Triệu chứng viêm dạ dày Hp và cách khắc phục
Theo thống kê trên toàn thế giới, vi khuẩn Hp – Helicobacter pylori chiếm hơn 50% nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Nhiều người vẫn mơ hồ về triệu chứng viêm dạ dày Hp nên không có phương pháp điều trị kịp thời khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng gây những hậu quả đáng tiếc. Hiểu triệu chứng nhận biết viêm dạ dày Hp sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị từ sớm tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Mục lục
Viêm dạ dày Hp là gì?
Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Theo thống kê, có đến hơn 70% người bệnh viêm dạ dày có sự xuất hiện và khu trú của vi khuẩn Hp mà không có bất cứ triệu chứng gì. Sở dĩ vi khuẩn Hp có thể sinh sống, phất triển trong môi trường axit của dạ dày bởi chúng có khả năng tiết ra enzyme Urease giúp trung hòa axit dạ dày.
Viêm dạ dày Hp là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm do khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Loại vi khuẩn này xâm nhập, khu trú và phát tại lớp nhầy bảo vệ thành dạ dày. Sau một khoảng thời gian xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ phát triển và tiết ra dịch làm mòn lớp niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra các tổn thương và khiến dạ dày bị viêm loét.
Triệu chứng của viêm dạ dày Hp
Hầu hết các trường hợp vi khuẩn Hp đều không gây triệu chứng nào đặc trưng để có thể tự chẩn đoán. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp lại biểu hiện khá rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết vi khuẩn Hp dạ dày:
Đau tức vùng thượng vị
Đau tức vùng thượng vị là triệu chứng nhiễm khuẩn Hp khá phổ biến. Cơn đau thường xảy ra khi dạ dày trống rỗng hoặc sau khi ăn 1 – 2 giờ đồng hồ.
Viêm dạ dày Hp ở giai đầu, cơn đau bụng thường chỉ đau âm ỉ và không kéo dài. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển đến giai đoạn sau, cơn đau trầm trọng hơn kèm theo cảm giác nóng rát, thậm chí là đau tức ngực. Ngoài ra, vị trí đau rát thường vì thường lan xuống khắp vùng bụng hoặc hai bên mạn sườn. Cơn đau khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi kèm theo tình trạng mất ngủ.
Ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị
Khi bị viêm dạ dày vi khuẩn Hp, vi khuẩn Hp khiến cho axit dạ dày bị trung hòa, thức ăn không được tiêu hoá, tạo ra men sinh ra khí trong dạ dày gây trào ngược thực quản, vùng họng nóng rát, ợ hơi, ợ chua gây khé cổ và nóng rát vùng thượng vị.
Buồn nôn, nôn
Người bệnh viêm dạ dày Hp thường có biểu hiện nôn, buồn nôn. Nguyên nhân bởi lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá, chúng đọng lại trong dạ dày. Cơ vòng thực quản dưới mở rộng tạo áp lực đẩy ngược thức ăn từ dạ dày theo đường ống thực quản lên miệng. Ngoài nôn, buồn nôn, người bệnh còn có hiện tượng:
- Đau họng
- Đắng miệng
- Chua miệng
Khi triệu chứng này kép dài, có thể dài gây biến chứng viêm họng, viêm thanh quản, rách niêm mạc thực quản… Ngoài ra, khi viêm dạ dày Hp nặng, người bệnh có thể xuất hiện tiêu chảy, nôn ói và mất nước liên tục gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Tình trạng này dễ dẫn đến mất nước, mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng.
Rối loạn tiêu hóa
Người bệnh viêm dạ dày Hp có thể xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân bởi vi khuẩn Hp ngăn chặn việc sản xuất axit tiêu thụ thức ăn trong dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn. Khi đó, người bệnh có thể xuất hiện tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng kèm, đau nhức vùng thượng vị với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày. Đôi khi bị táo bón, đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần.
Hôi miệng
Triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua khiến các chất trong dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp gây ra triệu chứng trào ngược axit gây mòn lớp niêm mạc miệng và họng, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có mùi phát triển gây hôi miệng.
Suy nhược cơ thể, giảm cân nhanh
Các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua,… khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng gây suy nhược, sụt cân.
Mức độ nguy hiểm của viêm dạ dày Hp
Thực tế, viêm dạ dày Hp dương tính không nguy hiểm tới tính mạng khi người bệnh phát hiện, kịp thời điều trị và có biện pháp phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp dễ lây lan và tăng nhanh về số lượng và độc tính nếu không được cải thiện có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là tình trạng chảy máu ra khỏi lòng mạch vào đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ có hiện tượng chảy máu tiêu hóa, nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen, đau quặn bụng, nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới thủng dạ dày. Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời bởi nó có thể đe dọa đến tính mạng.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là tình trạng xuất hiện một hay nhiều lỗ thủng trên dạ dày. Vết viêm loét phát triển, lan xuyên qua thành dạ dày, phá vỡ vách dạ dày gây thủng, chảy máu khiến các nhiễm trùng lan vào lớp niêm mạc ổ bụng dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc. Từ đó, vi khuẩn trong dạ dày sẽ có cơ hội xâm nhập vào niêm mạc bụng, gây nhiễm trùng máu và tác động xấu đến nhiều cơ quan khác.
Bệnh không được chẩn đoán, xử lý sớm sẽ dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như: viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, suy đa tạng và tử vong.
Ung thư dạ dày
Một số chủng Hp có khả năng gây viêm nhiễm nặng, từ đó hình thành các khối u trong dạ dày gây ung thư. Theo thống kê, có tới 90% người bị ung thư dạ dày có sự tồn tại của vi khuẩn Hp. Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, việc điều trị chỉ giúp thuyên giảm và kéo dài sự sống, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng rất cao.
Xem thêm: Viêm dạ dày Hp có nguy hiểm không?
Khi bị viêm dạ dày Hp cần làm gì?
Khi bị viêm dạ dày Hp người bệnh nên dựa theo sự phức tạp của bệnh lý mà cân nhắc việc thăm khám tại các cơ sở ý tế gần nhất. Đối với những trường hợp đã từng thăm khám và khỏi bệnh thì cần tạo một thói quen có lợi để ngăn ngừa bệnh tái phát. Sử dụng thêm một số bài thuốc tự nhiên, ít tác dụng phụ để dùng cho lâu dài.
Sử dụng bài thuốc dân gian
1. Chè dây
Trong chè dây có chứa flavonoid giúp giảm đau dạ dày và loại bỏ được chủng vi khuẩn Hp gây bệnh. Vì vậy, sử dụng chè dây giúp loại bỏ vi khuẩn Hp, giảm đau dạ dày hiệu quả. Cách dùng chè dây như sau:
- Chuẩn bị 10 -15g lá chè dây đem rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô cho đến khi xoăn góc và có màu hơi vàng.
- Cho chè dây khô vào ấm, chế nước vừa đun sôi tráng qua một lượt nước và chế thêm nước sôi lần 2 hãm khoảng 10 phút.
- Chắt lấy nước uống như uống trà.
- Uống liên tục 15 – 20 ngày.
2. Gừng
Theo nghiên cứu, củ gừng chứa các chất chống oxy hóa, giảm đau và chống viêm loét nên giúp bạn cải thiện đau bụng, đi ngoài hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng có tính ấm, có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể sử dùng gừng theo gợi ý:
- Sử dụng 1 củ gừng tươi đem rửa sạch, cạo vỏ bên ngoài, thái thành lát mỏng và đập dập.
- Cho gừng hãm cùng 1 cốc nước nóng khoảng 5 phút.
- Cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều uống khi còn ấm.
3. Dạ cẩm:
Nghiên cứu đã chỉ ra, trong dạ cẩm chữa các chất: saponin, alkaloid và anthraglycosid rất hiệu quả trong việc giảm đau, giảm dịch vị axit dạ dày, chống viêm và ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp cùng một số vi khuẩn gây hại khác ở nồng độ thấp. Người bệnh có thể dùng dạ cẩm cách dưới đây:
- Dùng 20 – 40g dạ cẩm khô.
- Cho dạ cẩm vào nồi đun cùng 800ml nước hoặc hãm như hãm trà
- Chia làm 2 phần nước uống 2 lần trong ngày, hoặc uống khi cơn đau bụng bùng phát.
- Uống trước bữa ăn 30 phút, thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày.
4. Lá khôi:
Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, hàm lượng glucosid và tannin trong lá khôi có tác dụng kháng viêm, chống loét, nhanh lành vết thương, giảm triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua và giảm sự tăng tiết dịch vị acid trong dạ dày. Ngoài ra, lá khôi còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Người bệnh sử dụng lá khôi theo hướng dẫn sau:
- Dùng 20g lá khôi đem rửa sạch cho vào ấm đun cùng 800l nước.
- Đun khi sủi thì vặn lửa nhỏ liu riu thêm khoảng 10 phút.
- Tắt bếp, chắt lấy nước uống.
5. Nghệ:
Theo nghiên cứu, hoạt chất curcumin và beta-carotene trong nghệ đã được khoa học chứng minh là rất hiệu quả trong việc chống lại oxy hóa, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo lại niêm mạc dạ dày bị hư tổn do HP gây ra. Vì vậy, sử dụng nghệ để điều trị viêm dạ dày Hp rất hiệu quả.
- Dùng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ pha cùng 300ml nước ấm.
- Cho thêm 2 – 3 thìa cà phê mật ong, khuấy đều.
- Uống ngày 2 lần, vào buổi sáng trước khi ăn và tối trước khi đi ngủ.
Xem thêm: Một số bài thuốc nam chữa vi khuẩn Hp hiệu quả
Cải thiện và phòng ngừa viêm dạ dày Hp
Viêm dạ dày Hp rất dễ tái nhiễm nếu người bệnh không tuân tủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh. Vì vậy để có thể hạn chế được việc mắc viêm dạ dày Hp và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên chú ý:
Chế độ ăn uống khoa học
- Luôn ăn chín, uống sôi, tránh ăn các món tái, sống như gỏi, tiết canh, rau sống giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp.
- Nên lựa chọn nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nên ăn các món mềm, dễ nuốt giúp giảm sự co bóp của dạ dày và tiết ra các axit dịch vị.
- Hạn chế ăn các món chiên xào, nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng.
- Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, cà phê chất kích thích.
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
- Hạn chế thói quen găp thức ăn cho nhau, uống chung cốc, ăn chung bát, thìa.
- Ăn đủ các bữa trong ngày, có thời gian ăn, ngủ, nghỉ hợp lý, tránh stress, căng thẳng kéo dài
- Có thói quen vận động thể thao phù hợp với sức khoẻ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khoẻ tiêu hoá.
- Luôn rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc nơi công cộng, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Có thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần giúp phát hiện sớm vi khuẩn Hp cũng như các mầm mống gây bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Xem đầy đủ: Vi khuẩn Hp nên ăn gì? Kiêng gì?
Sử dụng thuốc tây
Thông thường, để điều trị viêm dạ dày Hp, bác sĩ sẽ kết hợp hai hoặc nhiều loại kháng sinh cùng một lúc để tránh tình trạng loại vi khuẩn có thể kháng lại một loại kháng sinh cụ thể và giúp trung hòa axit dạ dày.
Tuy nhiên, lưu ý rằng việc sử dụng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ, nên dùng đúng liều, đúng thời gian để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, tránh kháng thuốc và gây khó khăn cho đợt điều trị sau.
Vì chúng tôi đã có bài viết nói khá rõ về Phác đồ điều trị đau dạ dày có vi khuẩn Hp. Vì vậy tại bài viết này chúng tôi sẽ không nói chi tiết hơn mà mời bạn đọc lại bài viết sau: Phác đồ điều trị đau dạ dày có vi khuẩn Hp.
Sử dụng Bình Vị Thái Minh
Để sử dụng những bài thuốc trên cũng khá mất thời gian vào chọn mua nguyên liệu an toàn và thời gian chế biến. Chính vì vậy, để hiệu quả và tiện lợi, người bệnh có thể dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Thái Minh. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ và điều trị vi khuẩn Hp với thành phần được chiết xuất từ thảo dược dạng viên nén rất tiện lợi và dễ dùng.
Đặc biệt là hoạt chất hedyocapitelline và hedyocapitine không chỉ giúp giảm đau, chống viêm mà còn có tác dụng ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây đau dạ dày.
Sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:
- Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày, giúp nhanh lành vết loét
- Ức chế vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
- Bao bọc, bảo vệ niêm mạc, giảm các cơn đau ở dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi.
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua.
Để mua Bình Vị Thái Minh bạn có thể:
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng viêm dạ dày Hp, mức độ nguy hiểm và cách điều trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.