4 biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày và tá tràng (phần tiếp giáp với ruột non) bị tổn thương. Đây là bệnh lý về đường tiêu hóa hay gặp nhất, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào ? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm loét dạ dày tá tràng do nguyên nhân nào gây nên?

Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy, trong đó:

  • Yếu tố bảo vệ gồm: HCO3, chất nhầy và hàng rào niêm mạc dạ dày.
  • Yếu tố phá hủy gồm: acid tiêu hóa pepsin, HCl

Sự mất cân bằng giữa các hai yếu tố bảo vệ và phá hủy do 2 nguyên nhân chủ yếu: Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)

Viêm loét dạ dày tá tràng do nguyên nhân nào gây nên? 1
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)

H. pylori được tìm thấy trong tế bào biểu mô dạ dày, 90% viêm loét dạ dày và 40% viêm loét tá tràng là do vi khuẩn này gây ra. Bình thường niêm mạc dạ dày tá tràng được bao phủ bởi một lớp màng nhầy chống lại sự ăn mòn của dịch tiêu hóa. Khi H.pylori xâm nhập vào cơ thể, chúng bám vào niêm mạc dạ dày tiết ra các độc tố gây tổn thương, khi gây đủ tổn thương, dịch tiêu hóa đi qua lớp niêm mạc và gây loét.

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)

Sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau chống viêm NASIDs có thể gây kích ứng và làm viêm dạ dày tá tràng. Những loại thuốc này gồm: Aspirin, Ibuprofen, Ketoprofen…

Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như thói quen ăn uống, hút thuốc, uống rượu, căng thẳng… những nguy cơ này không gây viêm loét dạ dày nhưng chúng là tác nhân làm cho vết loét nặng hơn và khó lành hơn.

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) 1
Sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs thường xuyên có thể gây kích ứng dạ dày

Một số nguyên nhân gây viêm loét khác như:

  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh ảnh hưởng đến dạ dày: Ăn đồ cay nóng, khó tiêu, ăn khuya, thức khuya nhiều, hút thuốc, rượu bia…
  • Căng thẳng, stress trong thời gian dài: Làm rối loạn hoạt động của cơ thể, tác động lên hệ thần kinh làm giảm tiết dịch bảo vệ dạ dày.
  • Do ăn phải các chất độc hại, thức ăn hỏng, nhiễm khuẩn…

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thủ phạm gây viêm loét dạ dày không ngờ tới!

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu phát hiện sớm sẽ được điều trị dứt điểm dễ dàng, tuy nhiên nếu để kéo dài bệnh dễ chuyển sang mạn tính khó điều trị và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Một số biến chứng có thể gặp gồm:

1. Xuất huyết dạ dày

Đây là biến chứng hay gặp nhất ở bệnh viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do các vết loét ăn sâu vào mạch máu ở dạ dày gây xuất huyết, có 2 trường hợp xuất huyết dạ dày:

  • Xuất huyết chậm và kéo dài dẫn đến thiếu máu, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó thở, da dẻ xanh xao, nhịp tim nhanh.
  • Xuất huyết nhanh: đây là trường hợp nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng bệnh nhân do đó cần được phát hiện kịp thời. Biểu hiện gồm: nôn ra máu, đi ngoài phân có màu đen dính.

Khi xuất huyết dạ dày, nội soi là phương pháp cần thiết để xác định nguyên nhân cũng như vị trí xuất huyết, thông thường có thể điều trị qua ống nội soi. Ngoài ra để giảm lượng acid xung quanh vị trí chảy máu, giúp cầm máu, bác sĩ sẽ tiêm thuốc ức chế bơm proton PPI xung quanh vị trí chảy máu.

Trong trường hợp xuất huyết nhanh, máu chảy ồ ạt, bệnh nhân sẽ được truyền máu bù lượng máu đã mất.

1. Xuất huyết dạ dày 1
Trong trường hợp chảy máu dạ dày ồ ạt bệnh nhân cần được truyền máu bù lại lượng máu đã mất
Xuất huyết dạ dày là một trong những cấp cứu nội khoa thường gặp, người bệnh phải nhanh chóng tới bệnh viện để được xử trí khi có những dấu hiệu như: Nôn ra máu nhiều, đi ngoài ra phân đen, mùi khắm, đi ngoài ra máu tươi.

2. Thủng dạ dày

Thủng xảy ra khi vết loét ăn xuyên qua thành dạ dày hoặc ruột vào khoang bụng. Đây là biến chứng hiếm gặp hơn so với xuất huyết, theo thống kê thì cứ 350 bệnh nhân viêm loét dạ dày thì có 1 trường hợp thủng dạ dày

Từ vết thủng, dịch tiêu hóa cùng với thức ăn và vi khuẩn thoát ra tràn vào ổ bụng gây nhiễm trùng phúc mạc, khi viêm phúc mạc vi khuẩn nhanh chóng lan vào máu trước khi đến các cơ quan khác gây nhiễm trùng máu, điều này có thể dẫn đến suy đa tạng và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng phổ biến của là cơn đau đột ngột, dữ dội, đau như dao đâm, ngoài ra một số trường hợp còn có biểu hiện shock: mặt tái nhợt, vã mồ hôi, thở dốc, nhịp tim nhanh.

2. Thủng dạ dày 1
Thức ăn, dịch vị, vi khuẩn sẽ thoát ra từ vị trí thủng gây nhiễm trùng phúc mạc

3. Tắc nghẽn dạ dày

Nguyên nhân là do vết loét dạ dày viêm lên hoặc sẹo để lại sau tổn thương cản trở sự vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa.

Triệu chứng bao gồm:

  • Nôn mửa nhiều lần, trong dịch nôn có chứa thức ăn không tiêu
  • Chướng bụng, đầy hơi dai dẳng
  • Ăn ít nhưng cảm giác rất no
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Để xác định nguyên nhân tắc nghẽn do viêm hay sẹo và vị trí tắc nghẽn bác sĩ sẽ tiến hành nội soi. Trong trường hợp tắc nghẽn do viêm có thể sử dụng thuốc giảm acid – chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton PPI để giảm tắc nghẽn. Nếu tắc nghẽn do sẹo có cần phải phẫu thuật để điều trị, tùy mức độ nghiêm trọng của sẹo mà phương pháp áp dụng khác nhau.

4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày phát sinh khi các tế bào ở niêm mạc dày mất đi cấu trúc bình thường (phân chia nhân quái, nhân chia, kích thước lớn), bắt đầu tăng sinh không kiểm soát, xâm lấn sang vùng lành và các hạch bạch huyết.

Mà khởi đầu của bệnh ung thư thường bắt nguồn từ chính những ổ loét làm lộ ra các tế bào phía dưới lớp dịch bảo vệ, axit dịch vị, chất độc có trong thức ăn, vi khuẩn…làm phát sinh bệnh.

Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, trong giai đoạn sớm bệnh diễn ra âm thầm và khó phát hiện do triệu chứng khá mơ hồ dễ nhầm với những bệnh đường tiêu hóa khác:

  • Trướng bụng, đầy hơi
  • Ợ chua, ợ nóng
  • Sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu
  • Xuất huyết đường tiêu hóa
  • Khi khối u lớn lên chèn ép các cơn đau bụng diễn ra dữ dội và thường xuyên hơn.

Những biểu hiện giai đoạn cuối của ung thư dạ dày rất rõ ràng, bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết, tuy nhiên với giai đoạn này dường như đã quá muộn bởi khối u đã di căn.

4. Ung thư dạ dày 1
Triệu chứng giai đoạn đầu của ung thư dạ dày thường dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác

Như vậy, viêm loét dạ dày tá tràng không chỉ hằng ngày ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Mà hơn thế nữa, nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng đã nêu.

Điều trị và dự phòng viêm loét dạ dày như thế nào?

Lựa chọn thuốc trong điều trị sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh, nếu viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh, nếu nguyên nhân do sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid thì bác sĩ sẽ chỉ định giảm sử dụng hoặc thay thế một loại thuốc giảm đau khác.

Điều trị bệnh bằng thuốc

Thông thường, vết loét sẽ liền trong 1 đến 2 tháng điều trị.

  • Kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây ra do vi khuẩn H.pylori. Thông thường sẽ kết hợp 2 loại kháng sinh trong đợt điều trị. Các kháng sinh thường dùng: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): làm giảm acid dạ dày bằng cách ngăn chặn hoạt động của các tế bào sản xuất các acid, bao gồm một số thuốc sau: Omeprazol, Lansoprazole, Rabeprazole,…
  • Thuốc chẹn Histamin H2: tác dụng làm giảm tiết acid vào đường tiêu hóa, giảm đau loét thúc đẩy quá trình lành vết thương gồm: Cimetidine, Famotidine, Nizatidine.
  • Thuốc trung hòa acid: có tác dụng giảm đau nhanh chóng
  • Thuốc bao phủ niêm mạc: bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền vết thương như: Sucralfate, Misoprostol.
Điều trị bệnh bằng thuốc 1
Omeprazol ức chế sự bài tiết acid của dạ dày từ đó ngăn ngừa trào ngược

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm loét dạ dày uống thuốc gì ?

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả nhất, không nên tự mua thuốc mà phải tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã kê đồng thời có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:

  • Ăn uống điều độ, không nên để dạ dày quá đói hay quá no, hạn chế ăn thức ăn tươi sống và đồ ăn chiên rán
  • Nên tập thói quen ăn chậm nhai kỹ bởi khi nhai kỹ nước bọt tiết ra nhiều hơn dạ dày được giảm làm việc hơn
  • Nên uống nước sau khi ngủ dậy và trước bữa ăn 1 tiếng, không nên uống nước ngay sau bữa ăn bởi dịch dạ dày bị pha loãng càng dễ gây ra chứng đau dạ dày
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, lo lắng quá mức
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, đồ ăn cay nóng, thực phẩm và đồ uống có chứa caffein…việc sử dụng các chất này sẽ làm tăng co bóp dạ dày
  • Nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: chuối, táo, đu đủ, đậu các loại, sữa chua, khoai lang, khoai tây…

☛ Tham khảo thêm tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Bình vị Thái Minh ngăn trào ngược dạ dày, lành vết loét, khỏe dạ dày

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày tác dụng nhanh chóng nhưng có nhược điểm là gây nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài như: đau đầu, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, co thắt dạ dày… Vì vậy sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên có hiệu quả, ít tác dụng phụ là xu hướng hiện nay, trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được nhiều người tin dùng phải kể đến sản phẩm Bình vị Thái Minh.

Bình vị Thái Minh là sản phẩm được nghiên cứu bài bản, sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao của nhà máy sản xuất dược phẩm hàng đầu Việt Nam – Nhà máy công nghệ cao Thái Minh.

Bình vị Thái Minh ngăn trào ngược dạ dày, lành vết loét, khỏe dạ dày 1
Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ các thảo dược lành tính hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược lành tính, đã được chứng minh về hiệu quả trong điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Muscosave FG: Thành phần này bao gồm các polysaccarit được chiết xuất từ Xương rồng Nopal và các polyphenol chiết xuất từ lá Oliu, các chất này có vai trò như một màng sinh học bao phủ niêm mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày dưới tác động của acid dịch vị, tạo khoảng thời gian trống để các vết loét hồi phục.
  • Giganosin: Thành phần được chiết xuất từ lá dạ cẩm và lá khôi, có tác dụng trung hòa acid dịch vị làm giảm nhanh các triệu chứng, cơn đau của viêm loét dạ dày.
  • Thương truật: là vị thuốc tính ấm vị cay, có tác dụng kiện tỳ, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh lý đường tiêu hóa: đầy bụng, trướng hơi, tiêu chảy…
  • Núc nác: trong vỏ núc nác có chứa các alkaloid, các dẫn xuất flavonoid và một lượng nhỏ tanin, có tác dụng làm giảm acid dịch vị, tăng nhanh quá trình làm liền vết loét.

Sự kết hợp của các thành phần trên mang đến khả năng vượt trội trong giảm các triệu chứng của sản phẩm Bình Vị Thái Minh:

  • Trung hòa acid dịch vị, giảm nhanh các cơn đau
  • Tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành vết loét
  • Giảm ợ hơi, ợ chua trong bệnh trào ngược dạ dày
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm đầy hơi, trướng bụng

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Lời kết

Như vậy, bệnh viêm loét dạ dày có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm, tuy nhiên nếu để lâu bệnh dễ chuyển sang mạn tính và có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu đang mắc viêm loét dạ dày và khó chịu bởi các triệu chứng của nó thì bạn có thể tin dùng Bình vị Thái Minh bởi khả năng toàn diện trong làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày của sản phẩm.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.umcclinic.com.vn/list-news/ung-thu-da-day/
  • https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/complications/
  • https://www.uofmhealth.org/health-library/aa159021

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...