Làm gì khi viêm loét dạ dày gây khó thở?
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến và bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh, trong đó có triệu chứng gây khó thở khiến nhiều người bệnh hoang mang và lo sợ. Vậy người bệnh cần làm gì khi viêm loét dạ dày gây khó thở? Các bạn sẽ có câu trả lời trong thông tin bài biết dưới đây.
Mục lục
Hiểu về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh về tiêu hóa gây lên các tổn thương viêm và vết loét trên niêm mạc dạ dày- phần đầu của ruột non. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc- lớp mang lót bên trong cùng của dạ dày bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay ruột non sẽ bị lộ ra. Theo thống kê: Vết loét ở dạ dày chiếm 60%, vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, một số nguyên nhân chủ yếu đó là:
Do vi khuẩn Hp- Helicobacter pylori:
Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy của niêm mạc, loại vi khuẩn này sẽ tiết ra độc tố làm niêm mạc mất khả năng chống lại axit.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, khoa học: Thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá, ăn uống không điều độ dẫn tới hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày.
Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau tự do:
Sử dụng thuốc các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài, thuốc giảm đau không theo đơn, không theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và viêm loét dạ dày.
Tâm lý:
Stress, căng thẳng, rối loạn lo âu sẽ khiến mất cân bằng chức năng dạ dày làm dịch vị tăng tiết, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
➤Tìm hiểu thêm: Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Tại sao viêm loét dạ dày lại gây khó thở?
Lý giải cho nguyên nhân khiến bệnh viêm loét dạ dày gây khó thở, các nguyên gia đã giải đáp vấn đề này như sau:
- Khi mắc viêm loét dạ dày tức lượng axit có trong dạ dày thực quản sẽ tăng lên khiến cho các tế bào thần kinh ở thực quản bị kích thích. Đây cũng chính là nguyên nhân gây co rút ở lồng ngực và chèn ép lên đường thở nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức ở ngực.
- Sau khi ăn, lượng thức ăn đang trong thời gian tiêu hóa, chưa tiêu hóa hết sẽ mắc vào vòm họng tạo lên áp lực vùng ngực gây cảm giác khó thở.
- Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày: Ợ hơi, ho, tức ngực, buồn nôn, đầy hơi…cùng với hiện tượng đau do viêm loét dạ dày cũng khiến cảm giác khó thở nơi lồng ngực của bệnh nhân.
- Với những trường hợp viêm loét dạ dày mãn tính, người bệnh còn nhận thấy triệu chứng khó thở hoặc mắc nghẹn khi nuốt. Sở dĩ có triệu chứng này bởi lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày không được tiêu hóa hết hoàn toàn đã gây ra hiện tượng lên men, tạo khí, tăng áp lực lên khí quản và gây khó thở.
- Những triệu chứng trên khiến người bệnh viêm loét dạ dày ăn uống không ngon miệng, khi nằm ngủ cảm giác khó thở ngày càng tăng cao. Tình trạng này xảy ra thường xuyên mà không có giải pháp điều trị kịp thời ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ khó thở do viêm loét dạ dày
Khó thở do viêm loét dạ dày nguyên nhân trực tiếp là do lượng thức ăn tồn đọng, lên men. Không chỉ vậy, nguy cơ làm tăng triệu chứng khó thở do viêm loét dạ dày cũng có thể xảy ra từ một số yếu tố:
- Người bệnh dung nạp quá nhiều những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ chiên xào.
- Thường xuyên dử dụng bia, rượu, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích
- Những người đang thừa cân béo phì
- Những bệnh nhân có tiền sử về các bệnh hô hấp
- Những người thường xuyên mắc chứng rối loạn lo âu, stress, căng thẳng thần kinh
- Những người có chế độ sinh hoạt không điều độ, khoa học.
Món ăn chiên rán, cay nóng…làm tăng nguy cơ khó thở khi bị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày gây khó thở có gây nguy hiểm không?
Dấu hiệu khó thở do viêm loét dạ dày báo hiệu tình trạng viêm loét đã ở giai đoạn nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, vết loét ngày càng sâu và rộng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như :
- Dạ dày bị viêm loét, lượng axit có trong dạ dày thực quản sẽ tăng lên. Các dịc axit này thường chứa nhiều vi khuẩn có hại tại các vị trí bị tổn thương. Các vết viêm loét không được điều trị kịp thời, không được điều trị tận gốc, các triệu chứng lặp lại nhiều lần lâu ngày có thể gây nên chứng viêm loét dạ dày mãn tính. Việc điều trị càng trở lên khó khăn hơn.
- Axit trong dạ dày tăng cao, họng và thanh quản thường xuyên phải tiếp xúc với axit từ dạ dày khiến các bộ phận này bị tổn thương và viêm khó lành. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ho nhiều, khản tiếng mãn tính, viêm thanh quản, mất giọng nói do cổ họng bị tổn thương.
- Các vị trí viêm loét lâu ngày có thể phát triển thành ung thư thực quản. Theo nghiên cứu, thống kê đã chỉ ả rằng cứ 5 người bị đau dạ dày do viêm loét kèm theo các cơn ợ chua, trào ngược thực quản thì có 1 người mắc ung thư thực quản.
- Ngoài ra còn có biến chứng nhiễm trùng thực quản, khí quản, dạ dày…
Đa số những trường hợp bị khó thở do viêm loét dạ dày nhưng không biết vì sao mình lại bị khó thở như vậy. Mọi người thường cho rằng do một số bệnh lý về hô hấp và tự ý mua thuốc về điều trị theo triệu chứng khiến bệnh càng trở lên trầm trọng. Chính vì vậy, khi có biểu hiện khó thở kèm theo các cơn đau dạ dày người bệnh cần chú ý đi khám và có phương pháp điều trị đúng căn nguyên để đẩy lùi những cơn trào ngược dạ dày thực quản.
Cách trị viêm loét dạ dày gây khó thở
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Điều trị viêm loét dạ dày bằng phương pháp dân gian không còn xa lạ với người bệnh bởi những bài thuốc dân gian hết sức dễ làm, nguyên liệu dễ tìm mà chúng giúp giảm các triệu chứng khá tốt: Giảm các cơn đau, giúp dễ tiêu hóa, tạo lớp màng bảo vệ vết viêm loét và tăng cường sức khỏe.
Lá khôi tía:
Thành phần tanin và glucosid có trong lá khoi tía có khả năng chống viêm, se vết loét và giảm sự gia tăng dịch acid tại dạ dày, làm liền sẹo nhanh hơn cũng như hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng mà bệnh dạ dày mang đến như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, giảm cơn đau,…
- 20g lá khôi tươi hoặc 10g lá khôi khô.
- Lá khôi tươi rửa sạch lá và cho vào ấm đun nước như đun trà.
- Với lá khôi khô thì người bệnh pha như pha trà khô.
- Nên uống nước lá khoi tía vào buổi sáng.
Bồ công anh:
Trong bồ anh có chứa nhiều hoạt chất: Xanthophyl, lecithin, violaxanthin, taraxanthin,… cùng vitamin và các khoáng chất có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, kháng viêm và giảm vết loét
- Bồ công anh khô: 20 g
- Lá khôi: 15 g
- Lá khổ sâm: 10 g
- Đem rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào ấm đun sôi 15 phút
- Chắt lấy3 bát nước uống, chia đều 3 lần uống trong ngày
- Nếu khó uống có thể hòa thêm 1-2 thìa cà phê mật ong
Chú ý: Sử dụng liên tục trong 10 ngày, nếu muốn dùng tiếp cần nghỉ 3-4 ngày rồi mới nên dùng tiếp
Cam thảo:
Cam thảo có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm loét dạ dày bởi nó không chỉ chế tiết acid dịch vị và histamine mà còn ngăn ngừa hình thành vết loét và thúc đẩy quá trình bài tiết dịch nhầy. Ngoài ra cam thảo còn thúc đẩy sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày, tá tràng và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
- Cam thảo: 3-5g dạng bột tán mịn hoặc dạng nấu cao
- Chia làm 3 lần pha nước uống
- Uống liên tục từ 7-14 ngày
- Uống trước bữa ăn 20 phút
☛ Xem đầy đủ thông tin: Các bài thuốc nam trị viêm loét dạ dày
Dùng thuốc điều trị
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày gây khó thở còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng:
Thuốc kháng sinh:
Sử dụng thuốc kháng sinh khi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có xuất hiện vi khuẩn Hp.
Nhóm thuốc ức chế bơm proton:
Giúp giảm tăng tiết acid dạ dày tránh gây kích thích và hạn chế vùng niêm mạc bị loét lan rộng. Một số loại thuốc phổ biến được dùng: Esomeprazole, Omeprazol, Lansoprazol,…
Thuốc kháng histamine H2:
Nhóm thuốc kháng histamine H2 có tác dụng tương tự như nhóm thuốc ức chế bơm proton. Bởi chúng có mức độ dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ nên thuốc kháng histamine H2 thường được thay thế cho thuốc ức chế bơm proton trong một số trường hợp cần thiết.
Nhóm Antacid:
Nhóm thuốc Antacid chứa hoạt chất Aluminium phosphate hoặc Dimethicone, có tác dụng tạo màng bảo vệ niêm mạc, chống loét và ngăn ngừa chảy máu. Tuy nhiên nhóm thuốc Antacid được chỉ định sử dụng giảm nhanh cơn đau thượng vị, cảm giác buồn nôn, ói mửa, ợ chua, ợ hơi,…
Thuốc giảm đau chống co thắt:
Một số thuốc: Alverin, Drotaverin được chỉ định khi người bệnh có triệu chứng cơn đau thượng vị.
Ngoài ra còn mốt số thuốc hỗ trợ:
- Men tiêu hóa: Normagut, Biolac, Enterogermina, Probio,…Nhằm thúc đẩy chức năng tiêu hóa của dạ dày và tránh tồn đọng thức ăn ở cơ quan này.
- Thuốc chống nôn: Metoclopropramid và Domeperidol: Được sử dụng khi người bệnh có triệu chứng thường xuyên nôn ói sau khi ăn.
Dùng thuốc điều trị sẽ giảm nhanh các triệu chứng kho chịu bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng và các loại thuốc theo đơn kê của bác sĩ bởi việc dùng thuốc không theo chỉ định có thể làm giảm tác dụng của thuốc và có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm loét dạ dày uống thuốc gì ?
Can thiệp bằng ngoại khoa: Phẫu thuật
Theo bác sĩ chuyên môn tư vấn, trường hợp yêu cầu sử dụng phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định với những trường hợp không thể dùng thuốc hoặc dùng thuốc nhưng không có tác dụng. Ngoài ra can thiệp ngoại khoa được chỉ định thực hiện với những bệnh nhân viêm loét dạ dày xuất hiện biến chứng trầm trọng như: Hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
Với những trường hợp viêm loét dạ dày có chảy máu nhẹ bác sĩ có thể thực hiện nội soi nhằm đốt điện, laser hoặc tiêm xơ.
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Một số biện pháp chăm sóc tại nhà giúp giảm triệu chứng khó thở do viêm dạ dày mà người bệnh không thể bỏ qua:
- Có chế độ học tập, làm việc nghỉ ngơi hợp lý
- Uống đủ nước để trung hòa axit dịch vị, giảm các triệu chứng: Buồn nôn, chướng bụng, đau thượng vị
- Không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no khiến axit dạ dày gia tăng quá mức.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Không nên ăn món ăn quá nhiều gia vị, dầu mỡ chiên xào, nên ăn hấp, luộc, súp, cháo để dạ dày dễ tiêu hóa
- Tuyệt đối tránh xa bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích
- Thể dục thể thao hợp lý để tăng nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng khó thở do viêm loét dạ dày.
➤ Đọc tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày ăn gì? Kiêng gì?
Lời khuyên từ chuyên gia
Sử dụng Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị khó thở do viêm loét dạ dày bởi Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày giúp: Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn trào ngược. Bảo vệ niêm mạc, làm lành vết loét dạ dày và chứa các thành phần thảo dược như:
- GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi) 250 mg
- Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Ô liu) 100 mg
- Cao Núc nác (Oroxylum indicum extract) 100 mg
- Cao Thương truật (Atractylodes lancea extract) 100 mg
- Kẽm gluconat
Chính vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:
- Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
- Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
- Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.