tăng hiệu quả điều trị tại nhà 1

Song song với các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học để giúp ức chế sự hoạt động của vi khuẩn và tiêu diệt chúng hoàn toàn. Vì vậy, để điều trị và ngăn ngừa vi khuẩn Hp, người bệnh nên:

  • Chú ý vệ sinh ăn uống, nên ăn chín, uống sôi, tránh ăn các loại thực phẩm tái sống như: rau sống, tiết canh, gỏi…
  • Chọn lựa thực phẩm tươi, sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nên sử dụng riêng đồ sống và chín để hạn chế nhiễm khuẩn, ký sinh trùng.
  • Hạn chế ăn uống ở quán ven đường không đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, nhiều gia vị chua, cay.
  • Hạn chế bia, rượu, cà phê và khói thuốc…
  • Giữ gìn vệ sinh không gian nhà ở sạch sẽ.
  • Nên có thói quen rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Không dùng chung bát, đũa, nước chấm, sử dụng các vật dụng cá nhân chung với những người có nguy cơ mắc bệnh.
  • Bỏ thói quen gắp thức ăn, nhai và mớm thức ăn cho trẻ nhỏ.
  • Không nên tự ý dùng kháng sinh điều trị bệnh dạ dày khi chưa có kê đơn và theo dõi của bác sĩ, bởi khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi không được điều trị triệt để.
  • Có thói quen thể dục thể thao đều đặn phù hợp với sức khỏe để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể đào thải các độc tố, trong đó có vi khuẩn Hp.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài bởi vi khuẩn Hp có có khuynh hướng tái phát triển khi tâm lý người bệnh không ổn định.
  • Có thói quen kiểm tra sức khỏe định kì, test và điều trị diệt trừ vi khuẩn Hp khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

☛ Xem kĩ hơn: Vi khuẩn Hp nên ăn gì, kiêng gì?

Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp

bên cạnh các biện pháp điều trị trên, người bệnh nên sử dụng viên uống Bình Vị Thái Minh. Đây là sản phẩm có chứa bộ đôi hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày. Đặc biệt là hoạt chất hedyocapitelline và hedyocapitine không chỉ giúp giảm đau, chống viêm mà còn có tác dụng ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây đau dạ dày.

Bình Vị Thái Minh - hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp 1

Bình Vị Thái Minh có thành phần giúp điều trị vi khuẩn hp, tái tạo niêm mạc dạ dày:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): Tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin: Chiết xuất từ dạ cẩm và lá khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét, ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (Hp) ở nồng độ thấp.
  • Thương truật: Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác: Chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày nên nó mang lại sự an tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày.
  • Ức chế vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc, giảm các cơn đau ở dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi.
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua.

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Trên đây là thông tin giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không và một số phương pháp điều trị. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì cũng như muốn tư vấn về sản phẩm, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...