Phân biệt đau dạ dày và đại tràng theo #vị trí & #triệu chứng đau

Đau dạ dày và đau đại tràng đều là những bệnh về tiêu hóa. Chính vì thế nhiều người nhầm lẫn, tưởng hai bệnh là một và chưa phân biệt được hai bệnh? Bài viết dưới đây sẽ đưa đến các bạn cái nhìn tổng quan về hai bệnh này.

vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng
Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, phân biệt thế nào

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày hay còn được gọi là đau bao tử, là một trong những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cực kì phổ biến. Cấu tạo của dạ dày gồm có 2 bộ phận chính là phần thân dạ dày và phần hang vị dạ dày. Nó có cấu tạo gồm 4 lớp từ ngoài vào trong là: Thanh mạc, lớp cơ, lớp hạ niêm mạc và lớp niêm mạc. Bộ phận này đảm nhận chức năng chính gồm co bóp, vận động nhu động, tiêu hóa và bài tiết. Đau dạ dày là tình trạng các niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, viêm loét, dẫn đến những cơn đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh.

Đau đại tràng là gì?

Đại tràng bao gồm 3 thành phần chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó, kết tràng lại được chia làm 4 thành phần nhỏ hơn gồm kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma.

Đau đại tràng co thể ở nhiều vị trí khác nhau, có những người vị trí đau không xác định chỉ là vùng bụng nói chung, nhưng cũng có người lại bị đau tại một vị trí cụ thể. Cường độ các cơn đau cũng thay đổi từ âm ỉ đến đau quặn, đau dữ dội.

Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng theo vị trí đau

Đau dạ dày

Có 3 vị trí đau dạ dày mà người bệnh cần quan tâm:

  • Đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị là vị trí trên rốn và dưới xương ức, nằm ở vị trí giữa hai bên xương sườn và dưới mũi xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.
  • Đau vùng bụng giữa: Vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, đây là nơi chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…
  • Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…

Đau đại tràng

Vị trí đau của đại tràng là phần bụng dưới rốn, đau âm ỉ kèm theo cảm giác lúc nào cũng muốn đi đại tiện, mót rặn.

Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng theo triệu chứng

Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng theo triệu chứng 1
Đại tràng có phải là dạ dày không

Xuất huyết tiêu hóa

Triệu chứng bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh qua các thông tin dưới đây:

Đau bụng vùng thượng vị:

Đây là triệu chứng phổ biến và đẽ nhận biết nhất, cơn đau thường xuất hiện bụng thượng vị, đôi khi người bệnh cảm thấy đau tức ngực, đau vùng giữa bụng hoặc bên trái . Ngoài ra, cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh cảm thấy đói hoặc no sau khi ăn. Triệu chứng đau vùng thượng vị cũng dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác tại vùng tương tự.

Buồn nôn:

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương dễ khiến dạ dày bị kích thích, việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên khó khăn hơn. Thức ăn đi vào dạ dày không tiêu hóa được sẽ trào ngược từ dạ dày đẩy lên miệng khiến người bệnh nôn ói. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, người bệnh dễ xuất hiện cảm giác buồn nôn hay nôn.

Chướng bụng, khó tiêu:

Dạ dày bị tổn thương khiến cho hoạt động tiêu thụ thức ăn của dạ dày sẽ kém đi, thức ăn thường tồn đọng trong dạ dày làm người bệnh cảm thấy khó chịu khi bụng đầy lên. Ngoài ra, dạ dày tăng tiết dịch làm mất cân bằng pH dạ dày dẫn tới chứng trào ngược thực quản, ợ chua, khó tiêu.

Chán ăn:

Dạ dày hoạt động kém khiến người bệnh không có cảm giác đói hoặc dù đói nhưng khi ăn lại không thấy ngon miệng, dẫn tới cảm giác chán ăn, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, lâu dần gây suy nhược cơ thể. Dần dần, cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng gây sụt cân trầm trọng.

Xuất huyết tiêu hóa:

Xuất huyết tiêu hóa tức là viêm dạ dày đã chuyển sang giai đoạn nặng. Biểu hiện nhận biết là nôn máu tươi, phân màu cà phê,… Đây là một dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của chứng đau dạ dày mà bạn không nên chủ quan cần nhập viện ngay để được điều trị kịp thời.

➤ Xem đầy đủ:Triệu chứng đau dạ dày bạn cần nắm rõ

Triệu chứng đau đại tràng

Triệu chứng đau đại tràng 1

Đại tràng bị viêm

  • Người bệnh thấy xuất hiện đau bụng, đau âm ỉ, đau quặn bụng dưới rốn. Cơn đau có dấu hiệu giảm sau khi đi đại tiện và cơn đau tăng lên khi người bệnh bị táo bón khó đi ngoài
  • Lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện, mót rặn
  • Đi đại tiện có thấy dính máu, phân có mủ và có chất nhầy.

Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng theo nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Biểu hiện đau dạ dày đại tràng
Biểu hiện đau dạ dày đại tràng

Đau dạ dày do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể bị đau dạ dày từ một hay nhiều nguyên nhân kết hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể kể đến:

Do nhiễm vi khuẩn HP ( H.pylori ):

Thống kê đã chỉ ra, có đến 80% trường hợp bị đau dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra. Loại vi khuẩn  này xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường ăn uống. Đây cũng là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống sót trong môi trường có lượng axit đậm đặc của dạ dày. Khi đó, chúng sinh sống và tiết độc tố gây viêm nhiễm, làm teo thành niêm mạc dạ dày.

Do chế độ  ăn uống thiếu khoa học:

  • Ăn uống không điều độ, đúng giờ, ăn quá khuya.
  • Ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính kích thích như chua, cay nóng, chiên rán.
  • Vừa ăn vừa làm những việc khác như xem tivi, đọc sách, chơi game, học bài,…
  • Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi thiu, hư hỏng, thức ăn chưa được nấu chín kĩ
  • Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.

Đây là những thói quen có hại cho dạ dày và là nguyên nhân gây ra những cơn đau dạ dày. Những thói quen xấu này khiến dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều hơn, lâu dần sẽ gây nên những cơn đau kéo dài. Vì thế cần có một thói quen ăn uống điều độ, hợp lý để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của bạn.

Do sử dụng chất kích thích:

  • Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà trong thuốc lá còn có chứa độc tố nicotine –  chất này sẽ sản sinh ra pepsin và axit clohidric. Hai chất này gây ăn mòn niêm mạc dạ dày, từ đó hình thành nên các biến chứng dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.khiến cho dạ dày, từ đó hình thành nên các biến chứng dạ dày ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.
  • Bia, rượu có chứa cồn, khi sử dụng quá nhiều sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
Người bệnh cần hiểu nguyên nhân gây đau dạ dày, từ đó có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh từ sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh đau đại tràng

Nguyên nhân gây bệnh đau đại tràng 1

Các loại virus, vi khuẩn E.Coli, Salmonella, sán, lỵ, Rota… tấn công đường ruột

Nguyên nhân gây ra đau đại tràng chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn đường ruột  và ảnh hưởng của của một số bệnh lý như lao, Crohn hoặc ảnh hưởng của thuốc Tây, nhiễm độc…

Cụ thể nguyên nhân của đau đại tràng như sau:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột do sử dụng những thức ăn chưa nấu chín kĩ, nguồn gốc thực phẩm không an toàn. Người bệnh có thể bị các loại virus, vi khuẩn E.Coli, Salmonella, sán, lỵ, Rota… tấn công ruột và gây tổn thương ở đại tràng trong ruột gây tổn thương ở đại tràng.

Bệnh lao

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nguy cơ gây đau đại tràng, viêm đại tràng ở những người mắc bệnh lao phổi, lao thực quản… là rất cao bởi do sự xâm nhập của vi khuẩn lao vào đường ruột gây nên tình trạng viêm nhiễm đường ruột. Tình trạng này kéo dài không được điều trị đúng hướng và kịp thời có thể gây ra tắc ruột, viêm đại tràng…

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính, dạng bệnh viêm nhiễm này xảy ra ở từng đoạn của đại tràng như hồi tràng và đại tràng hoặc ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hoá. Bệnh Corhn khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với một số bệnh đại tràng khác.

Triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Áp xe,
  • Rò trong và ngoài
  • Tắc ruột có thể phát sinh.
  • Một số triệu chứng ngoài ruột có thể xảy ra như viêm khớp.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến hệ thống tiêu hóa như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột…

Táo bón kéo dài

Bệnh đại tràng có thể bắt nguồn từ triệu chứng táo bón kéo dài, ngoài vấn đề đi đại tiện khó khăn, người bệnh còn thấy xuất hiện một số biểu hiện đi kèm:

  • Đau âm ỉ bụng
  • Đi ngoài phân có dính máu

Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh, người bệnh nên khắc phục tình trạng táo bón từ sớm.

Xem thêm: Đau dạ dày và đau bao tử có giống nhau không?

Làm gì khi bịu đau đại tràng

Điều trị nội khoa:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng.
  • Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn.
  • Tăng cường bổ sung nước, chất điện giải.

Điều trị ngoại khoa:

Trường hợp đau đại tràng nặng do các bệnh lý, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật hoặc các phương pháp y khoa khác như truyền dịch, hóa trị, xạ trị để điều trị bệnh.

  • Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu bệnh diễn tiến nặng, kéo dài. Việc cắt bỏ có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.
  • Polyp đại tràng,
  • Ung thư đại tràng, …

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: 1

Theo thống kê có tới 70% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống khoa học. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường ruột.

  • Bổ sung nước đầy đủ để duy trì hydrat hóa. Mất nước có thể khiến phân cứng, gây khó khăn cho việc đi tiêu và làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Bổ sung thêm chất xơ, giảm chất béo với trường hợp táo bón
  • Không ăn các loại thức ăn đóng hộp, nhiều chất bảo quản, đồ ăn nhanh
  • Không ăn rau sống, ăn trái cây tươi cần gọt vỏ
  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa bởi nó gây khó tiêu và chất đạm có thể gây dị ứng.
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán
  • Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: aspirin, ibuprofen, naproxen, voltaren, feldene… vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đại tràng. Dùng bất cứ loại thuốc nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý,
  • Tăng cường vận động thể lực hằng ngày,

Lưu ý:

Nên đến kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa nếu tình trạng đau đại tràng kéo dài vài ngày không thuyên giảm

Hầu hết các trường hợp đau đại tràng là do các vấn đề tiêu hóa, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám nếu nghi ngờ đau đại tràng liên quan đến một bệnh lý nào đó như hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng

Làm gì khi bị đau dạ dày?

Điều trị nội khoa:

Một số loại thuốc điều trị đau dạ dày thường được bác sĩ sử dụng:

  • Thuốc điều trị axit dạ dày: Giảm hoặc trung hòa axit dạ dày.
  • Thuốc kháng axit: Trung hòa axit dạ dày giảm đau.
  • Ức chế histamin H2: Khi sử dụng thuốc kháng axit không có mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc khác giúp làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Những thuốc này có tác dụng giảm axit bằng cách chặn các hành động của bơm trong các tế bào tiết axit của dạ dày.
  • Các loại thuốc điều trị vi khuẩn HP: Hầu như bác sĩ sử dụng sự kết hợp hai loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn, và các chất ức chế bơm proton làm giảm đau đớn và buồn nôn, chữa viêm dạ dày và có thể làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.

Lưu ý:

Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu nguyên nhân gây bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc.

Chế độ ăn uống cho người đau dạ dày:

đại tràng và dạ dày
Đại tràng và dạ dày chế độ ăn thế nào

Nên ăn:

  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giúp trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày như rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu, đậu bắp, khoai lang,…
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể nước lọc,
  • Các món ăn nên chế biến dưới dạng hấp, luộc, chín mềm

Nên tránh:

  • Những loại thực phẩm làm tăng tiết dịch vị như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, giấm…
  • Các loại nước có ga, có tính axit cao.
  • Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu.
  • Các loại đồ ăn quá mặn thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
  • Cũng cần tránh thực phẩm để quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng, phải để trở về nhiệt độ 25 – 30°C.
  • Kiêng những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản như thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng…
  • Hạn chế ăn các loại  đồ ăn muối như dưa cà, kim chi, măng.
  • Hạn chế bia, rượu, cà phê, thuốc lá vì có chứa chất gây kích thích hoặc tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày khiến dạ dày tổn thương nặng thêm.
  • Không nên ăn sát giờ đi ngủ và vận động mạnh sau khi ăn no.

➤ Xem thêm: Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Mẹo giảm đau dạ dày:

  • Massage vùng bụng: Mở rộng 2 lòng bàn tay, nhẹ nhàng xoa quanh vị trị đau theo chiều kim đồng hồ. Sau đó ấn và day nhẹ phần dưới rốn để kích thích dạ dày.
  • Chườm nóng: Nhiệt độ ấm giúp lưu thông khí huyết và giảm đau nhanh ở dạ dày. Dùng muối hạt rang lên hoặc nước nóng đựng trong túi chườm để đặt lên trên bụng.
  • Dùng tinh bột nghệ vàng: Trong nghệ có hoạt chất curcumin rất có lợi cho dạ dày, kể cả trường hợp nhiễm khuẩn hp cũng nên dùng. Có thể pha nghệ uống hoặc trộn nghệ cùng mật ong, hoàn thành viên nhỏ, uống mỗi ngày.
  • Dùng nghệ và dừa: Có thể sử dụng nghệ tươi nấu với nước dừa để uống mỗi ngày giúp lành lành vết viêm loét và hỗ trợ tiêu hóa khá tốt.
  • Trà mật ong: Dùng1 thìa cà phê mật ong pha cùng 70ml nước ấm, khuấy đều uống buổi sáng khi chưa ăn gì và buổi tối trước khi đi ngủ.

Xem thêm: Các mẹo giảm đau dạ dày hiệu quả

Cải thiện đau dạ dày từ sản phẩm từ thảo dược

Giải pháp cải thiện bệnh đau dạ dày là người bệnh cần thực hiện điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng Bình vị Thái Minh.

Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh gía cao về tác dụng vượt trội, phát huy hỗ trợ điều trị toàn diện bệnh viêm loét dạ dày được rất nhiều người tin dùng và có phản hồi vô cùng hiệu quả.

Cải thiện đau dạ dày từ sản phẩm từ thảo dược 1

Được sản xuất bởi đội ngũ nhà nghiên cứu tay nghề cao và quy trình sản xuất hiện đại, Bình Vị Thái Minh tự hào khi chứa cả 2 hoạt chất Giganosin, Mucosave cùng các vị thảo dược của Việt Nam như: Núc nác, Thương truật. Đây là những hoạt chất rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản.

Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Hiểu rõ về vị trí, triệu chứng cũng như nguyên nhân của 2 bệnh đau dạ dày và đau đại tràng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn và người thân trong việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.

 
Cập nhật lúc: 05/07/2024

Bài viết mới nhất

Loading...