Đau dạ dày

Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục

Tình trạng đau dạ dày khó thở tuy không quá phổ biến nhưng đây là tình trạng khiến nhiều người bệnh lo lắng. Thực tế, bệnh đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không và gây ra biến chứng nào ảnh hưởng tới sức khỏe không? Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp người bệnh có phương pháp khắc phục và phòng ngừa được bệnh đau dạ dày khó thở hiệu quả hơn. Mục lụcThông tin nhanh về đau dạ dày khó thởNguyên nhân của đau dạ dày khó thởĐau dạ dày khó thở có nguy hiểm không?Đau dạ dày khó thở điều trị thế nào?Xây dựng một lối sống lành mạnhChế độ ăn uống khoa họcSử dụng thảo dược từ thiên nhiênThường xuyên luyện tập hít thở sâuLưu ý cho người đau dạ dày khó thởBình vị Thái Minh- Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh Thông tin nhanh về đau dạ dày khó thở Đau dạ dày khó thở là triệu chứng của các bệnh liên quan về tiêu hóa. Theo các chuyên gia cho biết, hầu hết các bệnh nhân đau dạ dày lúc đầu chỉ có cảm giác đau. Tuy nhiên, càng về sau đau dạ dày thường kèm theo các triệu chứng như: Buồn nôn, ợ hơi, đau rát  vùng bụng, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, đi ngoài,…một số trường hợp còn cảm thấy khó thở. Một số bệnh lý trực tiếp dẫn đến tình trạng này như: Viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày, viêm hang vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, tình trạng ăn không tiêu… Nguyên nhân của đau dạ dày khó thở Hiện tượng đau dạ dày khó thở được lý giải như sau: Khi dạ dày đang gặp vấn đề, không thể tiêu hóa được hết thức ăn đã nạp vào và làm ứ đọng thức ăn, lúc này dịch vị và axit trong dạ dày bị đẩy cao lên thực quản từ đó  thức ăn lên men tạo khí, thậm chí nếu áp lực quá lớn có thể sinh ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt, dòng axit từ dạ dày trong quá trình đi qua niêm mạc thực quản sẽ kích thích các đầu mút thần kinh trên bề mặt thực quản khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực. Đồng thời, đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới thực quản mà vấn đề từ dạ dày còn tác động đến khí quản, làm chúng bị đè nén và hẹp hơn mới dẫn tới hiện tượng khó thở. Người bị đau dạ dày khó thở nhìn chung đều xuất phát từ vấn đề nghiêm trọng của dạ dày, vì vậy khi gặp triệu chứng trên bạn nhất định không được chủ quan. Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không? Đau dạ dày khó thở không phải là hiện tượng hiếm gặp. Vậy thực tế đau dạ dày khó thở có nguy hiểm hay không? Câu trả lời đương nhiên là “có”. Hiện tượng đau dạ dày khó thở ở mức độ nhẹ thì chúng chỉ khiến người bệnh khó chịu nhưng nếu nặng thì đau dạ dày khó thở có thể làm tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng của con người. Ngoài ra hiện tượng đau dạ dày khó thở cũng cảnh báo mức độ nghiêm trọng vấn đề mà dạ dày gặp phải. Bởi bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày hay nhiều biến chứng khác. Thậm chí ở một số trường hợp, cơn đau dạ dày kèm biểu hiện khó thở, làm tắc nghẽn đường thở khiến người bệnh ngất và trầm trọng nhất là dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày khó thở nhìn chung đều xuất phát từ vấn đề nghiêm trọng của dạ dày, vì vậy khi gặp biểu hiện đau dạ dày khó thở, người bệnh không nên chủ quan, cần có phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, đau dạ dày khó thở còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác như: Axit từ dạ dày làm ảnh hưởng đến thanh quản, gây ho, thay đổi giọng nói. Thực quản bị tổn thương do axit và vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm loét. Các dịch trong dạ dày tích tụ lâu ngày có thể hình thành u bướu. Tại các vị trí viêm loét lâu ngày trong dạ dày không được điều trị có thể dẫn đến ung thư thực quản. Mức độ nguy hiểm của bệnh đau dạ dày khó thở là rất lớn, chính vì thế, người bệnh cần tìm cách khắc phục và điều trị sớm giúp hạn chế ảnh hưởng cũng như ngăn ngừa biến chứng mà chúng có thể gây ra để bảo vệ sức khỏe. Đau dạ dày khó thở điều trị thế nào? Đau dạ dày khó thở tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm, chính vì vậy khi có dấu hiệu đau dạ dày khó thở, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh để được bác sĩ đưa ra liệu trình và các loại thuốc thích hợp Điều trị đau dạ dày bằng phương pháp tây y hiện đang phổ biến hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Ngoài ra, một số trường hợp chọn đông y hay thảo dược tự nhiên để chữa bệnh đau dạ dày cũng được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau dạ dày khó thở: Xây dựng một lối sống lành mạnh Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hỗ trợ và điều trị, ngăn chặn tình trạng đau dạ dày khó thở. Chính vì vậy, khi có biểu hiện đau dạ dày khó thở người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học: Nên có chế độ sinh hoạt điều độ, không nên thức quá khuya để tạo khoảng thời gian hợp lý cho dạ dày có thể nghỉ ngươi cũng như tiêu hóa hết phần thức ăn còn sót trong dạ dày. Thay đổi chế độ ăn uống, ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn, không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói. Một ngày nên ăn đủ 3 bữa, trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng. Hạn chế ăn no hoặc ăn gần giờ đi ngủ, nhất là buổi tối không nên ăn quá no và tốt nhất không nên ăn sau 9h tối để tạo khoảng thời gian cho dạ dày làm việc trước khi đi ngủ. Ngoài ra nên thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể thao nhẹ hoặc thiền hay Yoga đều là những gợi ý rất hoàn hảo. Nên cân bằng tâm lý, duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress- một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày. Chế độ ăn uống khoa học Ăn uống đúng cách: Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe: Rau xanh, trái cây tươi… Hạn chế những thức ăn quá nhiều chất giàu mỡ, nên giảm cân nếu thừa cân béo phì và giữa cân nặng ở mức khoa học. Ăn chậm và nhai kỹ giúp hạn chế lượng không khí dư thừa đi vào dạ dày, cải thiện tình Hạn chế và tránh những thực phẩm khiến bệnh thêm nặng như: Đồ uống có gas, cafein, nước ép cam, cà chua,… Hạn chế những thói quen xấu không tốt cho sức khỏe, khiến bệnh trầm trọng hơn: Hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt, nên ngưng sử dụng là điều tốt nhất. Ngoài ra để có thể cải thiện các triệu chứng đi kèm của bệnh: Ợ hơi chua và trào ngược thực quả dạ dày có thể dẫn đến khó thở tốt nhất khi đi ngủ bằng cách kê gối cao hơn và nghiêng đầu về bên trái. Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý có vai trò quan trọng bởi chúng có liên quan mật thiết đến dạ dày nhất là với những người bị đau dạ dày thì chế độ ăn uống cần khắt khe và có nhiều hạn chế. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo và chắt lọc những thực phẩm lành mạnh, giàu vi lượng, khoáng chất, vitamin từ những thực phẩm sạch là điều hoàn toàn cần thiết và giúp hạn chế bị đau bao dạ dày khó thở. Người đau dạ dày cần thực hiện bổ sung 3 nhóm thực phẩm quan trong bao gồm: Bổ sung những loại thực phẩm giúp làm lành những tổn thương ở dạ dày bằng cách sử dụng các nhóm hải sản như: Tôm, cá,…hay Sử dụng những thực phẩm giàu kẽm, protein và vitamin u giúp vết thương chóng lành: Bắp cải, súp lơ… Bổ sung những loại thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách chọn lựa các nhóm sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua), mật ong, trứng, chè nóng,… Đau dạ dày khó thở nên bổ sung những loại thức ăn giúp giảm tiết acid, thấm hết những lượng acid dư thừa có trong dạ dày như: cơm, bánh mì, xôi, cháo, khoai lộc, thịt – cá hấp,… Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên Sử dụng những thảo dược từ thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị tình trạng đau dạ dày khó thở mà rất an toàn khi sử dụng. Sử dụng nghệ Nghệ là một loại cây họ gừng với tên dân gian là khương hoàng và tên khoa học là curcuma longa. Nghệ có tính ấm, vị cay với các hoạt chất curcumin giúp ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết dịch vị, phục hồi tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như ngăn ngừa hình thành khối u tại dạ dày. Chính vì vậy nghệ giúp điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… Cách dùng nghệ chữa đau dạ dày khó thở Cách 1: Nghệ tươi và dừa non Nghệ tươi đem rửa sạch, gọt vỏ và giã nhuyễn và cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín Bổ dừa và để riêng nước dừa và cùi dừa Cùi dừa nạo nhỏ và đun sôi với 300ml nước khoảng 15 phút Dùng lưới lọc lấy nước và bỏ bã Lấy nghệ đã giã và nước cốt dừa vừa lọc hòa với nhau theo tỉ lệ: 3 nước cốt dừa- 1 nghệ Khuấy đều hỗn hợp và uống Cách 2: Tinh bột nghệ và mật ong Pha 2 thìa cà phê tinh chất bột nghệ với 1 thìa mật ong với 200ml nước ấm, uống đều đặn mỗi ngày để giảm đau, kích thích tiêu hóa. Hòa tinh bột nghệ và mật ong trộn thật đều cho đến khi có thể vo thành từng viên bằng ngón tay và đem để đĩa hong cho rồi cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt. Xem kĩ hơn nghệ và mật ong tại bài viết: Tổng hợp những cách dùng mật ong nghệ trị đau dạ dày Dùng lá khôi tía Theo nghiên cứu trong lá khôi tía chứa thành phần tanin và glucosid có khả năng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo, trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét dạ dày và giảm những triệu chứng của bệnh. Chính vì vậy sử dụng lá khôi tía là một lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Cách 1: Trà lá khôi tía Lá khôi tía: 30-40g đem rửa sạch Cho vào bình hãm với 1 lít nước vừa đun sôi Đậy nắp khoảng 20 phút cho nước thuốc ngấm ra là có thể dùng được Nên uống trước bữa ăn khoảng 15 phút, hiệu quả nhất là uống vào buổi sáng sớm Cách 2: Nước sắc Lá khôi tía: 30g. Bồ công anh: 20g. Lá khổ sâm: 10g Các vị thuốc đem rửa sạch cho vào ấm và đun với 1,5 lít nước Đun sôi và vặn nhỏ lửa liu riu chừng 15 phút sôi nhỏ lửa cho thuốc ngấm Rót nước thuốc uống trước bữa ăn khoảng 15 đến 20 phút, hiệu quả nhất là uống vào buổi sáng khi còn đói. Cam thảo Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, và không độc có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và histamine, giúp duy trì mức axit có trong dạ dày thúc đẩy bài tiết dịch nhờn và tăng cường quá trình sản sinh tế bào mới ở niêm mạc, phục hồi tổn thương, se vết loét dạ dày rất tốt. Ngoài ra theo nghiên cứu, các chất chống oxy hóa trong cam thảo (glabrae và glabridin) có khả năng trung hòa dịch vị, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. Chính vì vậy cam thảo có tác dụng giảm đau, chống virus, kháng viêm, ức chế sự phát triển tế bào ung thư, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể… Cách pha trà cam thảo giảm đau dạ dày : Rễ cam thảo: 1-2g rửa sạch cho vào ấm hoặc tách Chế 300ml nước đun sôi và đậy nắp khoảng 10-15 phút Uống từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt (nên uống khi trà còn ấm) Cây dạ cẩm Những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân, nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại. Sử dụng cây dạ cẩm là một trong những cách đơn giản đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Cách 1: Sắc nước dạ cẩm Dạ cẩm: 20-25g lá và ngọn dạ cẩm khô rửa sạch Cho dạ cẩm vào ấm và đun với 1 lít nước, đun sôi duy trì đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút cho thuốc ngấm là có thể dùng được. Khi uống chắt lấy nước và thêm 2 thìa cà phê mật ong cho dễ uống và tăng cường hiệu quả điều trị bệnh dạ dày. Ngày dùng 3 lần chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn 20 phút hoặc uống vào lúc đau. Cách 2: Cao dạ cẩm Lá dạ cẩm: 5kg rửa sạch cho vào nồi nấu với nước cho tới khi rục thành cao Cho đường phèn: 2kg vào, khuấy đều cho con đường hòa tan cũng như cô lại Sau đó, cho mật ong vào, chờ nguội vào đóng chai Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần sử dụng khoảng 20 – 30 ml. Mỗi ngày dùng khoảng 15g cao lỏng hoặc 8g cao cô đặc, uống trước bữa ăn 15 phút. Cách 3: Pha nước cam thảo dạ cẩm Dạ cẩm: 5g. Cam thảo: 1kg Đem xay mịn cũng như trộn đều với nhau Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 10 – 15 gram hòa tan nước sôi cũng như uống. Để dễ uống, bạn có thể thêm chút đường Thường xuyên luyện tập hít thở sâu Tập hít thở và thực hiện kĩ thuật hít thở đúng cách có thể cải thiện triệu chứng của đau dạ dày khó thở. Ngoài ra để hỗ trợ giảm căng thẳng, cải thiện hệ thống hô hấp và ngăn ngừa tình trạng khó thở cần hít thở chậm và sâu theo cách dưới đây: Ngồi trên nền nhà, lưng thẳng Gập đầu gối chân phải lại, để chân phải lên đùi trái và ngược lại, không để bàn chân chạm trên nền nhà Hai tay để lên hai đầu gối, cong ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, các ngón khác duỗi thẳng, ngồi thẳng lưng Hít thở vào và thở ra sâu và nhanh cho đến khi thấy mệt lử Lấy không khí vào, giữ nhịp và đồng thời dùng tay bịt hai lỗ mũi lại (Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón út). Sau đó thở ra Làm như vậy nhiều lần trong 1-5 phút Lưu ý cho người đau dạ dày khó thở Nên dành thời gian nghỉ ngơi từ 2 – 3 ngày trong giai đoạn bệnh đau dạ dày khó thở tái phát nghiêm trọng. Uống nhiều nước để trung hòa dịch vị, giảm triệu chứng của đau dạ dày Khi bị đau dạ dày nên chế biến thực phẩm ở dạng luộc, nấu canh, cháo hoặc súp ít dầu mỡ và gia vị để dạ dày dễ tiêu hóa.… Có thể uống các loại trà: Trà gừng hoặc trà bạc hà giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày khó thở gây ra. Tránh nằm, vận động mạnh hoặc làm việc ngay sau khi ăn. Giảm lượng công việc và thời gian làm việc nhằm kiểm soát căng thẳng, giảm stress và duy trì tâm lý thoải mái, ổn định. Thừa cân – béo phì cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng thức ăn tồn đọng trong cơ thể và gây khó thở. Vì vậy bạn cần có một chế độ ăn kiêng và luyện tập hợp lý để điều chỉnh cân nặng. => Các món cháo dành cho người đau dạ dày Bình vị Thái Minh- Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh Song song với việc dùng các phương pháp trên để cải thiện chứng đau dạ dày khó thở, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm Bình vị Thái Minh để hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh đau dạ dày, đau dạ dày khó thở. Các nhà khoa học thuộc nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP đã cho ra đời sản phẩm giúp điều trị các bệnh về dạ dày, tiêu hóa: Bình vị Thái Minh. Sử dụng Bình vị Thái Minh giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau dạ dày và ổn định tiêu hóa là lựa chọn được nhiều chuyên gia, bác sĩ tiêu hóa khuyên dùng. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như: GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi), Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu), Ngoài ra còn có: Cao núc nác, cao thương truật. => Chính vì vậy ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau. Như vậy Bình vị Thái Minh giúp: Trung hòa, giảm acid dịch vị, hạn chế hiện tượng trào ngược acid dạ dày Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi. Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc hoặc: BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY Chia sẻ

Cách khắc phục đau dạ dày vào ban đêm

Đau dạ dày vào ban đêm là hiện tượng bệnh đau dạ dày kéo dài âm ỉ, đau nặng nhất vào ban đêm. Những cơn đau này quặn thành từng cơn và xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang ngủ say. Điều này làm cho người bệnh đau đớn, khó chịu, tỉnh giấc và rất khó để ngủ lại. Mục lụcBiểu hiện của người bị đau dạ dày vào ban đêmTại sao lại đau dạ dày về đêm?Do ăn uống thiếu khoa họcDo các bệnh lý về dạ dàyThói quen thiếu lành mạnhĐau dạ dày ban đêm do các bệnh lý khácĐau dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không?Đau dạ dày vào ban đêm – Khi nào cần gặp bác sĩ?Khắc phục đau dạ dày vào ban đêm tại nhàUống nước mật ongUống trà gừng ấmUống trà cam thảoNhai lá bạc hà giúp giảm đauĂn bánh mì mềmChườm ấm vùng bụngCách phòng ngừa đau dạ dày vào ban đêmBình Vị Thái Minh – Giải pháp cho người bị đau dạ dày vào ban đêm Biểu hiện của người bị đau dạ dày vào ban đêm Đau dạ dày vào ban đêm là những cơn đau âm ỉ xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm khi người bệnh đang ngủ.Lúc này, người bệnh thường có những biểu hiện như: Đau tại vùng dạ dày, đau thượng vị và kèm theo một số triệu chứng như: Ợ chua, ợ nóng, khó thở, đau tức ngực, buồn nôn, nôn mửa,… Vị trí của những cơn đa thường ở vùng xương ức, dạ dày, trên rốn, đôi khi còn kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. Những cơn đau nặng nhất thường xuất hiện vào khoảng 1-2 giờ sáng. Đau quặn thắt và thường lặp lại nhiều lần trong đêm. ☛ Chi tiết đọc tại bài: Triệu chứng đau dạ dày Tại sao lại đau dạ dày về đêm? Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau dạ dày vào ban đêm, người bệnh cần hết sức lưu ý: Do ăn uống thiếu khoa học Một số loại thực phẩm được xem là nguyên nhân đau dạ dày về đêm, người bệnh cần hết sức lưu ý như: Thực phẩm ôi thiu hoặc đã bị mốc: Dung nạp các loại thức ăn này có thể khiến cho nấm cùng vi khuẩn dễ dàng sinh sôi nảy nở trong dạ dày gây ra ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau bụng dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy,… Thức ăn khó tiêu: Đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng… nếu sử dụng vào buổi tối sẽ khiến cho cơ quan tiêu hóa phải gánh áp lực lớn từ thức ăn khó tiêu. Các loại thức ăn này sẽ ở lại trong dạ dày lâu hơn làm cho dịch vị acid trong dạ dày sản sinh ra nhiều hơn mức bình thường để tiêu hóa hết thức ăn dư thừa. Ăn quá no vào bữa tối: sẽ khiến thức ăn tồn đọng lại trong dạ dày tạo nên những cơn đau bụng rất khó chịu. Hơn thế nữa, khi acid dạ dày phải tăng tiết để tiêu hóa thức ăn dư thừa, lâu ngày sẽ tăng cao khả năng hình thành các vết loét trong niêm mạc dạ dày. Lạm dụng đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ – Nguyên nhân gây đau dạ dày vào ban đêm Do các bệnh lý về dạ dày Nguyên nhân đau dạ dày về đêm cũng có thể do một số bệnh lý về dạ dày điển hình như: Viêm loét dạ dày: Các vết loét xuất hiện trong niêm mạc dạ dày sẽ khiến người bệnh có cảm giác nóng rát trong dạ dày. Những cơn đau có thể xuất hiện dữ dội hơn sau khi ăn hoặc khi bụng đang đói. Đặc biệt là sau khi ăn quá no, thức ăn bạn dung nạp có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn. Trào ngược dạ dày, thực quản (GERD): Đây là kết quả do người bệnh ăn uống quá nhiều, nằm hoặc vận động mạnh ngay sau bữa ăn, thường xuyên ăn thức ăn khó tiêu. Hiện tượng này xảy ra khi acid dịch vị dạ dày tăng tiết ra nhiều để tiêu hóa thức ăn, lâu dần trở nên dư thừa và acid hoặc thức ăn thừa bị đẩy trào ngược lên thực quản thậm chí là khoang miệng. Người bệnh có thể gặp triệu chứng đau bụng cồn cào, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng xương ức,… Hội chứng ruột kích thích (IBS): Người bệnh bị hội chứng ruột kích thích thường cảm thấy đầy hơi, chướng bụng sau mỗi bữa ăn. Đặc biệt nếu ăn nhiều vào bữa tối sẽ dẫn đến tình trạng đau dạ dày về đêm. Bệnh Crohn: Bên cạnh những bệnh lý về dạ dày nêu trên, bệnh Crohn cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày ban đêm. Đây là bệnh viêm niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra các cơn đau bụng, sụt cân nhanh, cơ thể mệt lả, chán ăn. Thói quen thiếu lành mạnh Thường xuyên thức khuya – Nguyên nhân lớn gây đau dạ dày vào ban đêm Một số nguyên nhân khác gây đau dạ dày ban đêm: Căng thẳng, stress. Thức khuya, thiếu ngủ. Thường xuyên để bụng quá đói hoặc ăn quá no. Vận động mạnh sau khi ăn. Làm việc quá sức. Đau dạ dày ban đêm do các bệnh lý khác Bên cạnh những bệnh lý về dạ dày, thì nguyên nhân đau dạ dày ban đêm cũng có thể do một số bệnh lý khác gây ra như: Bệnh về tim mạch. Viêm ruột thừa. Sỏi thận. Sỏi mật. Đau dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không? Đau dạ dày vào ban đêm gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên trong một thời gian dài có thể khiến người bệnh gặp nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Những dấu hiệu bất thường đi kèm với đau dạ dày có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: Thủng dạ dày: Do tình trạng dịch vị acid dư thừa trong dạ dày quá nhiều sẽ gây tổn thương nặng đến niêm mạc dạ dày, sau đó hình thành những vết loét. Nếu không được điều trị lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng thủng dạ dày. Điều này rất nguy hiểm. Hẹp môn vị dạ dày: Khi người bệnh bị hẹp môn vị dẫn đến quá trình thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột non bị gián đoạn. Điều này khiến thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày, sau đó xuất hiện những cơn đau co thắt kèm theo nôn trớ có thể lẫn cả máu. Xuất huyết dạ dày: Khi hiện tượng trào ngược và viêm loét dạ dày xảy ra trong một thời gian dài khiến cho vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng dẫn đến chảy máu. Biểu hiện có thể là đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu. Cơ thể người bệnh nếu bị mất máu quá nhiều do xuất huyết dạ dày là rất nguy hiểm vì điều này có thể gây tử vong. Đau dạ dày vào ban đêm – Khi nào cần gặp bác sĩ? Đau dạ dày vào ban đêm là tình trạng bệnh đã ở giai đoạn rất nghiêm trọng. Những triệu chứng đi kèm không chỉ gây ra sự khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể, gây suy nhược, kiệt quệ. Chính vì vậy việc thăm khám và điều trị là vấn đề hết sức cần thiết. Bất cứ khi nào người bệnh cảm nhận thấy những dấu hiệu bất thường của dạ dày thì nên đi khám bác sĩ ngay để phát hiện cũng như áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Khi thăm khám tùy vào thể trạng bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp X quang, nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, siêu âm, test hơi thở hay sinh thiết mô tế bào,… Khắc phục đau dạ dày vào ban đêm tại nhà Bên cạnh việc sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà giúp thuyên giảm triệu chứng của bệnh bằng cách: Uống nước mật ong Mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt có tính kháng khuẩn cao nên có khả năng giảm đau, tiêu viêm, làm lành vết loét rất tích cực. Người bệnh pha loãng 2-3 thìa cafe mật ong vào một ly nước ấm rồi khuấy đều. Sau đó uống từ từ từng ngụm khi nước còn nóng ấm giúp cải thiện những cơn đau. Lưu ý nên uống mỗi ngày 1-2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Uống trà gừng ấm Nếu đang ngủ mà xuất hiện tình trạng đau dạ dày vào ban đêm, người bệnh hãy ngay lập tức uống một ly trà gừng nóng ấm để làm dịu cơn đau. Bởi trong gừng có chứa thành phần Oleoresin & Tecpen có khả năng kháng viêm cao, giúp làm ấm cơ thể đồng thời giảm đau nhanh sẽ kích thích sự lưu thông tuần hoàn máu tại dạ dày. Chuẩn bị một củ gừng tươi đem thái lát mỏng sau đó ngâm cùng nước đun sôi trong khoảng 15 phút. Khi nước nguội bớt thêm vào đó 1 thìa cafe mật ong nguyên chất. Uống từng ngụm nhỏ để nước gừng dễ dàng ngấm vào niêm mạc dạ dày. Không nên uống trà gừng nguội vì không phát huy được công dụng chữa bệnh. Uống trà cam thảo Cam thảo là một vị thuốc trong Đông y có vị ngọt mát, tính ấm. Thành phần của cam thảo có chứa Flavonoid & Glabridin có công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP gây đau dạ dày. Sử dụng 3-5g rễ cam thảo và hãm với nước đun sôi trong khoảng 15 phút. Khi nước cam thảo còn nóng ấm, uống từ từ. Uống tốt nhất là vào buổi sáng sớm và uống trước bữa ăn từ 20-30 phút. Điều này giúp quá trình tiêu hóa của dạ dày hiệu quả nhất. Hoặc có thể dùng cam thảo sắc với nước uống mỗi ngày thay nước lọc để duy trì sức khỏe dạ dày. Nhai lá bạc hà giúp giảm đau Trong thành phần của lá bạc hà có chứa Acid Rosmarinic & Menthol có khả năng chống viêm đồng thời kích thích quá trình tiêu hóa giúp dạ dày giảm đau nhức và không còn hiện tượng đầy chướng bụng. Chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi, đem đi rửa thật sạch. Sau đó ngâm cùng nước muối loãng trong 15 phút để loại sạch bụi bẩn. Để lá thật ráo nước sau đó nhai trực tiếp lá bạc hà tươi. Lưu ý người bệnh nên nhai thật kỹ sau đó nuốt từ từ giúp tinh chất trong lá thẩm thấu dễ dàng vào niêm mạc dạ dày. Lúc này người bệnh sẽ nhanh chóng cảm nhận được những cơn đau thuyên giảm. Ăn bánh mì mềm Nếu đang ngủ vào ban đêm mà người bệnh bị  những cơn đau dạ dày hoành hành. Lúc này có thể ăn vài lát bánh mì mềm giúp thấm hút tối đa dịch vị acid dư thừa, nguyên nhân gây đau dạ dày vào ban đêm. Điều này giúp người bệnh thuyên giảm những cơn đau nhanh chóng. Chườm ấm vùng bụng Khi bị đau dạ dày vào ban đêm, việc lựa chọn chườm ấm cho vùng bụng là việc làm mang lại hiệu quả giảm đau khá nhanh. Khi chườm ấm sẽ giúp cơ thể lưu thông tuần hoàn máu hiệu quả từ đó giúp giảm những cơn đau dạ dày vào ban đêm. Sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng tại vị trí dạ dày trong khoảng 15 phút. Không nên chườm quá lâu vì có thể gây ra hiện tượng nóng rát vùng da tại vị trí chườm. Bên cạnh đó người bệnh có thể uống kết hợp một ly nước ấm giúp nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng đau dạ dày vào ban đêm. ☛ Tham khảo thêm: Bài thuốc nam chữa đau dạ dày Cách phòng ngừa đau dạ dày vào ban đêm Để có thể thuyên giảm những cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm, người bệnh nên hết sức lưu ý đến thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống của bản thân để bảo vệ sức khỏe dạ dày, Việc người bệnh tự xây dựng lối sống lành mạnh cũng như kết hợp chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh đau dạ dày chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh: Ngừng dung nạp những loại thực phẩm gây hại cho dạ dày như: Đồ ăn cay nóng. Thức uống có gas, có cồn. Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường. Thức ăn lên men. Đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ,… Tăng cường ăn những loại thực phẩm tốt cho dạ dày: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt, uống nhiều nước ấm mỗi ngày,… Hãy rèn luyện cho bản thân thói quen ăn chậm, nhai kĩ, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Không để bụng quá đói và cũng không ăn quá no trong một bữa ăn. Không thức khuya sau 23h đêm. Tập thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Dành thêm thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể. tránh làm việc và hoạt động mạnh quá sức dễ gây căng thẳng, lo âu và dẫn đến stress. Luyện tập thể chất thường xuyên với những môn tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như: Thiền, yoga, đi bộ,… Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần giúp kiểm soát tốt sức khỏe tổng thể của bản thân. Bình Vị Thái Minh – Giải pháp cho người bị đau dạ dày vào ban đêm Trên thị trường hiện nay chỉ có duy nhất một sản phẩm có chứa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin, đó chính là Bình Vị Thái Minh. Với cơ chế bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, xử lý bệnh từ gốc, Bình Vị Thái Minh là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện. Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ tháo rỗng, từ đó giảm hiện tượng trào ngược. Đối với thực quản: Bao vết loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thực thực quản Vì sao nên sử dụng sản phẩm Bình Vị Thái Minh? Sản phẩm được nghiên cứu khoa học bài bản, được sản xuất trên dây chuyền thiết bị tự động hóa hiện đại của Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh – đơn vị sản xuất Dược phẩm hàng đầu Việt Nam Sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trong việc cải thiện viêm loét, trào ngược dạ dày. Quan trọng hơn, đã có rất nhiều người dùng Bình Vị Thái Minh và mang lại hiệu quả điều trị tốt. Bình Vị Thái Minh có chứa bộ đôi hoạt chất Giganosin và Mucosave FG, đặc biệt là Mucosave FG – được nhập khẩu từ Ý, đã được nghiên cứu lâm sàng mang lại tác dụng cải thiện tốt cho những người viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại tác dụng bền vững, lâu dài. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Chia sẻ

Đau dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Đau dạ dày là gì? Làm sao để biết mình có đang bị đau dạ dày hay không? Và bạn phải làm thế nào nếu bác sĩ nói rằng bạn bị đau dạ dày? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp ngay lập tức thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng nhau tìm hiểu bạn nhé!   8 điều cần biết về đau dạ dày Mục lục1. Đau dạ dày là gì?2. Triệu chứng đau dạ dày2.1. Vị trí đau dạ dày thường gặp2.2. Các triệu chứng đau dạ dày khác3. Nguyên nhân đau dạ dày4. Các biện pháp chẩn đoán đau dạ dày5. Điều trị đau dạ dày5.1. Giảm đau dạ dày tại nhà5.2. Điều trị đau dạ dày bằng thuốc6. Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?6.1. Đau dạ dày nên ăn gì?6.2. Đau dạ dày nên tránh ăn gì?7. Khi nào nên đi đến bác sĩ8. Bình Vị Thái Minh – Hỗ trợ giảm đau dạ dày nhanh chóng 1. Đau dạ dày là gì? Dạ dày là một cơ quan quan trọng của cơ thể, đóng vai trò tiêu hóa thức ăn. Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày do các vết viêm, loét gây nên. Lúc này, dạ dày không thể thực hiện được chức năng của mình, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, việc đau dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển đến các biến chứng như: viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày… 2. Triệu chứng đau dạ dày Khi bạn bị đau bụng, có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Có khả năng là bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, sỏi túi mật, đau ruột thừa, đau dạ dày,… Làm sao để có thể dự đoán được bạn có đang bị đau dạ dày hay không? Trên thực tế, có một số triệu chứng rõ rệt liên quan đến đau dạ dày. Hãy đọc tiếp phần dưới đây để tìm hiểu về các biểu hiện của đau dạ dày bạn nhé! 2.1. Vị trí đau dạ dày thường gặp ➤ Đau vùng thượng vị: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau, nóng rát ở vùng bụng giữa ngực và rốn. Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi dạ dày của bạn trống rỗng, và nó có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Dạ dày của bạn có thể được cải thiện khi bạn ăn, uống hoặc dùng thuốc kháng axit. ➤ Đau vùng bụng hai bên trái, phải: Cơn đau thượng vị sau đó thường sẽ lan sang hai bên và ra cả khu vực sau lưng. Đặc biệt là đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái, vì đây là vị trí của dạ dày. ➤ Đau vùng giữa bụng: Bạn sẽ cảm thấy đau ở vùng quanh rốn. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để xác định cơn đau có phải là do đau dạ dày hay không. Bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn. ☛ Xem chi tiết: Đau dạ dày là đau bên nào? Phân biệt đau dạ dày qua vị trí đau 2.2. Các triệu chứng đau dạ dày khác Bên cạnh các cơn đau, bạn có thể mắc kèm các triệu chứng sau đây: ➤ Đầy bụng, khó tiêu, cảm giác rất dễ no: Nguyên nhân là do dạ dày của bạn đang bị tổn thương và không thể thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn như thường ngày. Do đó, thức ăn sẽ lưu trong dạ dày lâu hơn, gây cảm giác chướng bụng, khó tiêu, làm cho người bệnh không muốn ăn, hoặc ăn rất ít. ➤ Buồn nôn hoặc nôn mửa: Thức ăn chậm tiêu hóa, tồn tại lâu trong dạ dày rất dễ bị trào ngược. Từ đó, người bị đau dạ dày thường dễ bị buồn nôn, thậm chí là nôn. Nôn mửa quá nhiều dẫn đến nóng rát thực quản, do dịch acid từ dạ dày trào ngược lên, nặng hơn là rách niêm mạc thực quản, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân. ➤ Ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit dạ dày: Thức ăn trong dạ dày quá lâu sẽ bị lên men và sinh ra hơi, gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua ở những bệnh nhân đau dạ dày. ➤ Ăn không ngon miệng, giảm cân: Đây là hệ lụy của triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, các cơn đau dạ dày cũng là nguyên nhân khiến cho người bệnh không muốn ăn vì đau. Tuy nhiên, bệnh nhân nên ăn uống khoa học và hợp lý để tránh tình trạng suy nhược, mệt mỏi, làm bệnh tình trầm trọng hơn. ➤ Chảy máu tiêu hóa: Đây có thể là triệu chứng hoặc biến chứng của một số bệnh như: viêm dạ dày cấp do thuốc, ung thư dạ dày, loét dạ dày – tá tràng… Chảy máu tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Để nhận biết bạn có đang bị chảy máu tiêu hóa hay không, đây là các triệu chứng để bạn theo dõi: thiếu máu (mệt mỏi, khó thở hoặc da nhợt nhạt); phân sẫm màu, giống hắc ín; nôn ói có máu hoặc trông giống như bã cà phê. Đau thượng vị là triệu chứng đau dạ dày phổ biến nhất 3. Nguyên nhân đau dạ dày Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể bị đau dạ dày từ một hay nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Chúng bao gồm các nguyên nhân sau: Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên bỏ ăn sáng, ăn uống không điều độ, ăn quá no, ăn các thực phẩm chưa được nấu chín kỹ… là những thói quen có hại, dẫn đến đau dạ dày. Lạm dụng rượu bia, thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá là những “kẻ thù” của dạ dày. Chúng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nam giới bị đau dạ dày. Lạm dụng các thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Dùng chúng sai cách hoặc trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Và đau dạ dày là một trong những tác hại hay gặp nhất. Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Theo thống kê, có đến 80% người đau dạ dày là do vi khuẩn này gây ra. Chúng vào cơ thể ta thông qua đường miệng từ nước uống hay thức ăn. Căng thẳng trong thời gian dài: Khi căng thẳng quá mức, dạ dày của bạn rất dễ xuất hiện các cơn đau, lâu dài sẽ xuất hiện các bệnh lý về dạ dày nghiêm trọng. Do đó, cần hiểu được các nguyên nhân đau dạ dày để có biện pháp phòng tránh hợp lý, đồng thời kịp phát hiện và chữa trị. 4. Các biện pháp chẩn đoán đau dạ dày Đau dạ dày có thể là dấu hiệu của các bệnh về dạ dày như: viêm dạ dày, loét dạ dày… Để xác định kỹ nguyên nhân, bác sĩ có thể dựa vào các thông tin đánh giá ban đầu của bạn như: Vị trí và mức độ đau, thời gian và tần suất đau; Tiền sử mắc bệnh của các thành viên trong gia đình; Thói quen sinh hoạt, ăn uống; Công việc. Sau đó, để có thể chẩn đoán chính xác bệnh, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một số biện pháp phổ biến sau đây: ➤ Kiểm tra hơi thở: Đây là 1 thử nghiệm đơn giản, không cần xâm nhập nhưng lại có độ chính xác cao. Thử nghiệm này giúp xác định xem bạn có đang bị nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không. Nó được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc chứa đồng vị carbon 13C hoặc 14C, sau đó kiểm tra chênh lệch nồng độ CO2 trong hơi thở trước và sau khi uống. Tuy nhiên, đồng vị carbon 14C là một đồng vị phóng xạ, do đó không được sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. ➤ X-quang cản quang ống tiêu hóa trên: Lúc này, bệnh nhân sẽ uống thuốc cản quang Barium Sulfat (BaSO4) và được chụp X-quang để thu được hình ảnh mô phỏng dạ dày. Xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra tình trạng viêm dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác. Hiện nay, phương pháp này đã ít được sử dụng, bởi vì nó không thể đánh giá toàn diện ổ loét trong dạ dày. ➤ Nội soi tiêu hóa trên: Mặc dù có xâm nhập nhưng đây là biện pháp tốt nhất để chẩn đoán đau dạ dày. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa 1 ống nội soi thông qua đường miệng/mũi vào thực quản, dạ dày để xem những bất thường trực tiếp trong dạ dày, kể cả những hình ảnh không thể nhìn thấy trên X-quang. Nếu cần, bác sĩ có thể sinh thiết để kiểm tra xem bệnh nhân có dấu hiệu ung thư hay không. Quá trình nội soi thường mất khoảng 20 đến 30 phút. Các biến chứng thường gặp nhất của thủ thuật này là đau họng nhẹ do nuốt nội soi. Hiện nay, có 3 loại nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày qua đường miệng: Đây là phương pháp được dùng khá phổ biến, tuy nhiên sẽ gây khó chịu, buồn nôn, sợ hãi cho bệnh nhân. Nội soi dạ dày qua đường mũi: Phương pháp này dễ thực hiện hơn, ống soi có đường kính nhỏ hơn nên sẽ ít gây buồn nôn, khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các bệnh nhân đang bị các bệnh lý về mũi sẽ thể không thể thực hiện thủ thuật này. Nội soi dạ dày có gây mê: Trường hợp này áp dụng cho những bệnh nhân quá sợ hãi khi nội soi, hoặc có nhu cầu giảm đau khi nội soi. Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi thực hiện, do đó sẽ không có cảm giác buồn nôn, khó chịu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ dễ dàng tiến hành nội soi hơn, quan sát kỹ hơn và an toàn hơn. ➤ Xét nghiệm máu, phân: Các xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá xem liệu bạn có đang bị thiếu máu hay không. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp xuất hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng còn giúp kiểm tra xem có H. pylori trong mẫu hay không. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, điều này cho thấy hiện tại bạn đang nhiễm H. pylori. Nội soi dạ dày là phương pháp tốt nhất 5. Điều trị đau dạ dày 5.1. Giảm đau dạ dày tại nhà Nếu vẫn chưa muốn dùng thuốc và cơn đau dạ dày vẫn còn nhẹ, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp giảm đau dạ dày tại nhà dưới đây: Uống sữa ấm, nước ấm: Đây là phương pháp giảm đau dạ dày đơn giản nhất. Khi ta uống nước/sữa ấm vào, dạ dày sẽ được tiếp xúc với một nhiệt độ thích hợp. Từ đó, dạ dày sẽ dễ chịu hơn và cơn đau dạ dày sẽ được dịu lại. Chườm nóng/tắm nước ấm: Việc tác dụng 1 nhiệt độ từ bên ngoài vào cũng có thể có hiệu quả tương tự việc uống nước ấm. Mỗi khi cơn đau xuất hiện, hãy thử tắm bằng nước ấm, thả lỏng cơ thể sẽ giúp cho dạ dày bớt đau. Nếu vẫn cảm thấy đau dữ dội, bạn hãy chườm lên bụng 1 túi sưởi và đừng quên xoa quanh chỗ đau nhé. Sử dụng gừng: Có rất nhiều cách để dùng gừng chữa đau dạ dày như: nhai 1 lát gừng tươi, pha trà gừng, phối hợp trà gừng với mật ong… Hoạt chất gingerols trong gừng sẽ giúp chống viêm, chống oxy hóa, giảm dịu cơn đau dạ dày. Uống các loại nước uống từ thảo dược như: nước nha đam, trà cam thảo, quế… cũng có hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày tại nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp giảm đau dạ dày tạm thời, nếu sau khi áp dụng mà cơn đau vẫn không hết thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và đưa ra hướng điều trị một cách an toàn và hiệu quả. 5.2. Điều trị đau dạ dày bằng thuốc Nếu bạn đến bác sĩ, họ có thể sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra đau dạ dày và tiến hành điều trị bằng thuốc. Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, việc điều trị thường sẽ diễn ra trong 1 – 2 tháng và thường sử dụng các nhóm thuốc sau đây: ➤ Thuốc kháng sinh: Nếu bạn bị đau dạ dày kèm nhiễm vi khuẩn H. pylori, bạn sẽ được kê kháng sinh để diệt vi khuẩn HP. Các thuốc thường được sử dụng nhất là: amoxicillin, clarithromycin và metronidazole. Tác dụng phụ của những loại kháng sinh này thường  bao gồm: tiêu chảy, vị kim loại trong miệng…. ➤ Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI hoạt động bằng cách giảm lượng axit tạo ra trong dạ dày, ngăn ngừa tổn thương thêm đối với các vết loét đang lành lại. Chúng thường được kê đơn trong 4 đến 8 tuần. Omeprazole, pantoprazole và lansoprazole là những PPI thường được sử dụng nhất để điều trị loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Các tác dụng phụ của chúng bao gồm: đau đầu, tiêu chảy hoặc táo bón, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, phát ban… Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy ổn hơn sau khi ngưng thuốc. ➤ Thuốc đối kháng thụ thể H2: Giống như PPI, thuốc đối kháng thụ thể H2 hoạt động bằng cách giảm lượng axit mà dạ dày của bạn tạo ra. Ranitidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị loét dạ dày. Các thuốc này rất ít tác dụng phụ, thường bao gồm: tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, phát ban, mệt mỏi…. ➤ Thuốc kháng axit: Tất cả các phương pháp điều trị trên phải mất vài giờ mới bắt đầu có tác dụng. Vì vậy, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thêm thuốc kháng axit để trung hòa axit trong dạ dày và giảm triệu chứng ngay tức thì. Đây là những thuốc không cần kê đơn, có sẵn tại các hiệu thuốc. Khi xuất hiện các cơn đau dạ dày sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng các thuốc kháng axit này. Tác dụng phụ của chúng thường nhẹ, có thể bao gồm: tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi…. Các nhóm thuốc chữa đau dạ dày 6. Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Khi bạn bị đau dạ dày, đó là lời cảnh báo cho việc dạ dày của bạn đang bị tổn thương. Chính vì vậy, điều tối quan trọng là bạn phải xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý, nhẹ dịu cho dạ dày. Vậy, đâu là những thực phẩm nên ăn và đâu là những món ăn nên tránh xa? Hãy cùng đọc tiếp bài viết nhé! 6.1. Đau dạ dày nên ăn gì? Chuối: Chuối chứa nhiều kali và rất thân thiện với dạ dày. Đồng thời, chuối cũng giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn. ( Bạn có thể tham khảo cách ăn chuối cho người đau dạ dày) Thực phẩm giàu chất xơ: Táo, lê, bột yến mạch… rất có ích cho người đang bị đau dạ dày. Chất xơ trong chúng giúp giảm lượng axit trong dạ dày của bạn, đồng thời làm dịu đi chứng đầy hơi và giảm bớt cơn đau. Gừng: Pha trà gừng để uống mỗi ngày có thể giúp làm dịu cơn đau dạ dày, làm giảm chứng khó tiêu, đầy bụng. Cam thảo: Rễ cam thảo giúp tăng lượng chất nhầy, từ đó bảo vệ niêm mạc khỏi axit, giảm viêm niêm mạc dạ dày. Đu đủ: Trong đu đủ có papain giúp phân hủy protein có trong thức ăn. Từ đó giúp cơ thể bạn có thể tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm chứng đầy bụng, khó tiêu ở người đau dạ dày. Các thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua, nấm sữa Kefir, Tempeh đậu nành… có thể giúp cân bằng hệ vi sinh trong ruột, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu…. 6.2. Đau dạ dày nên tránh ăn gì? Đồ uống có gas, bia, rượu: Chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đau dạ dày của bạn, vì chúng sẽ sinh hơi trong dạ dày hoặc gây kích thích đường tiêu hóa, làm cho dạ dày càng tiết nhiều axit hơn. Đồ ăn nhiều dầu, mỡ: Các loại thức ăn nhanh như: khoai tây chiên, pizza, hamburger… cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa. Vì vậy, tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này sẽ khiến bạn bị đau bụng, khó tiêu, đầy hơi. Sữa: Sữa sẽ làm nặng nề hơn tình trạng đau dạ dày bởi vì chúng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Đồ ăn cay: Các bác sĩ thường không cấm bạn ăn cay. Tuy nhiên, nếu việc tiêu thụ những thực phẩm cay làm bạn đau dạ dày hơn, hãy tạm dừng chúng đến khi chữa khỏi bệnh nhé. Các nhóm thuốc chữa đau dạ dày 7. Khi nào nên đi đến bác sĩ Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu hoặc tiền sử bệnh sau đây: Đau thượng vị âm ỉ và thường xuyên, đặc biệt là khi đói bụng hoặc về đêm; Buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng; Táo bón/tiêu chảy nhiều ngày liền; Giảm cân; Đi tiêu ra phân đen; Thiếu máu (mệt mỏi, da nhợt nhạt, kém sắc); Đã từng bị nhiễm HP hoặc gia đình có người bị ung thư đường tiêu hóa; Người nghiện thuốc lá, rượu bia; người béo phì, thừa cân. Việc đi khám dạ dày sẽ giúp bạn có thể được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và được điều trị kịp thời, hiệu quả. Không chỉ vậy, việc kiểm tra dạ dày định kỳ có thể giúp phát hiện ra các bệnh dạ dày, tiêu hóa sớm, tránh các biến chứng không mong muốn sau này. 8. Bình Vị Thái Minh – Hỗ trợ giảm đau dạ dày nhanh chóng So với các loại thuốc Tây Y, các loại thực phẩm chức năng thường được sử dụng nhằm hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc. Hiểu biết nhu cầu đó của khách hàng, Bình Vị Thái Minh được ra đời. Bình Vị Thái Minh – vị cứu tinh cho dạ dày Được sản xuất bởi đội ngũ nhà nghiên cứu tay nghề cao và quy trình sản xuất hiện đại, Bình Vị Thái Minh tự hào khi chứa cả 2 hoạt chất Giganosin, Mucosave cùng các vị thảo dược của Việt Nam như: Núc nác, Thương truật. Đây là những hoạt chất rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản. Hiểu biết rõ về đau dạ dày sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn và người thân trong việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu. Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo thêm tại: https://www.healthline.com/health/digestive-health/natural-upset-stomach-remedies https://www.healthline.com/health/stomach-ulcer https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/treatment/ https://www.healthline.com/nutrition/best-foods-for-upset-stomach Chia sẻ

[Tìm hiểu] Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không?

Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Đi cùng với đó là các thắc mắc, vấn đề của người đau dạ dày trong quá trình điều trị bệnh. Một trong số đó là: Đau dạ dày có nên uống sữa hay không? Mục lụcĐau dạ dày có nên uống sữa không?Các loại sữa mà người đau dạ dày nên uống!Sữa tươi tốt cho người dạ dàySữa hạtSữa chuaSữa đặc ông ThọSữa EnsureNên uống sữa lúc nào khi bị đau dạ dày?Những lưu ý cho người đau dạ dày khi uống sữaBình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả Đau dạ dày có nên uống sữa không? Người Việt thường có thói quen ăn sáng nhanh gọn, sử dụng một số thức ăn có sẵn như bánh mì, xôi và đặc biệt là sữa để tiết kiệm thời gian. Vậy đau dạ dày có nên uống sữa hay không? Câu trả lời là có. Việc uống sữa hợp lý rất có lợi cho tiêu hóa của bệnh nhân do trong sữa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Sữa có chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, từ đó chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Sữa còn chứa axit lactic, giúp kích thích hoạt động của tiêu hóa, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Protein và calo chiếm một tỉ lệ khá cao trong sữa. Do đó, sữa tươi có thể thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương tại niêm mạc dạ dày của người bệnh. Nhiều vitamin có trong sữa như: A, B, B2, B12, D,… có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, vitamin A còn giúp cải thiện thị lực và hỗ trợ não bộ phát triển. Magie, canxi, natri, photpho, kali và các khoáng chất khác giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, dạ dày hoạt động dễ dàng hơn. Xem thêm: Viêm dạ dày có uống sữa được không? Các loại sữa mà người đau dạ dày nên uống! Sữa tươi tốt cho người dạ dày Sữa tươi là loại sữa phổ biến, được nhiều người sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn ít người biết đến những lợi ích mà sữa tươi mang lại cho người đau dạ dày như: Sữa tươi có thành phần protein với hàm lượng cao, ngoài ra còn chứa các khoáng chất và vitamin, giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Uống sữa tươi giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình làm lành phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tăng cường lượng acid lactic bị thiếu hụt. Chất béo trong sữa tươi cũng giúp trung hòa acid dịch vị. Một cốc sữa tươi ấm sẽ hỗ trợ tốt trong việc làm giảm những cơn đau dạ dày. Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày có thể uống được sữa tươi Không nên uống sữa khi đói vì bạn có thể xuất hiện cảm giác cồn cào do tăng tiết acid trong dạ dày. Thời điểm uống sữa tốt nhất là khi trong dạ dày đã có một lượng tinh bột nhất định. Bạn nên dùng một cốc sữa ấm, điều này sẽ hỗ trợ bạn điều trị chứng đầy hơi và cải thiện giấc ngủ. Sữa hạt Thay vì sử dụng sữa có nguồn gốc từ động vật, ta có thể lựa chọn một số loại sữa hạt, thức uống có nguồn gốc từ thực vật. Một số loại hạt thường được dùng để làm sữa như: đậu xanh, ngô, hạnh nhân, óc chó, sen,… Ngoài ra, sữa còn có thể làm từ một số loại ngũ cốc như yến mạch và gạo lứt. Sữa hạt có nhiều dưỡng chất rất phù hợp cho người bị đau dạ dày Dinh dưỡng trong sữa hạt vẫn được giữ nguyên vẹn, giống với các thành phần tự nhiên vốn có của nó. Tuy không có nhiều dinh dưỡng và đạm nhưng sữa hạt lại rất lành tính, an toàn cho dạ dày, giàu chất xơ, tốt cho tim mạch. Sữa hạnh nhân, óc chó, hạt sen, hạt điều… là những loại sữa có lợi cho người bệnh đau dạ dày. Sữa hạt giúp giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế cơn đau một cách tối ưu. Lưu ý: Nên dùng các loại sữa hạt ấm và không uống khi đói bụng. Nên sử dụng các loại sữa hạt óc chó, hạnh nhân, bí ngô, hạt sen,… để đạt hiệu quả tốt nhất. Sữa chua Sữa chua là chế phẩm lên men lactic của sữa. Trong sữa chua chứa hàng tỷ lợi khuẩn hay còn gọi là men vi sinh, probiotic. Đây là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Sữa chua giúp cho người bệnh tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Sữa chua giúp cho người bệnh tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Chỉ với một đến hai cốc sữa chua sau bữa ăn mỗi ngày, các triệu chứng như đầy bụng khó tiêu, ợ hơi sẽ giảm bớt. Đặc biệt, các lợi khuẩn giúp làm sạch đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, điển hình là vi khuẩn HP – loại vi khuẩn chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. Sữa đặc ông Thọ Sữa ông thọ là một loại sữa rất giàu chất béo và chất đạm. Loại sữa này cung cấp năng lượng và hỗ trợ tăng cân tốt. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong sữa ông thọ cao hơn nhiều so với nhóm sữa nước thông thường. Hàm lượng lớn chất đạm trong sữa ông thọ có khả năng bao bọc, bảo vệ màng nhầy và giảm sự tiếp xúc của axit dạ dày với dạ dày. Sau khi uống một ly sữa ấm, cơn đau sẽ thuyên giảm. Sữa đặc ông Thọ được khuyên dùng khi các bạn không mắc các bệnh như thừa cân, béo phì, tiểu đường bởi lượng đường trong sữa cao sẽ ảnh hưởng không tốt tới người bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên dùng kết hợp sữa ấm với tinh bột nghệ. Lưu ý: chỉ nên uống 1 cốc/ ngày vào buổi sáng hoặc tối sau khi ăn 1 giờ. Sữa Ensure Sữa Ensure là sữa được các chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh sau phẫu thuật, gầy yếu, mới ốm dậy,… Ensure là một thức uống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chúng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: khoáng chất, protein và các loại vitamin. Sữa Ensure giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng khả năng làm lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa Ensure rất tốt đối với người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bởi chúng giúp cân bằng quá trình hấp thu dinh dưỡng, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng khả năng làm lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày, cải thiện những cơn đau. Sữa Ensure mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chúng ta cần lưu ý về liều lượng, cách dùng, và thời điểm uống. Để sử dụng sữa đạt hiệu quả, tối ưu người bệnh cần tuân theo những nguyên tắc sau: Nên uống sữa đúng thời điểm. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Tuyệt đối không uống sữa Ensure trong lúc bụng đang đói, bởi khi ấy acid trong sữa tuy ít nhưng nếu kết hợp với acid dạ dày sẽ gây những cơn đau nhẹ. Đối với Ensure dạng nước, bệnh nhân chỉ cần mở nắp là có thể sử dụng ngay, nhưng đối với Ensure dạng bột, người bệnh cần pha sữa đúng công thức để đảm bảo giữ nguyên chất dinh dưỡng của sữa. Bệnh nhân cần lấy lượng sữa theo quy định (khoảng 6 muỗng gạt ngang) pha với 185ml nước ấm khoảng 30-40 độ C. Bạn không nên dùng nước vừa đun sôi để pha sữa do nó có thể làm chất dinh dưỡng bị phân hủy. Nên uống sữa lúc nào khi bị đau dạ dày? Người bị đau dạ dày được khuyên dùng sữa 1 tiếng sau các bữa ăn để tận dụng lợi ích của các loại sữa này một cách tốt nhất. Không uống quá 500ml sữa trong một ngày hay dùng sữa để giải khát. Sử dụng quá liều lượng sữa, cơ thể sẽ không hấp thụ được dẫn tới chứng khó tiêu. Nên uống sữa lúc nào khi bị đau dạ dày? Nên uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng giấc ngủ, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng vì nó giúp xoa dịu cơn đau tốt hơn. Có rất nhiều cách để làm ấm sữa nhưng bạn không nên đun trực tiếp trên bếp đun. Bạn có thể tận dụng lò vi sóng để làm nóng sữa nhưng chỉ nên điều chỉnh nhiệt ở mức độ thấp nhất. Khi uống sữa, có thể sử dụng một số loại thực phẩm chứa tinh bột, thấm hút tốt dịch vị dạ dày như: bánh mì, bánh quy, khoai hoặc cơm. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác cũng rất tốt cho dạ dày mà bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình như: nghệ, bắp cải, trứng,… Bên cạnh việc sử dụng sữa, bạn cần bổ sung một số loại thực phẩm khác để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Những lưu ý cho người đau dạ dày khi uống sữa Sau đây là một số lưu ý cho bạn khi muốn uống sữa trong khi bị mắc bệnh đau dạ dày: Bệnh nhân bị đau dạ dày tuyệt đối không nên uống sữa khi bụng đang đói. Đảm bảo rằng dạ dày bạn có một lượng thức ăn nhất định rồi sau đó mới uống sữa. Lưu ý đến các thành phần có trong sữa để hạn chế nguy cơ dị ứng với một số thành phần. Lựa chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi. Kết hợp và tuân thủ những chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ điều trị. Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả Bình Vị Thái Minh là sản phẩm chứa 2 thành phần GIGANOSIN và MUCOSAVE, có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh đau dạ dày rất hiệu quả: • GIGANOSIN chiết xuất từ cây dạ cẩm, lá khôi, đã được các nghiên cứu chứng minh về tác dụng trung hòa acid dịch vị, từ đó ngăn ngừa yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, chống viêm, làm giảm các cơn đau dạ dày. • MUCOSAVE là nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu. Thành phần chứa các polysaccharide hàm lượng cao của cây xương rồng Nopal và polyphenol từ lá oliu. MUCOSAVE thực hiện chức năng bao phủ các tổn thương và vết loét ở niêm mạc dạ dày, giúp vết thương hồi phục nhanh hơn, ngăn cản sự tấn công của acid dịch vị. Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả Khi sử dụng sản phẩm, các triệu chứng đau dạ dày của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Chỉ sau 3 – 4 tuần sử dụng, các tổn thương dịu đi, bệnh đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể. Mọi thắc mắc, muốn đặt mua sản phẩm, bạn có thể liên hệ tới hotline 1800 6397 hoặc để lại bình luận cuối bài viết, các chuyên gia sẽ tư vấn tận tình, giải đáp các thắc mắc của bạn. “Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không?” đã có câu trả lời, để kiểm soát tình trạng bệnh và đảm bảo được sức khỏe tốt nhất, các bạn có thể sử dụng một số biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm được loại sữa phù hợp nhất với mình. Tài liệu tham khảo: https://www.livestrong.com/article/541159-does-milk-calm-an-upset-stomach/ https://cumargold.vn/tu-van-dau-da-day/dau-da-day-co-nen-uong-sua-tuoi-khong.html https://metaherb.vn/dau-da-day-co-nen-uong-sua.html. Chia sẻ

Đau dạ dày nên làm gì cho đỡ đau?

Theo thống kê các trường hợp nội soi đường tiêu hóa thì có khoảng 31% – 65% tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày. Những cơn đau dạ dày âm ỉ, dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, công việc và sinh hoạt. Vậy khi đau dạ dày bạn nên làm gì cho đỡ đau? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các bạn những cách giảm đau dạ dày hiệu quả. Mục lụcThế nào là đau dạ dàyĐau dạ dày nên làm gì để tình trạng đau được cải thiện?Đau dạ dày nên ăn gì cho đỡ đau?Sử dụng mẹo giúp giảm đau nhanh chóngDùng thuốc giảm đau dạ dàyMột số lưu ý giúp hạn chế cơn đau dạ dàyThực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:Chế độ sinh hoạt khoa học:Chấm dứt đau dạ dày, ổn định tiêu hóa bằng Bình Vị Thái Minh Thế nào là đau dạ dày Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, nguyên nhân có thể là do viêm loét, vi khuẩn Hp xân nhập tấn công do trào ngược dạ dày dẫn tới các cơn đau vùng bụng. Những cơn đau dạ dày có thể đau âm ỉ, dữ dội, đau theo cơn hoặc đau thường xuyên tùy vào tình tình trạng của bệnh và mức độ đau của mỗi người khác nhau nên xuất hiện các cơn đau khác nhau. Những cơn đau dạ dày kéo dài gây cho người bệnh mệt mỏi và khó chịu khiến người khiến người bệnh bị suy nhược và bệnh tình có thể có nguy cơ biến chứng thành các các bệnh lý nguy hiểm về dạ dày như: Viêm loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Đau dạ dày nên làm gì để tình trạng đau được cải thiện? Đau dạ dày nên ăn gì cho đỡ đau? Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với những người bị đau dạ dày. Bởi có một số thực phẩm có thể giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, trung hòa axit trong dạ dày, giảm đau và chống trào ngược và ngăn ngừa các tổn thương cho dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm được khuyến khích với người bị đau dạ dày: 1.Ăn một chút thức ăn khô Bánh mì: Đây là loại thực phẩm khô có lượng lớn chất bicacbonat, chúng có khả năng trung hòa acid dịch vị dạ dày. Chính vì vậy, bánh mì có thể là giải pháp tạm thời nhằm làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Khi bổ sung bánh mì vào thời điểm có các cơn đau, lượng acid trong dạ dày được trung hòa bớt, niêm mạc sẽ bớt bị tổn thương và cảm giác đau sẽ giảm đi đáng kể. Cơm trắng: Cơm trắng là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn gia đình. Theo nghiên cứu, cơm trắng là loại thực phẩm giàu tinh bột có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày. Khi dạ dày của bạn trở nên khó chịu thì bạn nên dùng một số thực phẩm nhạt như: Cơm trắng, khoai tây luộc… Những thực phẩm này giúp hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày làm giảm nguy cơ tiêu chảy. Bánh quy: Bánh quy được coi là biện pháp giảm đau dạ dày tức thời và có khả năng hấp thụ axit dạ dày. Dù chưa có kết luận rõ ràng về việc sử dụng bánh quy, nhưng bánh quy vẫn được coi là phương thuốc giảm đau tự nhiên và thần kỳ nhất với người bị bệnh dạ dày. Các thực phẩm khô: Một số loại thực phẩm khô có kể đến như: Gạo lứt, dầu mè, ngô, hạt điều, ngũ cốc chưa tách vỏ… đây là những nhóm thực phẩm cung cấp nhiều vitamin nhóm B tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn tốt hơn, bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp hạn chế các tổn thương do viêm loét dạ dày. 2.Các món ăn dễ tiêu hóa Một số món ăn dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, canh là những món không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của người mắc đau dạ dày. Bởi khi thức ăn được nấu dưới dạng lỏng, nhừ  khi đi vào dạ dày sẽ không gây ức chế, áp lực cho dạ dày, không bắt dạ dày co bóp hoạt động quá nhiều mà vẫn dễ dàng tiêu hóa. Xem tham khảo: Một số món cháo mà người đau dạ dày nên ăn. 3.Sữa chua Một số người cho rằng, sữa chua là thực phẩm lên men nên không tốt cho dạ dày nhưng không vậy mà nó có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa. Bởi trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm các khó chịu, đầy bụng. Tuy nhiên khi ăn sữa chua để tốt cho dạ dày bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây: Nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 30 phút vì đây là thời điểm để men vi sinh hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Không nên ăn sữa chua đóng thành đá  bởi nó sẽ khiến dạ dày của bạn càng khó chịu hơn Nên sử dụng sữa chua ít đường hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn là những loại sữa chua nhiều đường giàu các chất hương liệu. 4.Đu đủ Đu đủ là loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, K…có tác dụng nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi phản ứng viêm giúp giảm đau hiệu quả. Đồng thời, vitamin còn có khả năng hỗ trợ làm lành tổn thương ở dạ dày, ngăn ngừa các vết viêm loét lan rộng khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Ngoài ra chất chống oxy hoá trong đu đủ còn có khả năng chống viêm giảm đau, hỗ trợ làm lành vết loét ở lớp niêm mạc và bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại. Tuy nhiên chú ý, người bệnh chỉ ăn đu đủ chín bởi đu đu đủ ko có nhựa, mềm giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng táo bón, khó tiêu. Hoặc có thể dùng khoảng 2 – 3 quả đu đủ vừa mang đi ép lấy nước uống, chia ra làm 3 phần uống trong ngày. Còn một cách nữa: Đu đủ 30g Táo tây 30g Đem 2 loại sắc lấy nước uống sẽ giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng 4.Chuối Chuối là thực phẩm hàng đầu có lợi cho dạ dày. Bởi chuối không những giúp trung hòa lượng axit dư thừa bên trong dạ dày, mà chuối còn làm giảm nguy cơ viêm, sưng tấy đường ruột. Ngoài ra trong chuối giàu hàm lượng Kali –  đây là một khoáng chất giúp bình ổn dạ dày, giảm chứng ợ chua, trung hòa lượng nước cho cơ thể. Ăn chuối chín giúp tăng cường năng lương, giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, có tác động tốt cho bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên khi ăn chuối nên chú ý người bệnh đau dạ dày chỉ ăn chuối chín, ăn khi bụng không bị đói, khi đó chuối mới có tác dụng bảo vệ dạ dày vào trung hòa lượng axit dư thừa. Để hiểu rõ hơn bệnh đau dạ dày có ăn chuối được không? Các bạn tìm hiểu qua thông tin bài viết: Bệnh viêm loét dạ dày ăn chuối có tốt không? Sử dụng mẹo giúp giảm đau nhanh chóng 1.Xoa bụng Khi người bệnh bắt đầu cảm thấy có cơn đau dạ dày sắp diễn ra, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi và xoa bụng là một cách giúp giảm đau dạ dày đơn giản mà cũng khá hiệu quả. Biện pháp xoa bóp nhẹ vùng bụng là phương pháp được lưu truyền rộng rãi từ xưa đến nay, ngày nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong vật lý trị liệu. Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, những tác động cơ học từ thao tác xoa bóp giúp tăng tuần hoàn máu tới hệ tiêu hóa nhiều hơn và từ đó làm dịu dây thần kinh bị kích thích quá mức. Ngoài ra, biện pháp xoa bụng còn mang lại cải thiện rõ rệt với những trường hợp đau dạ dày do ăn uống quá mức, đi kèm với chứng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi. Xoa bụng không chỉ mang lại tác dụng giảm đau dạ dày nó còn giúp kích thích hoạt động tiêu hóa và đẩy khí thừa ra bên ngoài. Hướng dẫn thực hiện biện pháp xoa bụng: Có thể sử dụng 1 chút dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa đều dầu cho nóng lên Áp lòng bàn tay vào bụng, tiến hành xoa bóp vùng bụng theo chiều lên – xuống và trái – phải Thực hiện liên tục trong 10 – 15 phút để nhận thấy hiệu quả rõ rệt Nếu bạn nắm rõ về huyệt đạo, bạn nên tác động vào một số huyệt vị có khả năng giảm đau dạ dày như Huyệt Trung Quản, Huyệt Túc Tam Lý, Huyệt Thái Xung, Tam âm giao,… Chú ý khi xoa bụng: Không dùng phương pháp xoa bụng khi mới ăn quá no Nên áp dụng phương pháp này sau bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và giảm nhẹ cơn đau. 2.Uống nước muối loãng ấm Sử dụng một cốc nước muối ấm khi cơn đau dạ dày đang hành hạ là một biện pháp rất hữu hiệu. Muối có tính kiềm sẽ giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày và chính điều đó làm dịu đáng kể cơn đau đang hoành hành. Ngoài ra vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, bạn có thể uống 1 cốc nước ấm khi chưa ăn gì cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi đó hệ tiêu hóa sẽ được rửa sạch và sẵn sàng cho một ngày hoạt động đầy năng lượng. Cách pha nước muối loãng giúp giảm cơn đau dạ dày: 1 cốc nước ấm khoảng 70 độ C: 220ml Thêm 1/2 muỗng cafe muối tinh Khuấy đều cho tan Uống khi còn ấm 3.Chườm nước nóng Chườm bụng bằng nước ấm cũng là cách chữa đau dạ dày có nguồn gốc từ y học cổ truyền nhưng hiện nay đã được công nhận về hiệu quả và được áp dụng tương đối rộng rãi. Bởi hơi nóng từ khăn chườm/ túi chườm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu. Máu đến nhiều hơn giúp làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Không chỉ vậy, vùng bụng được làm nóng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nhẹ tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu ở bệnh nhân có vấn đề về dạ dày. Cách thực hiện phương pháp chườm nóng Sử dụng túi chườm và đổ nước ấm khoảng 50-60 độ vào túi Chườm trực tiếp lên vùng thượng vị trong 10 – 20 phút, lăn đều cho đến khi vùng bụng nóng đều, bắt đầu thực hiện động tác xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Chỉ sau một thời gian ngắn, cảm giác đau rát và khó chịu ở vùng thượng vị sẽ thuyên giảm đáng kể Để gia tăng hiệu quả, bạn nên hít thở sâu trong quá trình chườm để làm dịu hiện tượng co bóp quá mức của dạ dày 4.Sử dụng gừng tươi pha trà Theo nghiên cứu, trong gừng tươi có các hoạt chất: Zingerone, Gingerol và Shogaol có khả năng giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa nhu động ruột một cách tự nhiên. Theo Đông y, gừng có đặc tính làm ấm phế, chống buồn nôn và làm ấm tỳ vị, gừng được dùng để chữa đau bụng và giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Chính vì vậy, trong dân gian từ xưa đến nay, gừng thường được dùng trong trường hợp đau dạ dày và đau bụng do lạnh (nhiễm phong hàn hoặc do ăn phải thực phẩm có vị tanh, tính hàn). => Sử dụng trà gừng hoặc ngậm miếng gừng tươi có thể giảm nhanh cơn đau dạ dày và cảm giác buồn nôn, nôn mửa đáng kể. Cách pha trà gừng chữa đau dạ dày: 1 củ gừng tươi đem rửa sạch và xắt thành từng lát mỏng hoặc có thể đập dập Cho gừng tươi vào tách và hãm với 200ml nước vừa đun sôi Ngâm khoảng 10 – 15 phút, sau đó thêm 1 ít mật ong vào, khuấy đều và dùng uống trực tiếp Nếu không có nhiều thời gian khi bạn bị đau dạ dày, bạn có thể giảm đau dạ dày và cầm nôn bằng cách ngậm một vài lát gừng tươi trong miệng 5.Trà mật ong Theo dân gian mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên, nó như một vị thuốc mà có rất nhiều tác dụng. Trong mật ong có các chất chống oxy hóa có thể giảm gốc tự do sản sinh trong quá trình viêm, qua đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra trong mật ong còn có chứa chất hydrogen peroxide tự nhiên được chứng minh có hiệu quả kháng khuẩn, nấm và virus. Mật ong với tính chất sánh đặc, mịn và khả năng kết dính cao có thể tạo thành 1 lớp màng bao phủ niêm mạc thực quản, giúp làm giảm triệu chứng trào ngược thực quản một cách rõ rệt. Cách pha trà mật ong với tác dụng giảm đau dạ dày và giảm một số triệu chứng đi kèm: Mật ong nguyên chất: 4-5 thìa cafe Hòa cùng 250ml nước ấm 50 độ Khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ để mật ong có thể thấm thấu tốt vào niêm mạc dạ dày Nếu có thể, hãy kết hợp với 1 chút nước cốt chanh hoặc gừng để tăng hiệu quả 6.Trà cam thảo Trong Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc, dưỡng khí và thông kinh mạch là vị thuốc quý được dùng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Cam thảo được sử dụng trong các bài thuốc điều trị các chứng bệnh ở đường tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Cam thảo chứa hàm lượng lớn các thành phần hoạt tính như glycyrrhizin và carbenoxolone, đây là những hoạt chất vốn nổi tiếng trong việc làm giảm táo bón, khó chịu dạ dày, ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản. Các chất oxy hóa trong cam thảo: Glabrae và glabridin có khả năng trung hòa dịch vị, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng, chính vì vậy nó có hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày một cách rõ ràng. Cách pha trà cam thảo giảm đau dạ dày theo dân gian: Rễ cam thảo: 1-2g rửa sạch cho vào ấm Nước đun sôi: 300ml đổ vào ấm và đậy kín nắp Hãm trong khoảng 10-15 phút và uống từng ngụm nhỏ để tăng hiệu quả 7.Dùng nha đam Theo Đông y nha đam có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng chữa các chứng bệnh do nhiệt như nóng trong, đau dạ dày do ăn đồ cay nóng và uống nhiều rượu bia. Theo y học hiện đại, trong nha đam có chứa các hoạt chất: Glucomannans và anthraquinon có tác dụng  giảm tiết acid, giảm trào ngược và những triệu chứng về tiêu hóa khó chịu khác. Ngoài ra Lượng chất xơ và hàm lượng nước dồi dào trong nha đam có khả năng giảm độ PH trong dịch vị. Cách dùng nha đam chữa bệnh đau dạ dày: Nha đam: 1-2 nhánh tươi, rửa sạch và gọt bỏ vỏ cứng Lấy phần thịt trắng bên trong xay nhuyễn, có thể bổ sung chút đường và uống trực tiếp. Uống trước khi ăn khoảng 20 phút hoặc uống khi đói để làm dịu các cảm giác đau rát, khó chịu vùng thượng vị dạ dày. Dùng thuốc giảm đau dạ dày Dùng thuốc tây có thể coi như là biện pháp giảm đau dạ dày nhanh và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau phổ biến: Nhóm thuốc trị đau dạ dày kháng acid (Antacids) Nhóm thuốctrị đau dạ dày kháng acid là thuốc thường được kê đơn cho hầu hết người bệnh dạ dày. Nhóm thuốc có tác dụng nhanh, giảm ngay cảm giác đau dạ dày, thậm chí là cả ợ hơi, ợ chua. Đây là nhóm thuốc có chứa nhôm hoặc canxi, magnesl hydroxit có tác dụng trung hòa axit mà không gây ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin. Thuốc thường được dùng sau bữa ăn từ 1-3 giờ và trước khi đi ngủ. Nhóm thuốc trị đau dạ dày kháng histamin H2 Nhóm thuốc kháng histamin H2 là một loại thuốc ức chế các tác động của histamine tại thụ thể histamine H2 của các tế bào ở dạ dày. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm sự sản xuất axit của dạ dày. Đây là nhóm thuốc dùng trong điều trị chứng khó tiêu, loét dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để dùng thuôcs kháng thể H2, có thể dùng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Nhóm thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter pylori Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp thường được chỉ định để dùng điều trị nội khoa: Amoxicillin 500mg, Metronidazol/tinidazol 500mg, Clarithromycin 250mg, 500mg, Bismuth, Fluoroquinolones: Levofloxacin 500mg,… Một số lưu ý giúp hạn chế cơn đau dạ dày Ngoài ra những cách để giảm đau dạ dày như đã kể trên, người bệnh không thể không tuân thủ chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh giúp hạn chế những cơn đau dạ dày tái đi tái lại. Chính vì vậy bạn nên lưu ý những điều sau: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh xa các chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, ca cao, thuốc lá bởi nó dễ gây tình trạng táo bón, rói loạn tiêu hóa Hạn chế dung nạp những loại thực phẩm chiên xào, nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ Tránh các thức ăn quá mát, gây lạnh bụng: Cua, ốc, hàu, nghêu, sò…, nên ăn ít hoặc khi ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Tránh xa những thực phẩm có thể làm tăng tiết dịch vị như chanh, cam, quýt (quá chua), mơ, dưa muối, cà chua, giấm ăn… Không ăn những loại tực phẩm cứng, dai, những loại củ quả già bởi dễ gây cọ xát niêm mạc dạ dày Tốt nhất nên ăn thật chậm rãi, nhai thật kỹ thức ăn, vì nước bọt sẽ giúp chữa lành vết loét. Nên ăn từng bữa nhỏ, chia nhiều lần trong ngày, để trong dạ dày luôn có thức ăn, ngừa bụng trống sẽ làm tăng tiết dịch vị gây đau xót. Chế độ sinh hoạt khoa học: Nên có chế độ sinh hoạt và làm việc phù hợp với sức khỏe Tránh làm việc quá mức, suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng đến dạ dày, khiến bệnh tình càng trầm trọng hơn Luôn giữ tinh thần thoải mái, sinh hoạt điều độ để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày. Sau khi ăn xong không nên thực hiện các hoạt động quá mạnh hoặc tập luyện thể thao ngay Để điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống và điều trị tích cực. ➤  Xem thêm:Viêm loét dạ dày ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi Chấm dứt đau dạ dày, ổn định tiêu hóa bằng Bình Vị Thái Minh Cách chữa giảm đau dạ dày như trên được đánh giá an toàn, lành tính. Tuy nhiên phương pháp này chỉ tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh với trường hợp bệnh mới khởi phát và chưa diễn biến nghiêm trọng. Đồng thời, các mẹo dân gian chủ yếu dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm chứ không có bất cứ kiểm chứng khoa học nào. Chính vì thế, các nhà khoa học thuộc nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP đã cho ra đời sản phẩm giúp điều trị các bệnh về dạ dày, tiêu hóa: Bình vị Thái Minh. Sử dụng Bình vị Thái Minh giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau dạ dày và ổn định tiêu hóa là lựa chọn được nhiều chuyên gia, bác sĩ tiêu hóa khuyên dùng. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như: GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi), Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu), Ngoài ra còn có: Cao núc nác, cao thương truật. => Chính vì vậy ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau. Như vậy Bình vị Thái Minh giúp: Trung hòa, giảm acid dịch vị, hạn chế hiện tượng trào ngược acid dạ dày Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi. Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc hoặc: BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY   Chia sẻ

#7 Món cháo tốt cho người đau dạ dày giúp tiêu hoá chắc khoẻ

Với người mắc bệnh đau dạ dày, những món ăn được nấu chín mềm rất tốt cho người bệnh nhất là món cháo. Những món mềm, nhừ như cháo khiến dạ dày không phải hoạt động co bóp quá nhiều, giúp cho các tổn thương trong dày dày mau lành hơn. Vậy đâu là các món cháo tốt nhất cho người đau dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Đau dạ dày ăn cháo lòng được không Mục lụcĐau dạ dày ăn cháo tốt không?Đau dạ dày nên ăn cháo gì?1.Cháo bí đỏ2.Cháo hạt sen3.Cháo long nhãn4.Cháo bắp cải tôm5.Cháo đậu đỏ6.Cháo thịt bằm gừng tươi7.Cháo gạo nếp táo đỏNgười đau dạ dày ăn cháo cần lưu ý điều gì?Chế độ ăn uống khoa họcChế độ sinh hoạt khoa họcLưu ý khi chế biến cháo cho người đau dạ dàyBình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, hệ tiêu hóa khỏe hơn Đau dạ dày ăn cháo tốt không? Đau dạ dày là tình trạng dạ dày đang bị tổn thương, viêm loét. Bệnh đau dạ dày khiến người bệnh gặp khá nhiều khó khăn với hệ tiêu hóa vì dạ dày- bao tử là bộ phận tiêu hóa rất nhiều loại thực phẩm, gồm tất cả những thực phẩm: Cay, nóng, khó tiêu, cứng, nhiều chất… bởi nó có thể gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc khiến bệnh đau dạ dày có những chuyển biên nặng nề hơn. Chính vì thế, việc dạ dày dung nạp những loại thực phẩm nào cũng là một trong những điều kiện quyết định đến quá trình điều trị và giảm triệu chứng tái phát của người bị đau dạ dày. Một trong những món ăn tốt nhất cho người bị đau dạ dày chính là những là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Đây là những thực phẩm giúp giảm số lần co bóp mạnh của dạ dày trong quá trình phân hủy thức ăn. Ngoài ra, cháo là món dễ chế biến, có thể kết hợp được cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Dù có sử dụng cháo thường xuyên, người bệnh vẫn có thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất, đầy đủ nhất cần thiết cho quá trình tiêu hao năng lượng hằng ngày. Sử dụng cháo hằng ngày còn giúp người bệnh nhẹ bụng, hạn chế được triệu chứng đày bụng, khó tiêu. Dạ dày dễ có bóp hơn và hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, nhẹ nhàng hơn Một thông tin nữa bạn không thể bỏ qua với món cháo đó là: Cháo chứa nhiều tinh bột vì vậy nó có khả năng bao bọc niêm mạc dạ dày, nhất là khi dạ dày đang đang bị tổn thương. Món ăn này cũng giúp bão hòa lượng axit trong dạ dày từ đó hỗ trợ quá trình điều trị căn bệnh dạ dày đạt hiệu quả hơn. Trên là những ưu điểm của cháo mà người bệnh nên thường xuyên ăn cháo để tốt cho dạ dày, cơ thể đầy đủ dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số món cháo tốt cho bệnh dạ dày bạn có thể tham khảo: Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Đau dạ dày có nên ăn cháo không 1.Cháo bí đỏ Tác dụng của bí đỏ: Trong bí đỏ có chứa hoạt chất chất Pectin, chúng giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Ngoài ra bí đỏ còn giúp giảm các vết viêm loét dạ dày và đại tràng Chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vết loét trên đường ruột Cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể Có thể kết hợp bí đổ và đậu xanh nguyên vỏ đập dập để ấu cháo giúp thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng. Cách nấu cháo bí đỏ đơn giản bạn có thể áp dụng: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đậu xanh: 200-300gr Bí đỏ: 200gr Gạo nếp: 100gr Đường (có thể thêm một chút muối tùy khẩu vị). Thực hiện: Sơ chế và làm sạch các nguyên liệu: Bí đỏ gọt, bỏ hạt và rửa sạch, thái miếng vừa ăn Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 2-3 giờ, mục đích để đậu nhanh nhừ, hoặc nếu không có thời gian bạn chỉ cần vo sạch rồi đem nấu cũng không sao, thời gian đậu nhừ sẽ lâu hơn 1 chút. Gạo vo sạch để ráo nước Cho đậu xanh và gaọ nếp vào nồi, cho nước ninh nhừ, khi nước sôi bạn hớt hết bọt cho nước trong. Khi đậu xanh và gạo đã nhừ, cho bí đỏ vào ninh cùng. Nếu thích lúc ăn vẫn còn miếng bí thì chú ý đừng thời gian đừng để bí nát. Khi cả bí và đậu xanh đều chín, nêm nếm đường và chút muối vừa miệng ăn, đun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp . 2.Cháo hạt sen Tác dụng của hạt sen: Theo Đông y, hạt sen có tính bình, vị ngọt, thường được sử dụng để chữa trị các chứng mộng tinh, di tinh, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kích thích cảm giác ngon miệng, giúp ăn ngon, ngủ ngon. Theo y học hiện đại hạt sen có chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm, làm lành nhanh chóng các vết loét hiệu quả, vì thế nó còn có tác dụng chống oxy hóa, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…Các chất chống oxy hóa có trong hạt sen sẽ giúp cho quá trình lành vết thương ở dạ dày được thuận lợi, nhanh hơn. Không chỉ vậy, hạt sen còn cung cấp lượng chất xơ nhất định cho cơ thể từ đó có thể cải thiện tiêu hóa, phòng tiêu chảy, táo bón… Cách nấu cháohạt sen cho người đau dạ dày: Cách 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ: 30 gam Hạt sen: 50 gam hạt sen (lưu ý: bạn nên bỏ tâm sen để loại bỏ vị đắng) Đường trắng theo khẩu vị. Cách thực hiện: Gạo vo sạch, để ráo nước Hạt sen rửa qua và ngâm nước khoảng 30 phút Sau đó, đồng thời cả gạo và hạt sen vào trong nồi rồi ninh cho đến khi nhừ hẳn. Khi đã thấy gạo và hạt sen đã mềm, nở đều thì có thể múc ra bát. Bạn có thể thêm ít đường vào cho vừa ăn và nên thưởng thức khi cháo còn ấm. Đau dạ dày ăn cháo được không Cách 2: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hạt sen: 100g Hồng xiêm non: 15g Củ mài sấy khô: 50g Đường phèn Cách thực hiện: Củ mài và hạt sen khô đem sấy khô tán mịn thành bột Hồng xiêm non đem gọt vỏ và giã nát cho vào nồi đun cùng 2 bát nước. Khi nước sôi, lọc bã bỏ đi Cho bột củ mài và hạt sen đã chuẩn bị vào nồi nước hồng xiêm vừa nấu và đun với lửa nhỏ Đun và khuấy cho đến khi thấy hỗn hợp quánh sánh thì cho đường phèn vào, khuấy đều Đến khi đường tan hết, đun thêm khoảng 3 phút nữa là có thể sử dụng. Thường xuyên ăn loại cháo này để mang đến tác dụng tốt. 3.Cháo long nhãn Tác dụng của cháo nếp long nhãn: Trong Đông y, long nhãn thường được dùng để trị vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, suy nhược cơ thể.. Cháo long nhãn tức là gồm cả gạo nếp kết hợp cùng mang lợi rất nhiều công dụng tốt cho dạ dày bởi gạo nếp là thành phần tinh bột có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là khi dạ dày đang đang bị tổn thương. Ăn cháo nếp long nhãn thường xuyên cũng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau dạ dày, ngoài ra nó còn giúp hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn, tránh gây kích ứng đường ruột. Cách nấu cháo long nhãn: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo nếp: 100g Long nhãn nhục: 50g Đường phèn Cách thực hiện: Gạp nếp đem vo và để ráo nước Long nhãn rửa sơ qua, để ráo nước Cho gạo nếp vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước và ninh nhừ. Cú đun sôi sau đó dùng muỗng khuấy nhẹ, vặn lửa nhỏ. Cứ đun như vậy trong khoảng 50 phút. Đến khi gạo nếp nở hết chín mềm thì cho long nhãn đã chuẩn bị vào nấu cùng. Bạn muốn sử dụng cháo sánh như thế nào thì tự chế nước theo ý thích và thêm đường phèn vào khuấy đều đun chừng thêm vài phút rồi có thể múc ra bát sử dụng Ăn cháo có tốt cho dạ dày không 4.Cháo bắp cải tôm Tác dụng của bắp cải và tôm Trong bải bắp có chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U, hai loại vitamin này có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Ngoài ra chúng giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột, kháng viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Tôm là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng như: Giàu canxi, omega – 3, đây là nguồn protein dồi dào, giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư… Tôm không chỉ tốt cho xương mà tôm còn rất tốt đối với những người bị bệnh tiêu hóa. Cách nấu cháo tôm bắp cải cho người đau dạ dày: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ: 100g Tôm: 100g Gia vị, hành lá… Cách thực hiện: Gạo vo sạch, bắp cải rửa với nước muối cắt nhỏ, tôm làm sạch cũng cắt nhỏ. Phi hành củ  cho thơm rồi cho tôm đã sơ chế lên xào chín sơ, bỏ riêng ra tô. Cho gạo đã chuẩn bị vào nồi cùng nước ninh nhừ Bỏ tôm đã xào cho vào quấy đều lên Nêm gia vị vừa miệng rồi đun đến cháo sôi trở lại Khi ăn, cháo múc ra bát và thêm gia vị, ít hành lá nếu thích là có thể sử dụng Đau dạ dày có ăn được cháo trai không   5.Cháo đậu đỏ Theo y học cổ truyền đậu đỏ có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc bài nung, chúng được dùng để trị nhiều bệnh thường gặp, như bệnh đường ruột: Đau dạ dày, tả, lỵ, đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra còn trị một số bệnh đường tiết niệu: tiểu ngắn, đỏ, tiểu buốt, dắt; bệnh gan, mật; hoặc mụn nhọt… Theo y học hiện đại nghiên cứu, đậu đỏ có thể cải thiện chức năng tiêu hóa cũng như sức khỏe đường ruột. Bởi trong đậu đỏ giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng đi qua ruột sẽ không tiêu hóa cho đến khi chúng tới ruột kết và làm thức ăn phục vụ lợi khuẩn. Lúc này, các acid béo chuỗi ngắn như butyrate sẽ được tạo ra và nó được cho là giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất chống oxy hóa cao có trong đậu đỏ còn có thể làm giảm viêm ruột và tăng cường chức năng tiêu hóa. Cách nấu cháo đậu đỏ tốt cho người đau dạ dày: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đậu đỏ: 50g Lạc( đậu phộng): 50g Gạo: 30g Đường phèn Cách thực hiện: Lạc và đậu đỏ ngâm trong nước ấm khoảng 1 tiếng. Sau đó vớt ra cho vào nồi và hầm nhừ Khi đậu đỏ và lạcg đã chín nhừ thì thêm gạo vào để nấu tiếp. Khuấy đều khi thấy các nguyên liệu đã chín kĩ mềm thì thêm đường phèn vào khuấy cho tan, vừa miệng thì múc ra bát ăn 6.Cháo thịt bằm gừng tươi Bị viêm loét dạ dày nên ăn cháo gì Tác dụng của gừng tươi: Theo Đông y, gừng có vị cay, tính hơi ôn, vào các kinh phế, tỳ và vị. Gừng có tác dụng điều vị, tán hàn giải biểu, ôn phế chỉ khái, ôn trung chỉ tả, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa. Chính vì thế, gừng được dùng cho các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau bụng nôn ói tiêu chảy, đau bụng do ngộ độc. Ngoài ra gừng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng, chống được đầy hơi. Cách nấu cháo thịt bằm gừng tươi tốt cho người đau dạ dày: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ: 100g Thịt lợn bằm: 100g Gừng tươi: 10g Gia vị vừa đủ Cách thực hiện: Thịt lợn rửa sạch, bằm nhỏ Gừng rửa sạch đập dập, thái nhỏ Gạo vo sạch cho vào hầm nhừ, nếu có nước xương ninh thì cho vào cháo càng ninh cùng gạo càng tốt Khi cháo nhừ, cho thịt bằm đã chuẩn bị vào khuấy đều lên, đun sôi thêm 5-10 phút Nêm gia vị, gừng, vừa miệng rồi đảo đều rồi tắt bếp. 7.Cháo gạo nếp táo đỏ Trong y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng… Theo y học hiện đại, trong táo đỏ có các hoạt chất: Phenolic, flavonoid, polysaccaride, axit triterpenic, hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao. 50% lượng cacbohydrate có trong trái cây đến từ chất xơ, có lợi và giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp làm mềm tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Hoạt chất Polysaccharide củng cổ niêm mạc ruột, cải thiện các triệu chứng liên quan đã được áp dụng thí nghiệm trên chuột. => Chính vì thế chiết xuất từ táo đỏ giúp sức khỏe niêm mạc dạ dày và ruột tăng lên , giảm các tổn thương do loét, chấn thương góp phần phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tiêu hóa phát triển. Cách nấu cháo táo đỏ gạo nếp tốt cho bệnh đau dạ dày: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo nếp: 50g Táo đỏ: 10 quả Đường, muối tùy thích Cách thực hiện: Táo đỏ rửa sạch cho vào nồi ninh với nước khoảng 10 phút Cho gạo nếp đã vo sạch vào ninh cùng táo đỏ cho nhừ Có thể cho muối hoặc đường theo sở thích, neemcho vừa miệng Múc ra bát ăn khi còn nóng Người đau dạ dày ăn cháo cần lưu ý điều gì? Ngoài sử dụng những món cháo tốt cho bệnh đau dạ dày kể trên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau: Chế độ ăn uống khoa học Người bệnh nên kiêng bia, rượu, thuốc lá, các loại nước ngọt có ga Hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều gia vị, các món chế biến sẵn, món đông lạnh nhiều chất bảo quản Người bệnh đau dạ dày nên ăn nhiều các loại rau xanh như xà lách, cải bẹ xanh, rau mồng tơi, rau ngót… Chúng không chỉ nhiều chất xơ mà còn có nhiều công dụng tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra người bệnh nên ăn đa dạng món và thường xuyên thay đổi để cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng nhất cho cơ thể. Không nên ăn quá khuya Chế độ sinh hoạt khoa học Nên tập thói quen ăn uống đúng giờ giấc, không được bỏ bữa. Khi ăn nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no vì nó sẽ khiến dạ dày căng phồng và tiết ra nhiều axit gây hại hơn. Người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày, ăn từng chút một Nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng đồng hồ để tránh dạ dày phải làm việc quá sức Nên uống đủ nước ấm mỗi ngày, nên uống ngụm nhỏ một, tránh uống quá nhiều 1 lúc Sau khi ăn người bệnh nên hoạt động nhẹ nhàng Nên xem: Một số biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày, tá tràng. Lưu ý khi chế biến cháo cho người đau dạ dày Tránh nấu cháo với những loại thực phẩm cứng, nhiều gân sụn như: sụn gà, sụn bò, thịt bò có nhiều gân… Đây là những thực phẩm dù ninh lâu cũng khó có thể nhừ, vì thế nên khi ăn sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa của dạ dày. Khi chế biến cháo cho người đau dạ dày nên hạn chế sử dụng cùng các nguyên liệu như lạp xưởng, cải chua, thịt nguội, dưa muối, kim chi… Bởi chúng đều là các thực phẩm khó tiêu sẽ ảnh hưởng đến dạ dày đang suy yếu. Nên ăn khi cháo vừa nấu xong, ăn khi ấm là tốt nhất, ạn chế ăn cháo khi để qua đêm Chú ý không nên ăn cháo cùng với những loại thực phẩm chế biến sẵn như: Chả lụa, giò, lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích… Bởi đây là những loại thực phẩm có thể gây khó tiêu và chứa rất nhiều muối. Nên kết hợp cháo với các loại dầu: Đầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu vừng,… khi nấu cháo. Bởi đây là những loại dầu có thể giúp các món cháo thơm ngon hơn lại vừa giúp giảm tiết axit trong dịch vị trong dạ dày hiệu quả. Người bị đau dạ dày có thể ăn cháo mặn hoặc ngọt tùy theo khẩu vị. Tuy nhiên, khuyến cáo bệnh nhân nên cho thêm một chút đường vào trong món cháo khi nêm nếm gia vị để món cháo có hương vị thơm ngon hơn. Đồng thời, khi ăn cháo có đường cũng giúp ích tốt hơn trong việc giảm tiết axit có trong dạ dày. Bình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, hệ tiêu hóa khỏe hơn Trên đây là một số món cháo người bệnh đau dạ dày nên ăn tốt cho bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, bạn cần đi khám bác sĩ để biết tình trạng bệnh đến đâu, để bác sĩ có phương án phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh tình trạng bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Người bệnh có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày được rất nhiueef người tin dùng bởi tính an toàn và lành tính. Trong số đó, Bình vị Thái Minh được các chuyên gia đánh giá cao nhờ cơ chế điều trị chuyên sâu và vượt trội. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về: Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét. Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc. Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Chia sẻ

Loading...