Vi khuẩn hp có tự hết không? Xin giải đáp!

Gần đây tôi có triệu chứng đau bụng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán dương tính với vi khuẩn Hp. Tôi không biết vi khuẩn Hp có tự hết không? Và tôi cần làm gì? TCảm ơn!

Thanh Lan - 65 tuổi (Thị Trấn Phùng - Đan Phượng - Hà Nội)

Trả lời

Chào cô!

Cảm ơn cô đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến mục hỏi đáp của dadaykhoe.vn. Để giải tỏa băn khoăn, mời cô tham khảo thông tin dưới đây:

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori. Đây là một loại trực khuẩn Gram âm có sinh sống và phát triển mạnh trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn Hp thường có hình dạng cong hình chữ S. Ở đầu vi khuẩn có tới 4 đến 6 lông mảnh và nhỏ giúp chúng dễ dàng di chuyển trong lớp niêm mạc và thành dạ dày. Sở dĩ chúng thể tồn tại trong môi trường acid dạ dày bởi chúng có cơ chế tiết ra enzyme Urease trung hòa nồng độ acid cao trong dạ dày.

Một số nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Tiếp xúc với người bệnh thông qua tuyến nước bọt.
  • Ăn uống mất vệ sinh, không rửa tay sau khi vừa đi vệ sinh.
  • Dụng cụ xét nghiệm dạ dày không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho khuẩn Hp có khả năng lây truyền.

Hầu hết trong cơ thể mọi người đều có vi khuẩn Hp. Thông thường, loại vi khuẩn này gần như vô hại cho đến khi số lượng vi khuẩn tăng đến một mức nhất định, chúng bắt đầu tấn công dạ dày. Đây cũng là tác nhân chủ yếu gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở dạ dày, chẳng hạn như:

Vi khuẩn Hp có tự hết không?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp sẽ không thể tự hết được. Chúng không bao giờ tự chết đi nếu chúng ta không tìm cách tiêu diệt nó. Ngoài ra, vi khuẩn Hp sẽ không ngừng phát triển theo cấp số nhân nếu bản thân không có giải pháp tác động.

Nguyên nhân khiến vi khuẩn Hp không thể tự hết do dạ dày là môi trồng sống lý tưởng của loại khuẩn này, khuẩn Hp là vi khuẩn kị khí, vì vậy nó chỉ tồn tại được ở trong môi trường thiếu oxy, đồng thời nó còn sản sinh ra catalase – một loại chất có khả năng phá hủy thành niêm mạc của dạ dày. Bên cạnh đó, môi trường đường ruột, khoang miệng, hốc xoang, mảng bám chân răng cũng là nơi có điều kiện thuận lợi để chúng phát triển, hoàn hành.

Ở môi trường đất và không khí và nước, vi khuẩn Hp khá yếu ớt và tuổi thọ sống ngắn chỉ khoảng 1 - 4 tiếng trong thời gian tìm vật chủ ký sinh.

Như vậy, có thể khẳng định vi khuẩn Hp không thể tự hết được. Một số trường hợp, người bệnh đã hoàn thành liệu trình điều trị, vi khuẩn Hp hoàn toàn có khả năng tái phát nếu người bệnh vẫn tiếp tục duy trì lối sống không lành mạnh. Vì vậy, nếu nghi nhờ nhiễm khuẩn Hp, người bệnh nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

☛ Tham khảo: Vi khuẩn hp từ đâu mà có?

Vi khuẩn Hp có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Vi khuẩn Hp có thể chữa khỏi nhưng không hề dễ dàng. Bởi, vi khuẩn Hp tồn tại và phát triển trong dạ dày nhờ tiết ra enzym urease giúp trung hòa lượng axit trong cơ thể. Vi khuẩn Hp có thể tồn tại và phát triển trong cơ thể người bệnh mà không hề phát ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Chính vì thế, khi người bệnh phát hiện ra, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây nguy hiểm và khó khăn trong việc điều trị.

Theo bác sĩ, với liệu trình điều trị phù hợp, khoảng 75 – 95% vi khuẩn Hp trong dạ dày có thể được loại bỏ. Khi kết thúc liệu trình, để kiểm tra chắc chắn đã tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, bác sĩ sẽ kiểm tra hơi thở hoặc phân của người bệnh để chắc chắn rằng vi khuẩn đã biến mất hoặc không đủ khả năng gây hại đến hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, nếu sau quá trình điều trị, người bệnh tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ kết hợp lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh thì có thể bảo vệ sức khỏe khỏi vi khuẩn Hp. Nếu người bệnh không thực hiện lối sống, ăn uống lành mạnh thì vi khuẩn Hp có thể tái phát hoặc biến chứng nghiêm trọng hơn.

☛ Tham khảo thêm: Vi khuẩn hp điều trị bao lâu?

Làm gì khi bị vi khuẩn Hp?

Khi có biểu hiện nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác có vi khuẩn Hp hay không. Trường hợp của cô bác sĩ đã chuẩn đoán kết luận mắc vi khuẩn Hp thì việc cô cần làm bây giờ là:

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ!

Tùy tình trạng mức độ nhiễm bệnh mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cụ thể. Thông thường, Sử dụng thuốc Tây y điều trị vi khuẩn Hp dạ dày là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Một số loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol,... giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, ức chế sự sản sinh và phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Thông thường để tránh kháng kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp hai loại kháng sinh song song.
  • Thuốc làm giảm lượng axit: Dexlansoprazole, Lansoprazole, Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole hoặc Pantoprazole giúphạn chế tình trạng đau dạ dày và ngăn ngừa các vết loét.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Prostaglandin, Sucralfate... thường kết hợp với thuốc kháng sinh để vừa có thể đối phó với vi khuẩn Hp, vừa giúp đảm bảo lớp niêm mạc dạ dày không chịu ảnh hưởng bởi thuốc đặc trị.
  • Thuốc kháng Histamine: Ranitidine, Cimetidine và Famotidine... có thể được chỉ định kết hợp để ngăn ngừa dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày. Các loại thuốc phổ biến bao gồm ranitidine, cimetidine và famotidine.
  • Thuốc giảm tiết và trung hòa acid: Varogel, Phosphalugel, Pepsane, Grangel... hạn chế sự tác động của dịch vị dạ dày đến những tổn thương tại đây để niêm mạc dạ dày có thời gian lành lại.

Sử dụng thuốc Tây thường phát huy công dụng mạnh, mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn và hiện tượng kháng kháng sinh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả sử dụng thuốc, người bệnh chỉ sử dụng theo phác đồ điều trị, tuân thủ liều lượng và thời gian dùng. Khi gặp tác dụng phụ, người bệnh thông báo cho bác sĩ để đưa ra lời khuyên tốt nhất có nên sử dụng thuốc hay không.

☛ Chi tiết: Phác đồ điều trị đau dạ dày có vi khuẩn HP

Chế độ ăn uống - sinh hoạt lành mạnh kiểm soát vi khuẩn Hp

Song song việc điều trị vi khuẩn Hp theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý một số thói quen ăn uống, sinh hoạt giúp hỗ trợ điều trị và kiểm soát vi khuân Hp tái phát trở lại như sau:

Chế độ ăn uống:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu nhằm tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây giúp tăng cường vitamin.
  • Đảm bảo tuyệt đối ăn chín, uống sôi, tránh ăn đồ ăn tái sống như gỏi, tiết canh, rau sống...
  • Tránh ăn những thực phẩm đông lạnh, nhiều chất bảo quản.
  • Hạn chế các món ăn chiên rán, xào, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay, nóng, chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, vệ sinh nơi ở sạch sẽ.
  • Có thói quen vận động thể thao giúp tăng cường sức khỏe và hệ tiêu hóa luôn ổn định.
  • Nên ăn ngủ đúng giờ, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày nhằm bảo đảm sức khỏe.
  • Suy nghĩ tích cực, tránh lo lắng, áp lực công việc.

☛ Tham khảo thêm: Bị vi khuẩn Hp nên ăn gì?

Bình Vị Thái Minh- giải pháp hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp

Để hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp, ngoài thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ hay áp dụng các bài thuốc dân gian, người bệnh có thể sử dụng Bình Vị Thái Minh hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp.

Đây là sản phẩm có chứa bộ đôi hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày. Đặc biệt là hoạt chất hedyocapitelline và hedyocapitine không chỉ giúp giảm đau, chống viêm mà còn có tác dụng ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (HP) ở nồng độ rất thấp.

Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất tốt cho dạ dày vì vậy mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho người sử dụng cùng công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về dạ dày như:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày. Bình vị Thái Minh giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sau 1-2 lần sử dụng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Vi khuẩn Hp không tự mất đi, chúng có thể được chữa khỏi và cũng dễ tái nhiễm. Vi khuẩn Hp có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần thăm khám sớm và tuyệt đối tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị cũng như có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh bệnh tái phát. Qua thông tin trên, Cô Lan và bạn đọc cũng giải đáp băn khoăn và có thêm thông tin về phương pháp điều trị và phòng ngừa vi khuẩn Hp. Nếu cô còn bất cứ băn khoăn nào, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé. Chúc cô và gia đình mạnh khoẻ!

Loading...